Một trong những vị trí được quan tâm của ngành nhân sự đó chính là HR Business Partner. Vậy HR Business Partner là gì? Vai trò của vị trí này như thế nào? Nếu bạn đang muốn thử sức trong lĩnh vực này đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây cùng Blog.TopCV nhé!
HR Business Partner là gì?
HRBP là gì? HR Business Partner được biết đến phổ biến với thuật ngữ HRBP (Nhân sự – Đối tác kinh doanh), hay còn được gọi ngắn gọn là Đối tác nhân sự. Có thể hiểu đơn giản đây là bộ phận nhân sự đóng vai trò là đối tác với các phòng ban khác trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể.
Theo đó, HR Business Partner sẽ là những người đại diện có nhiệm vụ kết nối giữa các đơn vị kinh doanh và các bộ phận khác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả làm việc. Đồng thời, phối giữa các bộ phận trong BU (Business Unit – Đơn vị kinh doanh chiến lược) để thỏa thuận các hợp tác.
Để tìm việc làm HRBP và đáp ứng yêu cầu công việc cho vị trí này, đòi hỏi phải là người có kiến thức, kỹ năng nhân sự chuyên sâu. Đồng thời, có hiểu biết về chiến lược kinh doanh cũng như tầm nhìn của các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay, đa số các công ty, tập đoàn lớn đều đã và đang triển khai mô hình HR Business Partner (HRBP). Hiện tại, mô hình này hoạt động rất hiệu quả góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, gắn kết các bộ phận hướng tới mục tiêu phát triển chung của từng đơn vị.
>>> Xem thêm: Những tố chất cần có để thành công trong ngành HR là gì?
Phân biệt HR và HRBP
HR và HRBP đều là hai vị trí hoạt động trong lĩnh vực nhân sự. Tuy nhiên, cấp độ thực hiện có sự khác nhau. Điều này quyết định tới cách thức và nhiệm vụ trọng tâm của từng vị trí.
Để phân biệt được HR và HR Business Partner là gì chúng ta có thể tìm hiểu cấp độ ảnh hưởng của bộ phận Nhân sự trong công ty, doanh nghiệp.
- Cấp 1: Quản lý nhân sự
- Cấp 2: Phát triển nhân sự
- Cấp 3: Định hướng- Xây dựng- Đào tạo và phát triển.
Theo đó, ở cấp 1, 2 do HR đảm nhiệm. HRBP sẽ phụ trách ở mảng yêu cầu chuyên môn, trình độ và kinh nghiệm nhiều hơn.
Thông thường, HR là công việc của các chuyên viên nhân sự. Nhiệm vụ chính của họ là thực hiện các việc làm hành chính nhân sự. Công việc cụ thể của HR bao gồm:
- Xử lý các vấn đề lương, thưởng, chế độ phúc lợi cho nhân viên trong công ty.
- Xây dựng chính sách để phổ biến tới các nhân viên.
- Đào tạo nhân viên theo quy chế của doanh nghiệp.
HRBP là vị trí Quản lý nhân sự – Đối tác kinh doanh. Nhiệm vụ chính của vị trí này là xây dựng và phát triển chiến lược nhân sự. Công việc cụ thể của HRBP bao gồm:
- Xây dựng chiến lược nhân lực sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty.
- Tổ chức xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân sự nòng cốt và kế thừa cho doanh nghiệp.
- Tư vấn định hướng và sắp xếp nhân sự phù hợp với thực tiễn kinh doanh mang lại hiệu quả tối ưu.
>>> Xem thêm: HR Coordinator là gì? Công việc chính và yêu cầu của HR Coordinator
Vai trò của HR Business Partner là gì?
Ý tưởng xây dựng các HR Business Partner được đề xuất bởi Dave Ulrich từ những năm thập niên 1990. Theo Ulrich, bộ phận nhân sự đóng vai trò sống còn đối với lợi ích của các doanh nghiệp. Chính họ là những người quản trị thay đổi, định hướng cho toàn bộ tổ chức. Vai trò của HRBP là công việc gì được định nghĩa cụ thể là:
Strategic Partner – Đối tác chiến lược
HR Business Partner trong các doanh nghiệp là người trực tiếp liên hệ, trao đổi với các phòng ban chuyên biệt khác trong công ty. Công việc chính là tư vấn, điều chỉnh chiến lược nhân sự sao cho phù hợp với tình hình hoạt động. Đồng thời, đáp ứng được nhu cầu thay đổi của đơn vị trong tình hình mới.
HRBP chính là người nắm vững thước đo năng lực của toàn bộ nhân sự. Qua đó, nhận diện chiến lược kinh doanh mới, cũng như ảnh hưởng của bộ máy nhân sự tới việc thực thi hiệu quả chiến lược kinh doanh đó.
HR Business Partner cũng sẽ là vị trí hiểu rõ được sự góp sức của các nhân tài có vai trò đặc biệt như thế nào đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Qua đó, có thể kế hoạch tái cấu trúc nhân sự theo mục tiêu thiết thực của công ty.
Operations Manager – Quản lý hoạt động
Nếu băn khoăn về vai trò của HR Business Partner là gì thì Operations Manager (Quản lý hoạt động) chính là một trong những vai trò quan trọng mà các doanh nghiệp hướng tới.
Theo đó, HR Business Partner sẽ có nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa công ty, các quy định, quy trình làm việc, chính sách tới các nhân viên. Khi có những thay đổi về quy định hay chính sách đó, HR Business Partner sẽ là người cập nhật và truyền tải tới toàn bộ nhân viên.
HRBP cũng sẽ là người giám sát nhân viên trong suốt quá trình làm việc. Qua đó, đưa ra đánh giá, nhận xét về thái độ, tác phong nhân viên tại các phòng ban.Từ đó, cùng với bộ phận HR tìm được những nhân viên có năng lực cho các vị trí chủ chốt.
Emergency Responder – Phản ứng khẩn cấp
Trong các trường hợp cần phản hồi các thông tin, thắc mắc, khiếu nại thì HR Business Partner sẽ là nơi tiếp nhận và trực tiếp xử lý thỏa đáng. Qua đó, nhằm đảm bảo kịp thời xử lý những băn khoăn, góp phần trấn an tinh thần của người lao động.
Bộ phận HR Business Partner cần phải xác định dự trừ các tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Từ đó, có thể phản ứng nhanh chóng, kịp thời, hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh.
Employee Mediator – Người hòa giải
Mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp luôn là vấn đề khó tránh khỏi và khó giải quyết đối với vị trí nhân sự. Do vậy, HR Business Partner chính là người đảm nhận sứ mệnh hòa giải để giải quyết các mâu thuẫn đó.
HRBP cần sẵn sàng để ứng phó trước những thay đổi đột ngột về cấu trúc nhân sự. Đồng thời, hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan khác tới nội bộ của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Trưởng phòng nhân sự làm gì? Mô tả công việc của HR Manager
Mô tà công việc của HR Business Partner
Khác với bộ phận HR truyền thống, công việc của một HR Business Partner không tập trung vào mục quản trị, tuân thủ, đào tạo hay xử lý các vấn đề liên quan tới phúc lợi cho các nhân viên. Thay vào đó, họ được kỳ vọng phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo cấp cao để nhìn nhận “bức tranh toàn cảnh” hướng tới mục tiêu kinh doanh.
HR Business Partner tham gia trực tiếp cuộc họp của các phòng ban, bộ phận trong công ty để hiểu được những khó khăn còn tồn động để đề ra các chiến lược về mặt HR một cách hợp lý. Thông qua các ý kiến tham vấn từ HR Business Partner, các bộ phận này sẽ có thêm tiền đề để đưa ra các chiến lược mới liên quan tới việc sắp xếp nhân sự.
HRBP kết hợp các nhánh của HR để phân tích công việc, nhu cầu đào tạo để xây dựng lộ trình phát triển cho từng đơn vị, cá nhân. Bên cạnh đó, HRBP cùng với OD/C&B thiết kế hệ thống KPI giúp nhân viên tiến hành hướng dẫn đánh giá định kỳ cùng HR. Căn cứ vào kết quả đánh giá, HR Business Partner sẽ tiến hành xây dựng chính sách khen thưởng theo định kỳ hàng tháng, quý, hay năm phù hợp.
>>> Xem thêm: Human resource manager là gì và những tố chất cần có của HR manager
Mức lương của HR Business Partner
Việc tìm hiểu HR Business Partner là gì có thể nhận thấy vai trò quan trọng của vị trí này trong các công ty, doanh nghiệp. Với vai trò đặc biệt, quyết định tới sự tồn tại, phát triển, kết quả kinh doanh của các đơn vị. Vì vậy, mức lương của ngành HRBP được đánh giá cao hơn so với vị trí HR.
Tùy theo quy mô hoạt động, chế độ đãi ngộ của từng doanh nghiệp mà mức lương cụ thể cho HRBP cũng có sự khác nhau.
- HRBP Specialist: từ 700- 1000 USD.
- HRBP Supervisor: từ 1500-2000USD.
- HRBP Manager: từ 2000 – 3000 USD.
Năng lực cần có của HR Business Partner là gì?
Để thành công ở vị trí HR Business Partner đòi hỏi các bạn phải hội tụ đầy đủ các kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao của vị trí nhân sự. Cụ thể là:
- Kiến thức HR base: Kiến thức nhân sự nền tảng.
- Kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, có khả năng truyền đạt thông tin dễ hiểu, chính xác, thu phục được lòng người.
- Khả năng xây dựng, thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty.
- Kỹ năng đọc hiểu số liệu để đưa ra các con số chính xác.
Lộ trình thăng tiến của HR Business Partner
HRBP có 3 cấp độ: HRBP Specialist => HRBP Supervisor => HRBP Manager để các cá nhân phấn đấu. Mỗi cấp độ sẽ tương ứng với mức năng lực và lương, thưởng phù hợp. Các bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng để chuẩn bị cho mình hành trang phát triển sự nghiệp.
HRBP Specialist là cấp độ đầu tiên của HRBP. Những người đảm nhận vị trí này cần hiểu được mô hình kinh doanh, chuỗi giá trị của đơn vị kinh doanh chiến lược. Đồng thời, tư vấn, xây dựng các kế hoạch, nguồn lực phục vụ hoạt động phỏng vấn, tuyển dụng.
HRBP Supervisor là cấp độ thứ 2 trong HRBP. Thông thường, sau 1 -2 năm phấn đấu, nỗ lực các bạn có thể đạt được vị trí này. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt công việc các bạn cần phải biết tư vấn xây dựng hệ thống quản lý thành tích, lộ trình phát triển sự nghiệp. Trọng trách cho vị trí này cao hơn so với cấp độ HRBP Specialist.
HRBP Manage là cấp độ thứ 3 trong HRBP, cũng là cấp độ cao nhất của vị trí này. Qua đó, đòi hỏi các bạn cần phải đáp ứng được đầy đủ những kỹ năng chuyên môn thuần thục, có thể xây dựng được sự hợp tác vững mạnh giữa các phòng, ban, trong công ty.
Tìm việc HR Business Partner ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều nguồn tìm kiếm công việc liên quan tới nhân sự, đặc biệt là HRBP. Tuy nhiên, đây là vị trí nhân sự đòi hỏi năng lực chuyên môn cao nên số lượng công việc còn hạn chế và chỉ được đăng tải tại các trang tuyển dụng uy tín như TopCV.
Ngoài ra, nếu muốn ứng tuyển vị trí này các bạn có thể truy cập trực tiếp vào Website của đơn vị đó để theo dõi thông tin tuyển dụng HRBP. Thông thường, các công ty, tập đoàn lớn sẽ đăng tải tuyển dụng trên Website chính của họ.
Bên cạnh đó, mạng xã hội Facebook cũng chính là nguồn tìm kiếm việc làm chất lượng không thể bỏ qua. Người lao động có thể tham gia vào các nhóm tìm việc làm nhân sự để có thể tìm kiếm công việc vị trí HRBP tiềm năng.
Tìm hiểu HR Business Partner là gì giúp các bạn nắm được công việc chính mà các HRBP đảm nhận trong môi trường công ty, doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người lao động nắm rõ hơn về vị trí này để có sự chuẩn bị chu đáo về chuyên môn và kỹ năng để đảm nhận được công việc.
TopCV trang chuyên tuyển dụng uy tín. Tại đây, luôn cập nhật đa dạng ngành nghề, lĩnh vực. Thông tin tuyển dụng được cung cấp chính xác, nhanh chóng xây dựng hệ sinh thái tuyển dụng an toàn, chuyên nghiệp cho cộng đồng người lao động tại Việt Nam. Dù bạn là nam hay nữ, trong độ tuổi lao động, bất kể bằng cấp, sở thích, khu vực nào cũng đều có cơ hội sở hữu công việc đáng mơ ước. Hãy nhanh tay truy cập để thay đổi cuộc đời nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm