Đối tác kinh doanh là gì? Cách tìm kiếm đối tác kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp

đối tác kinh doanh là gì

Bất cứ tổ chức nào trong hoạt động kinh doanh đều mong muốn tìm được đối tác phù hợp. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. Vậy đối tác kinh doanh là gì? Lựa chọn đối tác kinh doanh ra sao? Cùng xem xét kỹ hơn vấn đề này cùng Blog TopCV qua bài viết sau đây nhé. 

Đối tác kinh doanh là gì?

Đối tác là mối quan hệ giữa ít nhất hai bên liên quan (tổ chức/ cá nhân với một đối tượng khác). Đây là mối quan hệ hợp tác cùng có lợi, cùng nhau làm việc để hướng tới mục đích chung. 

Đối tác kinh doanh là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế – thương mại. Đó là mối quan hệ cộng tác giữa tổ chức/ cá nhân với một bên khác phù hợp với mục tiêu kinh doanh đề ra. Mối quan hệ đối tác kinh doanh thường ràng buộc với nhau bởi các hợp đồng. Trong đó ghi rõ điều khoản về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia. 

đối tác kinh doanh là gì
Đối tác kinh doanh là gì

Vai trò của đối tác kinh doanh với doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường ngày một cạnh tranh gắt gao, không ai có thể đơn độc phát triển. Sự hợp tác là một giải pháp đầy hứa hẹn, mang đến những cơ hội phát triển vượt bậc hơn. Đối tác kinh doanh mang tính chiến lược. Điều này không những giúp các bên cùng hưởng lợi kinh tế mà còn mở rộng được quy mô, danh tiếng của tổ chức/ cá nhân.

>>> Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Kiến thức cần biết về lợi nhuận ròng

Nỗ lực kết hợp giữa chủ thể và đối tác là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Vì vậy tất cả sẽ đều góp sức mình vào thành bại cuối cùng. Khi một bên làm việc không hiệu quả lập tức bên còn lại sẽ bị ảnh hưởng. Do đó việc hợp tác đòi hỏi sự nỗ lực để hướng tới kết quả tốt nhất. Vì đây còn là việc xây dựng và gìn giữ danh tiếng cho mỗi bên. 

Ngoài ra, đối tác kinh doanh còn là cơ hội để thúc đẩy việc học hỏi, phát triển những kiến thức và kỹ năng. Mỗi cá nhân, tổ chức đều có một văn hoá làm việc khác nhau. Điều đó giúp việc hợp tác trở thành sự giao lưu, học hỏi chứ không chỉ duy nhất mục đích kinh tế. 

đối tác kinh doanh là gì 3
Vai trò của đối tác kinh doanh là rất quan trọng

Những đối tác kinh doanh thường thấy tại doanh nghiệp

Nói tới đối tác kinh doanh của một tổ chức, đó có thể là một hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Dưới đây là một số loại đối tác kinh doanh thường gặp nhất. 

Khách hàng

Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang nỗ lực marketing hướng tới. Họ là người ra quyết định mua sắm. Khách hàng là đối tượng thừa hưởng những đặc tính chất lượng của sản phẩm – dịch vụ.

Khách hàng là một đối tác kinh doanh “đặc biệt”. Bởi lẽ giữa tổ chức và khách hàng về mặt nào đó đúng là cùng phát triển. Cchất lượng sản phẩm dịch vụ tốt khách hàng là người hưởng lợi, khách hàng ủng hộ nhiều thì doanh nghiệp có doanh thu cao. Tuy nhiên đây không hẳn là quan hệ đối tác. Bởi vì khách hàng phải bỏ tiền ra chi trả cho sản phẩm dịch vụ. 

>>> Đọc thêm: Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp là gì?

Nhà cung cấp chính

Nhà cung cấp được hiểu đơn giản là cá nhân, tổ chức hàng hóa hay dịch vụ. Hiện nay có rất nhiều nhà cung ứng tham gia vào các chuỗi cung ứng khác nhau.

Lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì nó ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, sản phẩm cung ứng đến khách hàng. Đồng thời, nó liên quan trực tiếp đến chi phí đầu vào, nguồn tài chính của doanh nghiệp.

đối tác kinh doanh là gì 3
Đối tác thường thấy là các bên cung cấp

Kênh trung gian 

Các kênh trung gian (như đại lý hay cửa hàng nhượng quyền…) là các tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau. Họ tham gia vào việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Các kênh trung gian tạo nên một mạch phân phối. Có các loại kênh phân phối trực tiếp, gián tiếp và hỗn hợp tuỳ quy mô và hoạt động của mỗi công ty. 

Nhà cung cấp các dịch vụ bổ sung

Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ phụ, cung cấp thêm cho khách hàng. Mục đích nhằm thoả mãn nhu cầu không bắt buộc như dịch vụ cơ bản. Hình thức này phổ biến và dễ thấy nhất trong lĩnh vực du lịch, khách sạn. Ví dụ, khách hàng thường thuê khách sạn với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn. Ngoài dịch vụ cơ bản (dịch vụ phòng), có rất nhiều dịch vụ bổ sung như tennis, spa, bể bơi, gym… Những dịch vụ bổ sung đó có thể do các nhà cung cấp là đối tác với khách sạn cung cấp. 

Khác biệt giữa khách hàng và đối tác kinh doanh là gì?

Đối tác và khách hàng đều là những bên nhận ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp bán; trao đổi với doanh nghiệp bằng tiền hoặc các giao thức do các bên quy ước với nhau. Tuy nhiên, đây là hai đối tượng khác biệt mà người làm kinh doanh cần phân biệt rạch ròi. 

  • Khách hàng là người trả tiền cho dịch vụ, sản phẩm để được sử dụng. Đối tác kinh doanh sẽ không phải trả tiền cho việc đó. Họ sử dụng nguồn lực mình có mà phía hợp tác đang còn thiếu và cần để cùng giúp nhau đạt được mục tiêu chung. Mục tiêu đó có thể là về lợi nhuận, thương hiệu… Khác với mối quan hệ kẻ mua-người bán, đối tác kinh doanh là mối quan hệ chia sẻ, hai bên cùng có lợi. 
  • Một khi đối tác phải trả tiền để thiết lập quan hệ đối tác và đáp ứng các nhu cầu, đối tác sẽ trở thành khách hàng. Do đó, nếu một đối tác quyết định tính phí trong khi làm việc cho đối tác khác, thì mối quan hệ này sẽ trở thành khách hàng-nhà cung cấp, chứ không phải là quan hệ đối tác chung.
đối tác kinh doanh là gì 4
Phân biệt đối tác và khách hàng

Cách tìm đối tác kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp

Thiết lập và tận dụng các mối quan hệ

Tìm kiếm đối tác thông qua các mối quan hệ quen biết là cách dễ dàng và đáng tin cậy. Tuy nhiên cách này có thể dẫn đến những yếu tố tình cảm, xung đột lợi ích khá “khó nói”. 

Tích cực tham gia hội nhóm, các diễn đàn trong ngành

Khi tham gia các hội nhóm, diễn đàn bạn sẽ mở rộng được mối quan hệ của mình. Đặc điểm của hình thức này là tập hợp sẵn những người có chung mối quan tâm nên rất dễ để nói chuyện. Có thể sẽ không ngay lập tức tìm được đối tác cho mình nhưng tỷ lệ thành công cũng rất cao.  Nhược điểm nhỏ của cách tìm kiếm đối tác này là phải có profile công khai, hoạt động tương tác sôi nổi nếu không sẽ rất dễ bị lừa. 

Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo

Một cách tìm đối tác kinh doanh khác giúp tăng cơ hội gặp gỡ và tìm được đối tác tiềm năng chính là tham gia các buổi hội thảo, hội chợ. Hình thức này giúp bạn dễ bắt gặp với những người cùng ngành, cùng chí hướng, nhanh chóng nắm bắt được cơ hội hợp tác phù hợp.

Sử dụng mạng xã hội và các trang web uy tín

Sự phát triển của mạng xã hội khiến đây trở thành công cụ hữu hiệu nhất để tìm kiếm bất cứ gì, kể cả đối tác kinh doanh. Ngoài các trang mạng lớn như Facebook, Instagram, Linkedin, bạn hoàn toàn có thể đăng tải tin trên các trang tìm việc/ rao vặt như TopCV, Việt Nam plus… 

Trong đó, TopCV không chỉ là nơi tìm kiếm việc làm mà còn là “địa bàn” của các nhà tuyển dụng tìm kiếm đối tác. Nếu quan tâm, bạn có thể tìm kiếm việc làm nhân viên kinh doanh hoặc theo dõi profile của các công ty đối tác thuộc lĩnh vực mà mình quan tâm. 

Hy vọng bạn đã hiểu được đối tác kinh doanh là gì và có những thông tin hữu ích cho quá trình làm việc của bản thân. Chúc bạn thành công!

Nguồn ảnh: Sưu tầm