Khi sử dụng các loại thẻ thanh toán quốc tế (ví dụ Visa hay Mastercard), bên cạnh số của thẻ, người dùng cần quan tâm tới 2 loại mã số: CVV và CVC. Vậy CVV và CVC là gì và tại sao phải bảo mật cụm số này? Có những cách nào để đảm bảo an toàn cho thẻ khi thanh toán? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blog TopCV nhé!
Mã số CVV và CVC là gì?
Trước khi tìm hiểu về mã CVV/CVC, người dùng cần nắm thông tin về thẻ Visa và thẻ Mastercard. Đây là hai loại thẻ thanh toán quốc tế được cung cấp bởi VISA International Service Association và MasterCard Worldwide. Cả hai loại thẻ đều có mạng lưới thanh toán rộng lớn trên toàn thế giới, liên kết phát hành với hầu hết các ngân hàng Việt Nam và được coi là 2 thẻ thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay.
Hai loại thẻ này không khác gì nhau về cách sử dụng, chỉ khác công ty phát hành và đều có ba dạng
- Thẻ ghi nợ quốc tế (VISA Debit, MasterCard Debit): Thẻ nạp tiền rồi sử dụng
- Thẻ tín dụng quốc tế (VISA Credit, MasterCard Credit): Khách hàng được tiêu dùng trước theo hạn mức, sau đó cuối kỳ sẽ thanh toán khoản nợ sau.
- Thẻ ảo/ thẻ trả trước (VISA Prepaid, MasterCard Prepaid): Giao dịch bằng thẻ ảo trên ứng dụng di động mà không cần thẻ cứng.
CVV là gì? CVC là gì? Phân biệt mã số CVV và CVC
CVV – Card Verification Value, là mã số được dùng để xác minh thẻ Visa, bao gồm cả thẻ debit (thẻ ghi nợ và thẻ credit (thẻ tín dụng)
CVC – Card Verification Code, là mã số được dừng để xác minh thẻ Mastercard và cũng bao gồm cả loại thẻ (debit & credit)
CVV/ CVC gồm 3 hoặc 4 chữ số và hầu hết các ngân hàng đều in chìm mã số CVC/ CVV lên mặt sau của thẻ. Còn mặt trước thẻ sẽ dập nổi các thông tin như số thẻ, tên chủ thẻ, thời hạn hết hiệu lực của thẻ.
Tại sao phải bảo mật mã CVV/ CVC?
CVV và CVC là mã xác minh của thẻ thay cho mã PIN. Khi thanh toán bằng thẻ VISA và Mastercard trực tuyến, khách hàng chỉ cần nhập số thẻ và số CVV/CVC mà không cần OTP. Còn khi thanh toán tại cửa hàng bằng máy POS, nhân viên thu ngân chỉ cần quẹt thẻ, thẻ sẽ tự động trừ tiền mà không cần khách hàng phải nhập mã PIN thẻ gồm 6 chữ số như với thẻ ghi nợ nội địa. Do đó, khách hàng cần hết sức chú ý bảo mật mã số này, tránh để lộ CVC/CVV kiến thẻ và tài khoản có thể bị hack
>>> Tham khảo bí quyết viết điểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàng dễ pass
Hướng dẫn 3 cách bảo mật số CVV/CVC an toàn
Xóa/che số CVV/CVC, ký tên lên mặt sau thẻ
CVV/ CVC là cụm số gồm 3-4 chữ số không khó nhớ, do đó cách phổ biến nhất đó là ghi nhớ cụm số này và dùng băng dính lụa/ bút xóa để che đi CVC/ CVC trên thẻ. Phương pháp này đảm bảo không ai có thể “hack” thẻ của bạn được, đặc biệt trong những trường hợp bạn đưa thẻ cho nhân viên thu ngân thanh toán. Ngoài ra, để tránh bị đánh cắp thẻ, bạn có thể ký tên lên mặt sau của thẻ có in mã CVV để giúp nhân viên thu ngân so sánh chữ ký chủ thẻ với chữ ký trên hóa đơn.
Check kỹ thông tin trước khi thanh toán
Trước khi đưa thẻ cho nhân viên quẹt tại máy POS, hãy đảm bảo bạn đã check kỹ càng các thông tin trước khi thanh toán. Hãy đảm bảo luôn có mặt tại máy POS lúc nhân viên quẹt thẻ. Bạn chỉ nên giao thẻ cho nhân viên thu ngân nếu cảm thấy tin tưởng, đặc biệt với những nhà hàng mà nhân viên thu ngân sẽ mang thẻ của bạn đi thanh toán và trả lại cho bạn sau khi quẹt xong.
Với giao dịch trược tuyến trên các webiste, hãy đảm bảo bạn truy cập vào những website an toàn. Luôn đọc kỹ tên miền để tránh những trang web lừa đảo (chúng thường lấy tên miền “gần giống” và “dễ nhầm lẫn” với website chính). Một mẹo nhỏ đó là hãy hãy lựa chọn website có phần “https://” (s là “security”) và biểu tượng ổ khóa xanh trên dòng tên miền, để chắc chắn đây là website uy tín, an toàn cho giao dịch của bạn. Hãy nhớ luôn cảnh giác với những trang web yêu cầu điền đầy đủ thông tin thẻ, những ứng dụng ví điện tử, app giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng liên kết yêu cầu add thông tin thẻ đáng ngờ,…
>>> Xem thêm: Nhân viên tín dụng cần có những tố chất nào để thành công trong nghề
Đăng ký dịch vụ Verified by Visa/MasterCard
Nếu bạn muốn tìm một phương thức bảo mật thẻ chắc chắn nhất, hãy sử dụng dịch vụ “Verified by Visa/MasterCard”. Khi sử dụng dịch vụ này, sau bước điền đầy đủ thông tin thanh toán như chủ thẻ, số thẻ, số CVV/ CVC, hệ thống thanh toán của website sẽ gửi mã OTP về số điện thoại đã đăng ký của chủ thẻ và chỉ khi nhập đúng OTP thì giao dịch đó mới được xác nhận.
Kết luận
Sử dụng thẻ thanh toán quốc tế (VISA/ Mastercard) giúp khách hàng dễ dàng và thuận tiện trong việc thanh toán các ứng dụng trả phí, ví dụ như Spotify, Apple Music, Netflix, giao dịch mua bán trực tuyến trên Amazon, Booking.com, Airbnb, chạy quảng cáo Facebook, Google,… Trong quá trình giao dịch các thanh toán bằng thẻ VISA hay MAstercard, bạn cần chú ý bảo mật chữ số CVC/ CVV để tránh bị kẻ gian nhòm ngó.
Nếu bạn muốn tìm kiếm những cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng, đừng quên click vào TopCV – chuyên trang tuyển dụng hàng đầu hiện nay với trọn bộ kinh nghiệm thi tuyển và làm việc tại Vietcombank, kinh nghiệm thi tuyển và làm việc tại Techcombank, kinh nghiệm thi tuyển và làm việc tại VietinBank.
Bài viết trên đây của Blog TopCV đã cùng bạn tìm hiểu Mã số CVV và CVC là gì? Tại sao phải bảo mật mã CVV/ CVC? và chia sẻ với bạn 3 cách bảo mật mã số CVC/CVV cho thẻ. Đừng quên truy cập vào website TopCV để không bỏ lỡ những thông tin tuyển dụng HOT nhất ngay hôm nay nhé!