Nhân viên tín dụng cần có những tố chất nào để thành công trong nghề

nhân viên tín dụng cần có những tố chất nào
nhân viên tín dụng cần có những tố chất nào

Ngày nay, các hoạt động tín dụng diễn ra rất sôi nổi, bằng chứng là sự ra đời của Ngân hàng và các công ty tín dụng ngày càng nhiều. Nhu cầu về tài chính đã và đang là động lực khiến cho việc làm tín dụng trở nên hấp dẫn và biến nó dần trở thành xu hướng. Vậy nhân viên tín dụng cần có những tố chất nào? Cùng Blog TopCV tìm hiểu trong bài viết này để nắm rõ chi tiết JD nhân viên tín dụng trước khi xem xét mức độ phù hợp của bạn thân với công việc này nhé.

Nhân viên tín dụng là gì?

Nhân viên tín dụng là người đảm nhận các công việc liên quan đến tín dụng của Ngân hàng, trực tiếp làm việc, hỗ trợ khách hàng về quy trình vay và các chính sách hỗ trợ cho vay.

Nhân viên tín dụng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Ngân hàng hiện nay. Bộ phận này luôn được được xem là cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng. Trong đó, khách hàng sử dụng tín dụng có thể là khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp. Mặc dù là một công việc phổ biến, song nhân viên tín dụng cần có những tố chất nào để có thể đáp ứng công việc thì không phải ai cũng biết. Muốn trở thành một nhân viên tín dụng giỏi ứng viên buộc phải không ngừng trau dồi kiến thức và bồi dưỡng các phẩm chất cần thiết để dễ dàng chinh phục và thăng tiến trong sự nghiệp.

Công việc nhân viên tín dụng phải làm những gì?

Công việc nhân viên tín dụng thường xoay quanh nhiệm vụ xử lý quy trình cho vay tín dụng ở các Ngân hàng hoặc công ty, tổ chức tài chính. Tùy vào đơn vị công tác mà công việc của nhân viên tín dụng có thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, họ sẽ phải đảm nhận các nhiệm vụ sau:

  • Tìm kiếm thông tin và tiếp cận với khách hàng tiềm năng để giới thiệu về các gói vay, tiện ích của ngân hàng hoặc doanh nghiệp mình đang cung cấp. Họ là những cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn và tìm kiếm nguồn tiền.
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng về quy trình vay vốn, lắng nghe mong muốn của khách hàng và giải thích những thắc mắc của họ liên quan đến hoạt động tín dụng hoặc quy trình cho vay. Mọi hoạt động phải dựa trên những yêu cầu và mong muốn của khách hàng để tư vấn gói dịch vụ phù hợp.
  • Xem xét và chịu trách nhiệm về việc thẩm định thông tin khách hàng. Đó là quy trình sàng lọc các điều kiện đáp ứng của khách hàng theo yêu cầu về các điều khoản, quy định của pháp luật và tổ chức tín dụng.
  • Sau khi duyệt và thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cần thiết bao gồm hợp đồng, văn bản và các giấy tờ có liên quan. Trong đó, các nội dung cần có sự thống nhất về các điều khoản thỏa thuận giữa hai bên để tránh những tranh chấp hoặc kiện tụng về sau.
  • Nhân viên tín dụng chịu trách nhiệm giám sát tình trạng sử dụng vốn vay của khách. Trong trường hợp có những phát sinh liên quan đến khả năng thanh toán của khách hàng thì nhân viên tín dụng phải kịp thời báo cáo với lãnh đạo để đưa ra phương án phù hợp.
  • Khi khách hàng hoàn thành thanh toán các khoản nợ, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành quyết toán hợp đồng, giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản thế chấp theo đúng thỏa thuận có trong hợp đồng.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường từ phía khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành xử lý các khoản vay và nhắc nhở khách hàng về tiến độ thanh toán để tránh phát sinh nợ xấu.Trong một số trường hợp có thể tiến hành khởi kiện theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Nhân viên tư vấn tín dụng là gì? Mô tả công việc và mức thu nhập

Nhân viên tín dụng cần những tố chất nào?

Chuyên môn nghiệp vụ

Đối với tất cả các ngành nghề bao gồm cả công việc của nhân viên tín dụng, sự am hiểu kiến thức chuyên môn là điều kiện quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho công việc. Nhân viên tín dụng phải nắm rõ các kiến thức liên quan đến kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng. Ngoài ra còn phải có tư duy logic và khả năng xử lý số liệu một cách chính xác. Bên cạnh đó, nhân viên tín dụng cũng buộc phải am hiểu quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng, luật sở hữu đất đai… Việc am hiểu về kiến thức chuyên môn sẽ giúp nhân viên tín dụng làm việc hiệu quả và và hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra.

Kỹ năng mềm

Ngoài kiến thức thì kỹ năng mềm sẽ giúp nhân viên tín dụng làm việc đạt hiệu quả
Ngoài kiến thức thì kỹ năng mềm sẽ giúp nhân viên tín dụng làm việc đạt hiệu quả

Để trở thành một nhân viên tín dụng giỏi, ngoài am hiểu kiến thức thôi chưa đủ. Kiến thức có thể giúp nhân viên tín dụng đánh giá và nhận định được vấn đề, đáp ứng được yêu cầu về mặt chuyên môn. Tuy nhiên, để xử lý công việc một cách hiệu quả, gia tăng cơ hội thăng tiến trong nghề thì nhân viên tín dụng phải sở hữu các kỹ năng mềm khác. Vậy nhân viên tín dụng cần có những tố chất nào và những kỹ năng mềm nào? Dưới đây là những phân tích chi tiết:

– Giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những tố chất hàng đầu khi trả lời cho câu hỏi nhân viên tín dụng cần có những tố chất nào?

Với đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp xúc nhiều khách hàng khác nhau, điều này đòi hỏi nhân viên tín dụng cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Kỹ năng này có thể giúp nhân viên tín dụng biết cách để tạo sự kết nối với khách hàng, xây dựng và mở rộng mối quan hệ, từ đó nâng cao cơ hội ký hợp đồng thành công. Trong một số trường hợp, nhân viên tín dụng sẽ phải đại diện cho doanh nghiệp để tham gia các sự kiện, hoạt động mang tính cộng đồng. Do vậy, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp họ tự tin thể hiện bản thân góp phần xây dựng hình ảnh của cá nhân và doanh nghiệp.

– Ngoại ngữ

Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh đóng vai trò rất quan trọng đối với nhân viên tín dụng. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, nhân viên tín dụng cần phải trau dồi kỹ năng ngoại ngữ để có thể tận dụng các mối quan hệ từ các đối tác, khách hàng nước ngoài hoặc tham khảo tài liệu từ nhiều Quốc gia. Thậm chí việc sở hữu ngoại ngữ còn là cơ hội để bạn có thể làm việc tại các Tập đoàn nước ngoài và gia tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

 – Tin học văn phòng

Tin học văn phòng hỗ trợ rất nhiều cho công việc của nhân viên tín dụng. Phải cùng lúc làm việc và quản lý nhiều danh sách khách hàng khác nhau có thể khiến cho nhân viên tín dụng bị áp lực. Do vậy, sử dụng thành thạo tin học có thể giúp nhân viên tín dụng xử lý công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả và đạt được sự chính xác cao.

>>> Tham khảo: Nhân viên tín dụng ngân hàng và những áp lực không tên không ai hiểu được

Tính cách, phẩm chất

– Năng động, tự chủ

Một trong những phẩm chất rất quan trọng của nhân viên tín dụng đó là sự năng động và tự chủ. Bởi tính chất công việc đòi hỏi nhân viên tín dụng phải trực tiếp tìm kiếm và liên hệ với khách hàng. Trong khi đó, khách hàng thường không có thời gian giống nhau, địa chỉ và nơi cứ trú cũng khác nhau. Do đó, không gian làm việc của nhân viên tín dụng thường là ngoài văn phòng. Điều này buộc họ phải luôn chủ động lên lịch hẹn, sắp xếp thời gian để gặp gỡ khách hàng và hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả.

Thậm chí trong quá trình tiếp xúc với khách hàng sẽ không tránh khỏi những sự cố hoặc va chạm. Lúc này sự tự chủ sẽ giúp nhân viên tín dụng giữ được thái độ bình tĩnh để xử lý mọi việc một cách khéo léo và thông minh nhất.

– Cương quyết và kiên định

Nhân viên tín dụng luôn phải có sự cương quyết và kiên định khi cần. Bởi không phải khách hàng nào cũng thật sự trung thực, thực tế luôn có những trường hợp khách hàng kê khai gian dối hoặc cố tính tránh né. Những trường hợp này nhân viên tín dụng phải giữ được thái độ cương quyết khi làm việc, đảm bảo mọi hoạt động phải tuân thủ dựa quy định của pháp luật và quy định của từng Doanh nghiệp đã ban hành.

– Cẩn trọng trong công việc

Từ trước đến nay, những vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính luôn đòi hỏi phải có sự chính xác cao. Chỉ cần sai lệch một con số nhỏ hay chỉ một dấu phẩy cũng có thể gây nên những tổn thất lớn khiến bạn có thể mất việc và phải đền bù thiệt hại.  Điều này không chỉ gây phiền phức mà thậm chí còn ảnh hưởng đển uy tín của doanh nghiệp. Do vậy, khi được hỏi nhân viên tín dụng cần có những tố chất nào thì sự cẩn trọng và tỉ mỉ luôn là một trong những yêu cầu hàng đầu.

– Trung thực, có đạo đức

Không thể phủ nhận rằng đồng tiền luôn có “ma lực” và sức hấp dẫn đặc biệt, có lẽ cũng vì vậy mà những công việc liên quan đến tài chính thường được đánh giá là rất cám dỗ. Công việc của nhân viên tín dụng là đại diện ngân hàng, bước đầu tiếp nhận và thẩm định hồ sơ của khách hàng. Họ thường xuyên tiếp xúc với những số tiền lớn. Nếu không đủ bản lĩnh và trung thực, nhân viên tín dụng có thể bị những tư lợi riêng làm ảnh hưởng đến uy tín và tổn thất của Ngân hàng hay doanh nghiệp. Do vậy, khi được hỏi nhân viên tín dụng cần có những tố chất nào thì không thể thiếu sự trung thực và đạo đức. Trong mọi hoàn cảnh, nhân viên tín dụng buộc phải luôn đảm bảo sự trung thực, có phẩm chất đạo đức tốt, tránh gian dối trong bất kỳ quy trình nào của hoạt động tín dụng. 

Nhân viên tín dụng phải có tính chất trung thực, phẩm chất đạo đức tốt
Nhân viên tín dụng phải có tính chất trung thực, phẩm chất đạo đức tốt

– Nhiệt tình, năng động

Việc phải luôn “chạy theo” khách hàng đòi hỏi nhân viên tín dụng phải có sự kiên nhẫn rất lớn, đam mê và nhiệt tình đến cùng mới có thể theo đuổi công việc này lâu dài. Đặc biệt là trong bối cảnh các hoạt động tín dụng ngày càng sôi nổi và cạnh tranh như hiện nay thì chỉ có năng động và nhiệt tình mới có thể giúp nhân viên tín dụng vượt qua được áp lực công việc.

Cách làm nhân viên tín dụng giỏi rõ ràng phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sự am hiểu về kiến thức chuyên môn, thành thạo kỹ năng mềm kết hợp cùng những phẩm chất tốt sẽ là nền tảng vững chắc để bất kỳ ai cũng có thể thăng tiến và đạt được thành công trong nghề.

Hy vọng với những phân tích trên, các ứng viên đang phân vân về việc nhân viên tín dụng cần có những tố chất nào thì bài viết này đã phần nào giúp bạn tìm được cho mình câu trả lời cho mình. Nếu quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về việc làm liên quan đến hoạt động tín dụng, ứng viên có thể tham khảo tại kênh việc làm TopCV để cập nhật những thông tin tuyển dụng hấp dẫn nhất.