CCO là gì? Chân dung chi tiết về CCO

Mô tả công việc của CCO

CCO là một trong những chức vụ cấp cao nhất trong doanh nghiệp. Đây là vị trí đảm nhiệm việc điều phối, quản lý mọi hoạt động trong kinh doanh của công ty. Để tìm hiểu chi tiết hơn CCO là gì, giữ chức vụ gì và làm những công việc gì, bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây của Blog.TopCV.vn nhé!

CCO là gì?

CCO-la-viet-tat-cua-tu-gi
CCO là viết tắt của từ gì, dịch ra tiếng Việt nghĩa là gì?

CCO chính là người giữ chức vụ Giám đốc Kinh doanh trong các doanh nghiệp và tập đoàn lớn. CCO là từ viết tắt của Chief Customer Officer. CCO là người quản lý và điều hành tất cả mọi hoạt động liên quan đến khách hàng và việc tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Đừng nhầm lẫn giữa CCO và COO

CCO-la-chuc-danh-gi
COO và CCO là chức danh gì? Hai chức danh dễ nhầm lẫn

CCO là gì và khác gì với COO? Đây là hai chức danh rất dễ nhầm lẫn vì cả cách viết khá tương tự. COO là giám đốc vận hành, cánh tay phải của CEO, thực hiện mọi công việc được giao bởi CEO. Đây là vị trí quản lý và giám sát mọi quy trình vận hành diễn ra trong doanh nghiệp, bao gồm cả kinh doanh, marketing, chăm sóc khách hàng, chính sách nhân sự, phát triển đối tác,…  Trong khi đó, CCO giữ trọng trách thực thi các chiến lược kinh doanh và chăm sóc khách hàng nhằm trực tiếp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

>>Xem thêm: COO là gì và chức vụ có cao hơn CEO không?

Vai trò của CCO

CCO-la-chuc-vu-gi
CCO là chức vụ gì, có những vai trò gì đối với doanh nghiệp?

Để hiểu rõ hơn CCO là gì, giữ những vai trò to lớn gì trong doanh nghiệp, bạn đọc hãy theo dõi tiếp bài viết nhé!

Là một trong những người giữ chức vụ cao nhất trong doanh nghiệp, CCO làm việc trực tiếp với CEO. CCO cùng với CEO lên các kế hoạch, nhận chỉ đạo từ CEO để thực hiện các chiến lược kinh doanh. Vì thế mà CCO luôn đảm nhiệm những vai trò khá “nặng nề”:

  • Chịu trách nhiệm cho mọi công việc được giao bởi CEO.
  • Quản lý nguồn tài chính của cả công ty.
  • Đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi.
  • Đảm bảo doanh thu, lợi nhuận tạo ra đạt đủ ngưỡng yêu cầu.
  • Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ đội ngũ nhân viên kinh doanh.
  • Thiết lập những chiến lược, chính sách để doanh nghiệp luôn phát triển.

Mô tả công việc của CCO

CCO-la-gi
CCO là gì? Đảm nhiệm những công việc gì?

Tìm kiếm khách hàng

Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, CCO có trách nhiệm tìm kiếm và đưa nguồn khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp. Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng mà yêu cầu CCO phải có sự thấu hiểu đối với nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Đồng thời, COO cũng phải quản lý toàn bộ nguồn tài chính cho các dịch vụ khách hàng.

Quản lý số liệu về khách hàng và kinh doanh

Việc của một CCO không đơn giản chỉ là nắm bắt nhu cầu khách hàng và giải quyết các nhu cầu đó. Đối với một CCO, cần biết cách khai thác thông tin khách hàng và số hóa chúng. Sự hài lòng, sự trung thành, mức độ quan tâm,… tất cả những yếu tố này cần phải được chuyển về những thông số để CCO có được cái nhìn toàn cảnh về khách hàng.

>>> Xem thêm: Nghệ thuật trò chuyện để khai thác thông tin khách hàng cho nhân viên kinh doanh

Duy trì và phát triển quan hệ với các đối tác

Trong kinh doanh không thể thiếu được đối tác. CCO sẽ phải thường xuyên làm việc với các nhà đầu tư, tổ chức, cộng đồng, nhà tư pháp, khách hàng thân thiết và cả truyền thông. Bởi đây là tất cả những đối tượng có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp và tạo ra nhiều lợi ích cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Xây dựng những chiến lược kinh doanh

CCO là gì và làm gì để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi? Thiết lập những chiến lược chính là một trong các công việc chính của CCO. Bằng kiến thức sâu rộng và kỹ năng tuyệt vời của mình, CCO sẽ là người phát hiện ra những đường hướng kinh doanh. Tuy nhiên, CCO sẽ không được tự đưa ra quyết định mà cần phải thông qua Ban lãnh đạo.

Đào tạo và điều phối nguồn nhân lực

CCO chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của các nhân viên thuộc phòng ban của mình, chính là các nhân viên kinh doanh. CCO cần tổ chức những buổi đào tạo cho nhân viên, định hướng họ tìm kiếm và chăm sóc khách hàng sao cho hiệu quả nhất.

Yêu cầu trong công việc đối với CCO

chuc-vu-cco-la-gi
Chức vụ CCO là gì? Những tố chất của một CCO

Một CCO giỏi không chỉ cần có kỹ năng khéo léo và phẩm chất tốt đẹp. CCO còn cần có một tầm nhìn chiến lược rộng mở và khả năng ứng biến nhanh nhạy. Để có được những tố chất này, trước khi thành CCO, bạn phải đạt được tối thiểu các yêu cầu về mặt học vấn và kinh nghiệm như sau:

  • Học vấn: Có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ về Kinh tế, Marketing, Quản trị Kinh doanh.
  • Kinh nghiệm: Tối thiểu 10 năm làm trong lĩnh vực kinh doanh.
  • Kỹ năng: Ứng xử, giao tiếp, quản lý, truyền cảm hứng.
  • Phẩm chất: Có trách nhiệm, có tầm nhìn.

>> Xem thêm: Làm thế nào để viết một CV ứng cử vào vị trí giám đốc

Mức lương của CCO

muc-luong-cua-cco
Thu nhập cao đi kèm với nhiều áp lực

Thuộc về ngành quản trị kinh doanh nên mức lương của COO rất hấp dẫn. Không chỉ đi kèm với doanh số và hiệu quả công việc, mức lương cơ bản của một COO đã khá cao rồi. Bởi đây là một công việc gắn chặt với rất nhiều áp lực.

Ở mức trung bình, một CCO có thu nhập khoảng 34 triệu đồng/tháng. Mức thấp nhất rơi vào 10 triệu đồng và mức cao nhất có thể lên đến 100 triệu đồng.

>> Xem thêm: [Tìm hiểu] Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh?

Tìm việc CCO ở đâu?

TopCV.vn là một trong những trang tin tuyển dụng uy tín nhất, luôn cập nhật những việc làm mới nhất trên toàn quốc. Toàn bộ thông tin tuyển dụng đều được sàng lọc và kiểm duyệt kỹ càng. Vì thế, bạn có thể yên tâm và tin tưởng tất cả những tin việc làm được cập nhật thường xuyên trên trang này.

>> Tìm kiếm việc làm Giám đốc Kinh doanh với mức lương hấp dẫn nhất!

Giám đốc Kinh doanh là vị trí cấp cao trong doanh nghiệp, giữ những trọng trách lớn lao và cũng có vô vàn áp lực. Những ai có thể chinh phục được nghề nghiệp này thực sự có một khối óc lớn và vô cùng bản lĩnh. Vậy, CCO là gì, có vai trò gì, làm những công việc gì? Chắc hẳn thông qua bài viết trên đây thì bạn đã có câu trả lời cho mình rồi! Để tìm kiếm nhiều cơ hội việc làm hơn nữa, bạn đừng quên truy cập website TopCV.vn để tham khảo nhé!