Brand – Thương hiệu là khái niệm dễ dàng bắt gặp trong rất nhiều tài liệu, sách báo về Marketing. Song cụ thể brand là gì? Liệu có phải chỉ đơn giản là logo, là hình ảnh hay còn những yếu tố nào nữa? Hãy cùng Blog Top CV tìm hiểu branding là gì, tầm quan trọng của truyền thông thương hiệu cũng như các bước để xây dựng một chiến lược thương hiệu thành công cho doanh nghiệp.
Brand là gì?
Brand (hay branding – Thương hiệu) bao gồm tất cả những yếu tố đặc trưng làm nên cảm nhận của khách hàng về một doanh nghiệp, một tổ chức hay một cá nhân cụ thể. Những yếu tố này bao gồm: bộ nhận diện thương hiệu (logo, phông chữ, màu sắc chủ đạo, các ấn phẩm như brochure, leaflet, catalogue, đồng phục, packaging,…), giá trị cốt lõi, đặc tính thương hiệu, người đại diện thương hiệu,… Những chi tiết rất nhỏ như quy trình chăm sóc khách hàng cũng có thể trở thành một yếu tố làm nên hình ảnh thương hiệu.
Tầm quan trọng của brand là gì đối với doanh nghiệp?
Marketing brand nằm trong chiến lược marketing tổng thể và đối với một doanh nghiệp, khi xây dựng chiến lược marketing, brand được coi là yếu tố cốt lõi không thể bỏ qua.
Xây dựng thương hiệu làm tăng giá trị doanh nghiệp
Một thương hiệu được xây dựng chỉn chu và nhất quán sẽ giúp nâng tầm doanh nghiệp. Logo đẹp, màu sắc đại diện phù hợp và nhất quán trên bao bì sản phẩm cũng như các ấn phẩm truyền thông sẽ mang tới ấn tượng về một công ty chuyên nghiệp, sang trọng, khiến doanh nghiệp được “chấm” điểm cao hơn. Trên thực tế, khách hàng luôn sẵn sàng bỏ mức tiền cao hơn cho một doanh nghiệp có thương hiệu trên thị trường so với những doanh nghiệp “vô danh”.
Xây dựng thương hiệu tạo ra khách hàng
Xây dựng thương hiệu không chỉ bao gồm bộ nhận diện thương hiệu (lớp vỏ) mà phải đến từ tất cả những “điểm chạm” làm nên thương hiệu: từ chất lượng cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi. Một doanh nghiệp làm marketing thương hiệu tốt sẽ khiến tỷ lệ khách hàng cũ quay lại cao hơn cũng như thu hút khách hàng mới dễ dàng hơn.
Tạo niềm tin về thương hiệu trên thị trường
Khi đã tạo dựng được hình ảnh, việc tiếp tục củng cố truyền thông thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin trong lòng khách hàng, từ đó chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu thị trường. Khách hàng sẽ ngay lập tức nhớ tới thương hiệu “TOP 1” khi nhắc tới một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Ví dụ khi nhắc tới điện thoại thông minh đẹp, sành điệu, Apple là thương hiệu dẫn đầu mà khách hàng nào cũng có thể kể tên.
>>> Tham khảo: Marketing là gì? Ngành Marketing có dễ xin việc không?
Những yếu tố tạo nên một thương hiệu thành công
Để xây dựng được một thương hiệu thành công không dễ. Dưới đây là những yếu tố quan trọng khi xây dựng chiến lược marketing thương hiệu cho doanh nghiệp
Xác định chiến lược kinh doanh đúng đắn
Một chiến lược thương hiệu thành công phải nằm trong một chiến lược kinh doanh tổng thể. Do đó, trước khi xây dựng chiến lược cho brand, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp giữa nguồn lực của doanh nghiệp, tình hình và xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng,…
Phân tích đối thủ và định vị thương hiệu
Một trong những khâu quan trọng nhất khi xây dựng branding cho doanh nghiệp đó chính là phân tích thị trường và phân tích đối thủ. Trong đó, thấu hiểu insight khách hàng là chìa khóa giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu một cách chính xác
>>> Tham khảo: Lợi thế cạnh tranh – Yếu tố tạo sức mạnh bền vững cho doanh nghiệp
Thương hiệu mang lại cảm xúc tích cực
Việc xây dựng một thương hiệu sẽ khó có thể thành công nếu chỉ rập khuôn công thức mà thiếu đi cảm xúc – thứ có thể khiến khách hàng bị thuyết phục và sẵn sàng rút ví. Do đó, những chiến dịch truyền thông thương hiệu thành công thường chinh phục cảm xúc khách hàng bằng sự đồng cảm, thấu hiểu, “chạm” đúng “pain point”.
Xây dựng lòng trung thành thương hiệu (brand loyalty)
Brand loyalty – lòng trung thành thương hiệu là thước đo chính xác nhất về sự thành công của thương hiệu. Khi một thương hiệu có những khách hàng trung thành, sẵn sàng chi tiền để sở hữu sản phẩm của thương hiệu đó một cách tự hào, thì đó chính là thành công lớn nhất của thương hiệu đó.
>>> Tham khảo: Brand Manager là gì? Con đường trở thành Giám đốc Thương hiệu
Phân tích case study truyền thông thương hiệu thành công
Một trong những chiến dịch truyền thông thương hiệu thành công chính là campaign True love – Tình yêu đích thực của nhãn hàng trang sức PNJ. Theo một cuộc khảo sát, PNJ thấy rằng: “Nhiều phụ nữ Việt Nam kết hôn mà chưa từng nhận được lời cầu hôn mà chỉ là một lời ngỏ cưới, hoặc chỉ đơn giản là “ra mắt hai nhà”. Bởi cầu hôn không phải nghi lễ truyền thống tại Việt Nam. Đàn ông Việt Nam chưa chú trọng đến nghi lễ cầu hôn, trong khi, được cầu hôn một cách chân thành là niềm hạnh phúc, là khoảnh khắc đầy ý nghĩa trong cuộc đời mà mọi phụ nữ đều ước mơ, mong chờ và xứng đáng có được.
Chiến dịch True love – Tình yêu đích thực của PNJ
Với chiến dịch truyền thông đặc biệt về những màn cầu hôn “bù” của những cặp đôi đã kết hôn, thậm chí đã có em bé (cầu thủ Bùi Tiến Dũng, Hà Hồ – Kim Lý), chiến dịch True Love đã “chạm” đến ước mơ thầm kín trong insight của rất nhiều người phụ nữ Việt Nam: được cầu hôn một cách chính thức với đầy trân trọng, yêu thương.
Thông qua hình ảnh xuyên suốt của chiến dịch là một người người đàn ông chân thành cầu hôn một người phụ nữ đang mang thai, vừa sinh con đầy mới lạ và đầy xúc động, PNJ đã nhẹ nhàng truyền tải thông điệp “Sẽ không bao giờ là muộn để ngỏ lời yêu chân thành!”
Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu brand là gì, bạn đã có thêm kiến thức về lĩnh vực Marketing và truyền thông thương hiệu. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm