Brand Manager là gì? Có giống với Marketing Manager không? Vị trí này yêu cầu những kinh nghiệm, kỹ năng gì và làm sao để phát triển lên vị trí Brand Manager? Để được giải đáp các thắc mắc này, bạn đọc hãy cùng Blog.TopCV.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
1. Brand Manager là gì?
Brand Manager là người quản lý thương hiệu cho một công ty hoặc doanh nghiệp, bao gồm xây dựng chiến lược, triển khai các hoạt động để giúp làm đẹp hình ảnh nhãn hiệu trong mắt thị trường. Với Brand Manager, hay còn gọi là Giám đốc Thương hiệu, doanh nghiệp có thể để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng, từ đó tăng được lượng khách hàng trung thành.
2. Sự khác nhau giữa Marketing Manager và Brand Manager là gì?
Cùng là hai vị trí thuộc lĩnh vực Marketing, nhưng Brand Manager và Marketing Manager đóng hai vai trò khác nhau.
- Marketing Manager: Đây là người tìm kiếm và thúc đẩy khách mua hàng, sử dụng các chiến lược marketing để tạo cảm hứng cho khách hàng quan tâm và tin tưởng thương hiệu của doanh nghiệp.
- Brand Manager: Đây là người khiến cho khách hàng ủng hộ, yêu thích thương hiệu của doanh nghiệp, có xu hướng mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp về lâu dài.
>> Xem thêm: Mô tả công việc trưởng phòng marketing và cơ hội thăng tiến ở vị trí này
Cả hai vị trí này đều hướng tới mục tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu cho công ty. Vì thế, Brand Manager và Marketing Manager thường phối kết hợp với nhau để cho ra những chiến lược đẩy mạnh thương hiệu của doanh nghiệp.
3. Công việc Brand Manager là gì?
Tùy thuộc vào cách thức vận hành và quy mô doanh nghiệp mà Brand Manager sẽ đảm nhiệm những công việc khác nhau. Tuy nhiên, về bản chất thì mọi Brand Manager đều cần quản lý các dự án tiếp thị nhằm tạo ra nhu cầu mua hàng cho người tiêu dùng. Mô tả công việc Brand Manager cụ thể là:
- Kết hợp với các nhà đầu tư, phòng marketing nội bộ hoặc các công ty quảng cáo để thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả, giúp quảng bá thương hiệu rộng rãi đến người tiêu dùng.
- Đề xuất các giải pháp, ý tưởng hay cho ban giám đốc, đối tác trong các cuộc họp để đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp.
- Nghiên cứu thị trường, gặp gỡ các khách hàng để thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó xây dựng các kế hoạch tiếp thị.
- Quản lý thương hiệu và các nhãn hàng của doanh nghiệp, bao gồm kế hoạch phát triển, ngân sách và tình hình tài chính đầu tư cho thương hiệu.
4. Yêu cầu công việc đối với Brand Manager là gì?
Các nhà tuyển dụng Brand Manager thường tìm kiếm những nhân sự có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc ngành Marketing:
- Kiến thức: Brand Manager cần có chuyên môn về Marketing, kiến thức về Branding, biết lên kế hoạch triển khai các chiến lược tiếp thị và nắm vững các kiến thức về lĩnh vực kinh doanh.
- Kỹ năng: Người làm Brand Manager cần có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, biết cách tổ chức, quản lý thời gian, đặc biệt là cần có kỹ năng thuyết phục và xây dựng mối quan hệ tốt.
- Tư duy: Đây là nghề nghiệp đòi hỏi khả năng sáng tạo cao và có tư duy phân tích tình huống nhạy bén. Nhất là khi công việc luôn vô cùng áp lực, cần phải đưa ra nhiều quyết định gấp gáp thì hai đặc điểm này càng trở nên quan trọng hơn với người làm quản lý thương hiệu.
5. Mức lương của Brand Manager
Đây là một vị trí không thể thiếu trong những doanh nghiệp có quy mô lớn, thương hiệu mạnh hoặc có nhiều nhãn hàng khác nhau. Với nhiệm vụ và vai trò quan trọng, giúp thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp phổ rộng hơn tới công chúng, mức lương của Giám đốc Thương hiệu không hề thấp! Với mức kinh nghiệm từ 5 – 8 năm trong nghề, một Brand Manager có thể thu được từ 35 – 50 triệu đồng mỗi tháng.
6. Cách trở thành Brand Manager là gì?
6.1. Theo học ngành nào để trở thành Brand Manager?
Để làm một Brand Manager giỏi, bạn cần học các chuyên ngành thuộc các lĩnh vực marketing, kinh tế, tài chính, kinh doanh,… thuộc các trường đại học, cao đẳng hoặc các tổ chức đào tạo khác. Dù vậy, công việc của Brand Manager khá là đa dạng và linh hoạt nên kinh nghiệm thực tế vẫn quan trọng hơn là kiến thức qua sách vở.
Bạn cần trải qua quãng thời gian đủ dài để học hỏi các kiến thức, chuyên môn thuộc lĩnh vực thương hiệu. Bạn có thể bắt đầu với những công việc bán thời gian nhỏ nhất, rồi phát triển dần lên toàn thời gian và thăng tiến đến các vị trí cao hơn.
Rất nhiều Brand Manager đã có xuất thân từ nhân viên sales marketing, vị trí account trong các công ty truyền thông, nhân viên thiết kế…. Bất kể công việc nào liên quan đến kinh doanh, bán hàng, tiếp thị,… đều sẽ cho bạn những kinh nghiệm đáng giá để vươn tới vị trí Brand Manager.
Việc làm ngành Marketing, truyền thông
Ngành Marketing là một ngành năng động, sáng tạo và đem lại nhiều cơ hội hấp dẫn. Bắt đầu công việc ngành Marketing truyền thông ngay hôm nay để xây dựng bước đệm đầu tiên trên con đường trở thành brand Manager
6.2. Tạo Brand Manager CV
Khi bạn đã sẵn sàng để thử sức với vị trí Brand Manager, chuẩn bị một chiếc CV xin việc là bước không thể thiếu. Đây sẽ là điểm đệm giúp bạn chạm đến được tầm mắt của nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo: Các mẫu CV ngành marketing cho mọi lĩnh vực và đừng quên chú trọng vào phần nội dung, với những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp cho vị trí Brand Manager.
6.3. Các câu hỏi phỏng vấn Brand Manager là gì?
Cuối cùng, để được tuyển dụng vào vị trí Brand Manager thành công, bạn hãy chuẩn bị trước một list các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và nghĩ ra toàn bộ câu trả lời cho chúng. Chuẩn bị sẵn câu trả lời sẽ giúp buổi phỏng vấn của bạn diễn ra thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn, tăng khả năng trúng tuyển cao hơn.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi Brand Manager là gì và con đường để trở thành một nhà quản trị thương hiệu. Hy vọng rằng với những kiến thức này, bạn sẽ tự tin hơn để tiến tới vị trí Brand Manager trong tương lai! Và đừng quên tham khảo các việc làm mới nhất được cập nhật tại TopCV.vn để nâng cao cơ hội nghề nghiệp nhé!