Ứng viên sửa lịch sử làm việc trong CV gây hệ lụy gì?

Ứng viên sửa lịch sử làm việc trong CV
Ứng viên sửa lịch sử làm việc trong CV khó mà qua mắt nhà tuyển dụng

CV là công cụ để ứng viên giới thiệu chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân. Tuy nhiên, cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tuyển dụng, có không ít ứng viên sửa lịch sửa làm việc trong CV, “tô hồng” CV của mình với ý định qua mắt nhà tuyển dụng. Vậy liệu nhà tuyển dụng có phát hiện ra những CV “chém gió”? Cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết này.

Nhà tuyển dụng tìm kiếm những CV như thế nào?

Mỗi mùa tuyển dụng, nhà tuyển dụng luôn phải làm việc với rất nhiều hồ sơ ứng viên, do đó, họ thường áp dụng một số tiêu chí nhất định để sàng lọc CV. Vậy thế nào là một CV xin việc đủ tiêu chuẩn?

CV được trình bày ngắn gọn và rõ ràng

Thông thường, độ dài của một CV xin việc sẽ không vượt quá 2 trang. Một ứng viên thông minh sẽ biết cách sắp xếp lượng thông tin đưa vào CV, trong đó những thông tin có giá trị nhất sẽ được chọn lọc và sử dụng.

Bên cạnh đó, nguyên tắc để đánh giá một CV xin việc chuyên nghiệp là CV đó phải được trình bày một cách rõ ràng. Ứng viên không nên sử dụng những cách diễn đạt khó hiểu, mông lung, không chắc chắn trong CV, chẳng hạn như: “có khả năng”, “cũng tốt”, v.vv..

CV trình bày ngắn gọn rõ ràng
CV trình bày ngắn gọn rõ ràng sẽ tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng

CV có số liệu và dẫn chứng cụ thể

Các nhà tuyển dụng sẽ loại bỏ ngay lập tức những CV quá “nổ”, kinh nghiệm làm việc, thành tích hoặc bằng cấp giả sẽ chỉ gây ra ấn tượng xấu. Chính vì thế, khi viết CV, ứng viên nên đưa vào những con số và dẫn chứng cụ thể nhằm chứng minh năng lực của bản thân và khiến CV có sức thuyết phục hơn.

Làm nổi bật các kỹ năng phục vụ cho công việc

Để được nhà tuyển dụng lựa chọn, ứng viên cần chứng minh được mình có khả năng làm được việc. Minh chứng tốt nhất cho điều này đó là những kỹ năng trong CV mà ứng viên có được.  Do đó, những ứng viên có kỹ năng tốt đều sẽ được quan tâm nhiều hơn.

Không mắc lỗi trình bày

Tưởng chừng như rất cơ bản, nhưng trình bày CV lại có thể trở thành nguyên nhân khiến rất nhiều CV “dày dặn kinh nghiệm” bị loại bỏ. Một CV xin việc chuyên nghiệp phải “chuyên nghiệp” ngay từ cách ngắt câu, xuống dòng và sử dụng các gạch đầu dòng. Bên cạnh đó, ứng viên không nên để bất kỳ lỗi chính tả nào tồn tại trong CV.

Thực trạng ứng viên nói dối trong CV

CV là bản tóm tắt ngắn gọn thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và chuyên môn của ứng viên. Thông qua CV, nhà tuyển dụng có được những hình dung đầu tiên về chân dung của ứng viên. Tuy nhiên, có nhiều ứng viên không trung thực khi làm CV, “thổi phồng”, phóng đại và tô hồng CV của mình, cố gắng xây dựng ấn tượng về một ứng viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm làm việc và kỹ năng tốt.

Thực trạng ứng viên nói dối trong CV không hiếm thấy
Thực trạng ứng viên nói dối trong CV không phải là hiếm thấy

Hầu hết các ứng viên khi “tô hồng” CV đều sẽ chỉnh sửa lịch sử làm việc ở công ty cũ để phù hợp với tiêu chí tuyển dụng, chẳng hạn như kéo dài thời gian làm việc, nói dối về vai trò của bản thân trong các dự án, “phóng đại” thành tích trong công việc, v.vv..

Theo kết của một cuộc điều tra được thực hiện bởi CareerBuilder, có đến 75% nhà tuyển dụng đã từng tiếp xúc với những ứng viên nói dối trong CV, trong đó số ứng viên khai khống trình độ đại học chiếm khoảng 40%, số ứng viên ngụy tạo bằng cấp là 11%.

>> Xem thêm: Có nên liệt kê tất cả kinh nghiệm làm việc trong CV?

Ứng viên sửa lịch sử làm việc trong CV gây hệ lụy gì?

Nhiều bạn ứng viên cho rằng việc phóng đại một chút về thời gian làm việc, bằng cấp hoặc thành tích trong công việc không có ảnh hưởng gì nhiều. Tuy nhiên, thực tế “tô hồng” CV lại là một hành động hết sức sai lầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả ứng viên và nhà tuyển dụng

Tự đánh mất đi cơ hội của bản thân

Việc cố gắng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng có thể sẽ phản tác dụng. Trong nhiều trường hợp, ứng viên cố gắng “làm đẹp” CV bằng những màu sắc bắt mắt, làm dày kinh nghiệm làm việc của bản thân mà không biết cách tiết chế sao cho “hợp lý”.

Tự đánh mất đi cơ hội của bản thân
Khi nói dối trong CV bạn đã tự đánh mất đi cơ hội của bản thân

Những lỗi này rất dễ tạo ra sự phản cảm trong thiết kế. CV quá dài vì “làm lố” kinh nghiệm làm việc cũng có thể bị nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu chuyên nghiệp.

Ứng viên có thể rơi vào danh sách đen của các nhà tuyển dụng

Với những nhà tuyển dụng có nhiều kinh nghiệm và thực hiện quy trình tuyển dụng bài bản, không khó để họ nhận ra liệu một ứng viên có đang nói dối về kinh nghiệm, kỹ năng hoặc trình độ của bản thân hay không.

Đa số các nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra trình độ của ứng viên khi phỏng vấn thông qua những câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên môn hoặc những bài kiểm tra yêu cầu ứng viên chứng minh kỹ năng của mình.

Chỉ cần nói dối một chi tiết trong CV cũng sẽ để lại ấn tượng không tốt, khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về năng lực thực sự của ứng viên. Nếu ứng viên không thể trả lời lưu loát các câu hỏi, không thể hoàn thành bài kiểm tra hoặc không chứng minh được kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, hồ sơ của họ sẽ bị loại bỏ ngay lập tức.

Nnhận biết được ứng viên nói dối trong CV
Nhà tuyển dụng có kinh nghiệm sẽ nhận biết được ứng viên nói dối trong CV

Trong trường hợp tệ nhất, hồ sơ của ứng viên sẽ bị đưa vào “danh sách đen” của nhà tuyển dụng. Bạn sẽ không thể biết được mạng lưới kết nối của nhà tuyển dụng rộng tới đâu, những nhà tuyển dụng khác cũng sẽ không chấp nhận hồ sơ của một ứng viên không thiếu trung thực.

Không thể giấu được những thiếu sót của bản thân khi làm việc

Kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trong thực tế có sự khác biệt rất lớn với kỹ năng và kinh nghiệm làm việc chỉ tốn vài giây để viết ra. Việc cố ý tạo ra một cuộc cạnh tranh không lành mạnh có thể giúp ứng viên “trót lọt” qua vòng phỏng vấn, tuy nhiên kỹ năng và kinh nghiệm làm việc là không thể “làm giả” được.

Những ứng viên cố ý khai khống kỹ năng và kinh nghiệm để được nhận vào làm việc rất nhanh chóng sẽ bị bại lộ ngay trong những ngày đầu tiên đi làm. Không khó để đồng nghiệp và cấp trên nhận ra rằng bạn không thể làm tốt công việc và cái kết thì có lẽ ai cũng có thể đoán ra.

Không công bằng với những người thực sự có năng lực

Một số công ty áp dụng quy trình tuyển dụng chưa thực sự nghiêm ngặt hoặc vì cần bổ sung nhân sự gấp có thể sẽ lựa chọn những ứng viên đã “tô hồng” CV của mình. Tuy nhiên, hành vi “tô hồng” CV thực sự thiếu công bằng với những người có năng lực thực sự.

Trong khi những ứng viên khác phải mất rất nhiều thời gian và công sức để thành thạo một kỹ năng hoặc chuyên môn, thì một vài ứng viên chỉ dựa vào một số câu chữ để khai khống lên năng lực của bản thân. Điều này khiến cơ hội của những ứng viên thực sự có năng lực bị giảm xuống rất nhiều.

Mặt khác, khi tuyển dụng “nhầm” một ứng viên không có năng lực thực, nhà tuyển dụng cũng sẽ phải chịu những tổn thất nhất định. Họ sẽ cần phải mở một đợt tuyển dụng mới và dành thời gian để sàng lọc, phỏng vấn và đánh giá ứng viên một lần nữa. Điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ công việc chung.

Những lưu ý giúp bạn tạo ra một chiếc CV chuyên nghiệp

Như vậy, việc cố ý sửa lịch sử làm việc nhằm “tô hồng” CV của bản thân là không nên bởi ứng viên không chỉ tự đánh mất đi cơ hội của mình, gây ra nhiều khó khăn cho nhà tuyển dụng, mà còn thiếu đi sự công bằng đối với những ứng viên thực sự có năng lực.

Điều bạn cần làm là cố gắng tạo ra một chiếc CV ứng tuyển chuyên nghiệp và thuyết phục nhà tuyển dụng bằng chính khả năng của bản thân. Vậy làm thế nào để có thể tạo ra một chiếc CV ứng tuyển chuyên nghiệp?

Sau đây là một số sai lầm khi tạo CV mà bạn đọc cần biết để tự hoàn thiện CV xin việc của mình:

Không bám sát yêu cầu công việc

Rất nhiều ứng viên không đọc kỹ yêu cầu công việc, không tìm hiểu chi tiết về vị trí công việc đang tuyển dụng, từ đó đưa ra những thông tin không thực sự phù hợp trong CV.

Hãy đọc kỹ thông tin tuyển dụng để hiểu đúng được dụng ý của nhà tuyển dụng và đưa ra những thông tin về kinh nghiệm, kỹ năng, cũng như chuyên môn phù hợp với những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm.

CV quá ngắn hoặc quá dài

Nếu CV của bạn quá ngắn thì tỷ lệ bị loại bỏ sẽ cao hơn bởi nhà tuyển dụng không thể tìm thấy những thông tin họ muốn biết. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá thấp thái độ hời hợt của bạn.

Ngược lại, nếu CV của bạn quá dài, nhà tuyển dụng có thể sẽ không kiên nhẫn để đọc hết, đặc biệt là khi họ phải xử lý nhiều hồ sơ ứng viên. Bởi vậy, hãy chọn lọc ra những thông tin phù hợp nhất với yêu cầu tuyển dụng để đưa vào CV xin việc.

Sử dụng quá nhiều màu sắc hoặc font chữ khó nhìn

Dễ đọc và trực quan là một trong những tiêu chí để đánh giá sự chuyên nghiệp của CV xin việc. Font chữ quá nhỏ hoặc quá lớn, font chữ độc lạ cũng có thể khiến CV của bạn trở nên khó đọc. Sử dụng quá nhiều màu sắc cũng sẽ khiến cho CV của bạn trông rất “rối mắt”.

Sử dụng font chữ dễ đọc khi tạo CV
Nên sử dụng font chữ dễ đọc khi tạo CV

Không kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp

Chính tả và ngữ pháp tưởng chừng như là những lỗi cơ bản nhưng thực tế lại có thể khiến bạn đánh mất cơ hội phỏng vấn. Lỗi này đặc biệt nghiêm trọng khi bạn viết CV bằng ngoại ngữ.

Rải một CV cho nhiều vị trí công việc

Hầu hết các bạn ứng viên đều sẽ “rải” CV, tuy nhiên nếu bạn không điều chỉnh CV để phù hợp với từng công việc thì CV của bạn có thể sẽ không thực sự phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển.

Để tăng cơ hội trúng tuyển, hãy tạo CV riêng cho từng vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Nếu bạn đã có sẵn CV trước đó, hãy cập nhật lại CV để phù hợp với yêu cầu tuyển dụng trước khi gửi đến nhà tuyển dụng nhé!

Tóm lại, việc ứng viên sửa lịch sử làm việc trong CV, phóng đại kinh nghiệm, kỹ năng và chuyên môn của bản thân không chỉ khiến họ tự đánh mất đi cơ hội của bản thân, mà còn thiếu công bằng với những ứng viên khác. Hãy trung thực khi tạo CV, tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí công việc đang tuyển dụng để chọn lọc ra những thông tin “đắt giá” nhất. Đừng quên kiểm tra lại CV trước khi gửi đến nhà tuyển dụng nhé! Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tạo ra một chiếc CV xin việc hoàn hảo và nâng cao cơ hội trúng tuyển.