Kiến thức luôn là nền tảng vững chắc cho việc phát triển sự nghiệp nhưng đồng hành với kiến thức còn có kỹ năng. Kỹ năng ở một không gian và phạm vi nào đó có thể nói là kiến thức hẹp hơn những kiến thức căn bản đã được chúng tôi đề cập tới. Kỹ năng của người theo nghề Luật sư cũng có thể cảm nhận như cách vận dụng khéo léo hiểu biết của mình vào công việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn
- Mẫu CV ngành Luật
- Học luật có nhất thiết phải theo nghề luật?
- Làm thế nào để viết CV ứng tuyển cố vấn luật sư cho người mới vào nghề
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp có thể được xem là hoạt động quan trọng nhất của con người. Chúng ta giao tiếp hay truyền thông tin bằng lời nói hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi và việc giao tiếp tốt thúc đẩy rất tốt hiệu quả công việc. Trong ngành luật kỹ năng giao tiếp tốt mang đến cho luật sư một lợi thế trong việc xây dựng lòng tin với khách hàng cũng như việc thuyết phục họ trong việc ra quyết định.
Kỹ năng giao tiếp quan trọng đến mức mà chính con người chúng ta đẩy kỹ năng này lên thành một nghệ thuật. Chúng ta vẫn thường nghe câu Nghệ thuật giao tiếp trong cuộc sống hay Nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh. Nếu xem giao tiếp là một môn nghệ thuật thì luật sư nên trở thành một nghệ sỹ trong việc này. Và đây được xem là bước đi quan trọng trong việc mang lại thành công cho luật sư
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong cuộc sống hay công việc không phải lúc nào công việc cũng chuyển động theo ý của luật sư. Khi cùng tham gia vào một sự việc thì mỗi người tham gia trên quan điểm cá nhân đều có ý kiến rất khác nhau về mỗi sự việc. Hoặc trạng thái của sự việc khiến luật sư cảm thấy không ổn. Đây chính là lúc người theo nghề luật sư cần vận dụng kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa sự việc không theo kế hoạch về đúng lộ trình mà luật sư đã định.
Để thành thạo kỹ năng này luật sư phải có kiến thức, sự hiểu biết về nghề. Điều quan trọng không kém là luật sư phải nhìn vào đúng bản chất của sự việc. Có khả năng phân định rõ đúng sai của sự việc. Nếu luật sư nhìn thấy mình sai hoặc mình hiểu sai sự việc thì cần rút kinh nghiệm và tránh tư duy bảo thủ. Chỉ có khi nhìn đúng bản chất sự việc, nhìn đúng bản chất vấn đề luật sư mới có khả năng tìm được cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Kỹ năng làm việc nhóm
Đôi lúc trong khi hành nghề để có sự hỗ trợ tốt luật sư cần phải có đồng đội. Đồng đội hay những người làm cùng luật sư sẽ tạo thành một nhóm làm việc. Luật sư phải biết vận dụng sức mạnh của từng người trong nhóm đặc biệt nếu luật sư là trưởng nhóm hoặc partner thì kỹ năng này lại càng cần phải rèn luyện. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp luật sư làm việc hiệu quả hơn nhất là một công việc lớn cần sự phối hợp công việc của mỗi người.
Điều quan trọng trong kỹ năng làm việc nhóm đối với các luật sư là sự đoàn kết. Mỗi luật sư là một cá thể có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm khác nhau nên không dễ để các luật sư đi đến một ý kiến chung thống nhất. Tuy nhiên, sau khi các luật sư đã thống nhất được ý kiến thì việc triển khai sẽ được diễn ra cực kỳ nhanh chóng và chuẩn xác.
Kỹ năng làm việc độc lập
Ngược lại với hoàn cảnh làm việc nhóm. Trong không ít trường hợp nghề luật sư phải hoạt động độc lập trong một đống hỗn độn của công việc. Nếu thiếu kỹ năng này luật sư sẽ hoa mắt và đi vào bế tắc của sự u mê. Kỹ năng làm việc độc lập cần sự phân định rõ từng vấn đề. Đầu tiên luật sư phải phân định được việc gì là quan trọng nhất hay cần gấp và sắp xếp công việc theo thứ tự quan trọng nhất và giảm dần thứ tự ưu tiên. Khi phân định được việc này rồi thì hãy thật vững tâm để giải quyết từng công việc một.
Kỹ năng làm việc độc lập sẽ giúp luật sư hoàn thiện năng lực của luật sư. Vì đôi lúc trong công việc nhóm có được sự trợ giúp của đồng đội làm luật sư thiếu sự quyết tâm hay rơi vào trạng thái dựa về cảm xúc và tinh thần. Hãy suy nghĩ độc lập và hành động độc lập nếu luật sư cần phải làm thế. Đây là cơ hội để luật sư chứng tỏ mình trong công việc. Đừng thiếu quyết đoán kể cả luật sư có ít hy vọng nhất
Kỹ năng thuyết phục và đàm phán
Đây có thể xem là kỹ năng tối quan trọng đối với nghề tư vấn nói chung và nghề luật sư nói riêng. Dù luật sư có kiến thức chuyên sâu đến mấy, đưa ra được nhiều phương án giải quyết vấn đề nhưng luật sư không thuyết phục được khách hàng hoặc đối tác ký kết hợp đồng thì hiệu quả cuối cùng của luật sư vẫn chỉ là con số không.
Đàm phán chưa bao giờ là dễ dàng. Để kết thúc được một thương vụ thì việc thuyết phục và đàm phán phải trải qua rất nhiều hình thái từ việc thuyết phục hay đàm phán trực tiếp, qua điện thoại, qua email… Người theo nghề Luật sư chỉ có thể thành công khi luật sư thực sự làm chủ được kỹ năng này.
Nếu bạn hội tụ đủ 5 kỹ năng cơ bản của ngành Luật rồi, ngại ngần gì mà không apply việc làm Luật để khẳng định tài năng bản thân, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn.
Nguồn: Thế giới Luật Sư