Sampling là gì? Các hình thức của Sampling bạn cần biết

Sampling là gì? Các hình thức của Sampling bạn cần biết
Sampling là gì? Các hình thức của Sampling bạn cần biết

Một trong những cách marketing tiếp cận được rộng rãi khách hàng nhất hiện nay chính là Sampling. Vậy sampling là gì và các doanh nghiệp đã áp dụng hình thức này vào các chiến lược marketing như thế nào? Hãy cùng tham khảo hình thức thú vị này trong bài viết dưới đây của Blog TopCV nhé.

Sampling là gì?

Sampling là một hoạt động của Marketing, có thể hiểu là hình thức phát các sản phẩm mẫu đến người dùng nhằm giúp họ trải nghiệm sản phẩm.

Đây là một trong những hình thức Marketing quen thuộc được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng. Bởi thông qua hoạt động sampling, doanh nghiệp vừa có thể đưa sản phẩm tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng vừa ghi nhận được phản hồi của họ. Trên cơ sở đó đưa ra những thay đổi và đề xuất các chiến lược mới nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, hình thức này còn có thể đưa về số lượng khách hàng lớn, gia tăng doanh số nếu khách hàng cảm thấy hài lòng và quyết định mua sản phẩm.

>>> Xem thêm: Marketing là gì? Ngành Marketing có dễ xin việc không?

Sampling là gì?
Sampling là gì?

Các hình thức của Sampling là gì?

Face to Face

Hình thức face to face của sampling là làm gì? Face to face được hiểu là mặt đối mặt, để khách hàng trải nghiệm sản phẩm một cách trực tiếp và ghi nhận phản hồi, đánh giá của khách hàng về sản phẩm. Đây là hình thức hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, do vậy chúng thường được tổ chức tại các địa điểm đông người như siêu thị, trường học, bệnh viện….

Door to Door

Door to door lại được thực hiện giữa doanh nghiệp và khách hàng, nghĩa là đưa sản phẩm đến tận tay những đối tượng khách hàng để họ trải nghiệm sản phẩm. Thay vì mang sản phẩm tiếp cận rộng rãi đến nhiều khách hàng thì cách này lại chỉ tiếp cận được 1 bộ phận khách hàng mà doanh nghiệp cho là tiềm năng.  Đồng thời, Sampling bằng hình thức này cũng đòi hỏi những nhân viên phải được đào tạo kỹ lưỡng, hiểu biết về sản phẩm và có kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Điều này giống một cách chăm sóc khách hàng đặc biệt nhưng đôi khi không mang lại hiệu quả vì không đánh giá đúng khách hàng tiềm năng.

Khi nào nên sử dụng Sampling?  

Khi nào nên sử dụng sampling?
Khi nào nên sử dụng sampling?

Không thể phủ nhận những lợi ích mà Samling mang lại, nhưng muốn hoạt động này đạt hiệu quả phải phụ thuộc vào từng thời điểm và mục đích của doanh nghiệp. Chỉ nên sử dụng Sampling khi doanh nghiệp đang muốn quảng bá sản phẩm, phát triển mạng lưới khách hàng và gia tăng cơ hội kinh doanh.

Cụ thể một số các lưu ý khi sử dụng sampling như sau:

  • Khi doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm mới và muốn đưa sản phẩm tiếp cận đến người dùng
  • Khi doanh nghiệp muốn tham khảo phản hồi và cảm nhận của người dùng để cải tiến, nâng cao sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu của người dùng.
  • Khi doanh nghiệp muốn mở rộng khách hàng từ những sản phẩm đã có
  • Khi doanh nghiệp muốn định vị thương hiệu thông qua khẳng định của khách hàng về chất lượng sản phẩm
  • Khi doanh nghiệp muốn khẳng định uy tín sản phẩm dựa trên những đánh giá của người dùng

>>> Xem thêm: Voucher là gì? Các loại voucher phổ biến nhất hiện nay

Những địa điểm có thể thực hiện Sampling

Chợ, siêu thị và các tiệm tạp hóa

Bất kỳ sản phẩm nào cũng dễ dàng lựa chọn chợ, siêu thị hay tạp hóa để phát sampling. Đây là những địa điểm thu hút nhiều người và hầu hết đều là những đối tượng có sẵn tâm lý mua hàng. Việc này có thể kích thích sự tò mò và đưa đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng.

Nhà hàng, quán bar, quán cà phê

Với đặc trưng là những địa điểm phục vụ nhu cầu ăn uống, thưởng thức ẩm thực. Vì vậy nếu muốn phát sampling ở đây chỉ nên là những sản phẩm liên quan đến đồ uống, thức ăn, gia vị. Khách hàng sẽ rất hào hứng khi được trải nghiệm thêm các sản phẩm liên quan đến đồ ăn tại đây.

Tòa nhà văn phòng

Tại các tòa nhà văn phòng, các hoạt động sampling cũng thường diễn ra. Tuy nhiên bạn cần được sự đồng ý của lãnh đạo tòa nhà. Các sản phẩm có thể sampling tại tòa nhà văn phòng bao gồm cà phê, mỹ phẩm, một số loại nước, thức ăn nhanh… Đồng thời chỉ nên lựa chọn những thời điểm mà nhân viên văn phòng có cơ hội thư giãn và dễ dàng tiếp cận sampling.

Trường học, các cơ sở đào tạo

Trường học là địa điểm sampling lý tưởng cho những sản phẩm dành cho học sinh, sinh viên như đồ ăn, thức uống, các vật dụng học tập… Tuy nhiên, để vào được các trường học, cơ sở đào tạo phải nhận được sự cho phép của lãnh đạo nhà trường. Do vậy, các sản phẩm sampling hướng đến trẻ em thường phải đảm bảo chất lượng và đặc biệt an toàn.

Bệnh viện và các trung tâm làm đẹp

Với những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chức năng liên quan đến sức khỏe và làm đẹp thì bệnh viện hay các viện thẩm mỹ, cơ sở yoga chính là một sự lựa chọn phù hợp. Khi những người đến các địa điểm này đều là những người quan tâm đến sức khỏe và làm đẹp thì những nhóm sản phẩm chức năng sẽ càng dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu.

Các sự kiện event đông người

Các sự kiện đông người chắc chắn sẽ là cơ hội để bạn có thể phát được sản phẩm cho rất nhiều người và họ đều là những đối tượng khách hàng rất đa dạng. Thực tế thì không dễ để có những sự kiện lớn diễn ra, vì vậy bạn hãy xin phép ban tổ chức và tranh thủ thực hiện sampling thật hiệu quả nhé.

Các sự kiện đông người chắc chắn sẽ mang đến cơ hội sampling hiệu quả
Các sự kiện đông người chắc chắn sẽ mang đến cơ hội sampling hiệu quả

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ sampling nghĩa là gì hay chương trình sampling là gì?. Mỗi doanh nghiệp có thể có những chiến lược marketing khác nhau, tuy nhiên sampling đến nay vẫn được xem là một hình thức phổ biến ở Việt Nam. Hoạt động này áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực, vì vậy dựa trên từng lĩnh vực và sản phẩm của doanh nghiệp mình bạn có thể lựa chọn các hình thức sampling phù hợp. Bạn có thể đính kèm các voucher khuyến mãi đế gia tăng hiệu quả của hoạt động sampling.

Có thể thấy hoạt động marketing vô cùng đa dạng và không kém phần thú vị. Đây rõ ràng là việc làm dành cho những người năng động và đủ sức sáng tạo. Nếu bạn thấy có hứng thú với công việc này tại sao lại không thử tìm cơ hội việc làm marketing tại TopCV ngay hôm nay?