R&D là một bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc phát triển và nghiên cứu ra sản phẩm mới. Đội ngũ R&D giúp tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vậy, bộ phận R&D là gì? Bảng mô tả công việc nhân viên R&D gồm những mục nào? Cùng Blog.TopCV khám phá ngay trong bài viết sau đây nhé!
Nhân viên R&D là gì?
R&D (tên tiếng Anh: Research and Development) là bộ phận chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm kinh doanh. Công việc chính của họ bao gồm: tiến hành đầu tư, nghiên cứu, phát triển và áp dụng công nghệ mới vào thực tiễn để tạo ra sản phẩm chất lượng. Quá trình nghiên cứu và phát triển này cũng nhằm khám phá ra xu hướng mới của xã hội, từ đó cải tiến sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.
Hiện nay, hoạt động R&D được rất nhiều công ty và doanh nghiệp chú trọng. Do đó, hầu hết nhà tuyển dụng đều có nhu cầu tìm kiếm nhân tài cho vị trí R&D. Đối với những tập đoàn lớn mang tính quốc tế thì họ còn thành lập bộ phận R&D riêng biệt để tập trung nghiên cứu sản phẩm.
Xem thêm: Bật mí 5 bước định hướng nghề nghiệp tương lai
Bảng mô tả công việc nhân viên R&D
Cụ thể thì công việc R&D là làm gì? Nhân viên R&D sẽ thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Phối hợp với nhiều bộ phận khác trong công ty để khảo sát về nhu cầu thị trường
- Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hiện có sao cho phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng
- Cải tiến và chỉnh sửa lại sản phẩm theo yêu cầu cấp trên
- Thu hồi sản phẩm trong trường hợp bị nhiều khách hàng khiếu nại hoặc phát hiện ra lỗi
- Tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm các sản phẩm mới
- Đảm bảo phát triển sản phẩm tuân theo các quy định và tiêu chuẩn của pháp luật
- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của công ty
Nghiên cứu – phát triển bao bì (Packaging R&D)
Quá trình R&D liên quan đến bao bì sản phẩm thường phù hợp với những doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ đóng gói, đồ ăn khô hoặc sản phẩm tiêu dùng nhanh. Nhiệm vụ của người nghiên cứu – phát triển bao bì khi đó sẽ bao gồm:
- Nghiên cứu chất liệu và kiểu dáng bao bì phù hợp nhất
- Thiết kế mẫu bao bì sáng tạo, thể hiện được thông điệp của công ty
- Đảm bảo giữ nguyên được định lượng sản phẩm bên trong bao bì
- Đảm bảo chú thích đầy đủ mọi nội dung liên quan về sản phẩm lên bao bì
Nghiên cứu – phát triển sản phẩm (Product R&D)
Mục đích của hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, mang đến đột phá về: thiết kế, chất liệu, tính năng và công dụng.
Ví dụ: Apple cho ra mắt Macbook Pro sở hữu nhiều tính năng và gọn nhẹ hơn Macbook thông thường
Đối với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì hoạt động nghiên cứu – phát triển sản phẩm hướng đến việc nghiên cứu triển khai các chương trình khuyến mãi, tri ân hay quà tặng cho khách hàng thân quen.
Chẳng hạn như: Vinpearl tặng voucher Spa trị giá 500.000đ cho khách hàng thân quen.
Nghiên cứu – phát triển quy trình (Process R&D)
Công việc cụ thể của nhiệm vụ này trong bộ phận R&D là gì? Đây được xem là hoạt động mang tính cải tiến, liên quan nhiều đến quy trình vận hành máy móc, quy trình sản xuất dây chuyền hay quy trình phục vụ…Một quy trình được đảm bảo chính xác và an toàn ngay từ đầu thì sẽ luôn mang đến thành công to lớn. Ít nhất là điều này giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa sai sót, từ đó gia tăng hiệu quả và năng suất.
Nghiên cứu – phát triển công nghệ (Technology R&D)
Mảng công nghệ luôn được các doanh nghiệp quan tâm bởi đây là yếu tố hỗ trợ năng suất lao động. Đa phần doanh nghiệp cần nghiên cứu – phát triển công nghệ để cải tiến nhóm sản phẩm cũ, qua đó ứng dụng vào sản phẩm, mang lại chất lượng và giá thành cao hơn. Bộ phận R&D liên quan đến công nghệ còn có nhiệm vụ “tình báo công nghệ” – tức là khảo sát và nghiên cứu bí quyết công nghệ từ các đối thủ. Hoạt động này vừa giúp doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh, vừa tránh trùng lặp không đáng có.
Kỹ năng cần có của một nhân viên R&D là gì?
Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên R&D không làm việc độc lập mà phải thường xuyên hoạt động nhóm để cùng nhau nghiên cứu và phối hợp phát triển sản phẩm tốt nhất. Chưa kể là bộ phận này cần kỹ năng giao tiếp để trả lời khách hàng, báo cáo cấp trên hay đơn giản là thảo luận nhóm với nhau.
Kiến thức chuyên môn: Nhân viên R&D có nhiệm vụ tương đương kỹ sư và chuyên gia nên không thể yếu kém mảng kiến thức chuyên môn. Bởi họ chính là bộ phận nghiên cứu ra các sản phẩm mới, yêu cầu tay nghề vững vàng để hạn chế sai sót.
Tinh thần trách nhiệm cao: Công việc nghiên cứu và phát triển đòi hỏi độ tập trung cao nên nhân viên R&D phải có khả năng chịu đựng được áp lực và căng thẳng. Hơn nữa, họ cần có tinh thần trách nhiệm cao để theo kịp deadline.
Xem thêm: 3 cách để luôn có tinh thần trách nhiệm với công việc
Tìm việc làm nhân viên R&D
Nhân viên R&D được tuyển dụng khá nhiều trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Nhu cầu tuyển dụng dành cho vị trí này hiện nay rất cao, bao gồm cả nghiên cứu học thuật lẫn nghiên cứu ứng dụng. Bạn có thể đầu quân về ngành R&D tại những nơi sau:
- Các trường đại học thuộc nhóm ngành Khoa học tự nhiên
- Các Viện nghiên cứu, Viện hàn lâm khoa học
- Các bệnh viện, phòng thí nghiệm y dược
- Các công ty sản xuất thực phẩm
- Các công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng
- Các công ty sản xuất đồ công nghệ
Vậy, yêu cầu ứng tuyển R&D là gì? Trước hết, nhân viên R&D cần có bằng tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học trở lên. Đặc biệt ưu tiên những ứng viên học chuyên ngành kỹ thuật, khoa học công nghệ, sinh học, khoa học môi trường…Tuy nhiên, bạn cũng có thể theo đuổi vị trí R&D bằng cách đăng ký học nghề hoặc đi lên từ những vị trí phụ tá.
Hơn nữa, để tìm công việc R&D nhanh chóng thì bạn nên tham khảo top việc làm R&D tại TopCV. Tại đây có hàng trăm nhà tuyển dụng uy tín với đầy đủ mô tả công việc cùng mức lương dự định để bạn tha hồ lựa chọn. Khi truy cập TopCV, bạn còn có cơ hội tạo CV online với kho tàng mẫu CV độc đáo. Còn chờ gì mà không trải nghiệm ngay lập tức!
Có thể nói R&D là một trong những công việc đề cao chất xám nhất nên rất cần ứng viên giỏi chuyên môn. Nếu bạn yêu thích công việc này thì hãy nhanh chóng tạo CV tại TopCV và kết nối với nhà tuyển dụng ưa thích nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm