Trọn bí kíp bộ phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

phong-van-chuyen-vien-quan-he-khach-hang

Trước khi ứng tuyển hay nhận bất cứ một vị trí công việc nào, ta cần phải hiểu rõ về công việc đó. Với những ai đang quan tâm về phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, bài viết này chắc chắn là “cẩm nang” bạn không nên bỏ qua.

1. Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là gì?

Việc làm chuyên viên quan hệ khách hàng là một trong những vị trí “hot’” bởi môi trường làm việc năng động và đãi ngộ hấp dẫn. Tuy nhiên đây cũng là một công việc không hề dễ dàng, đòi hỏi nhiều yêu cầu đặc trưng. Vì thế, trước khi ứng tuyển, bạn nên hiểu rõ những khái niệm sau đây.

  • Thứ nhất, khách hàng cá nhân là gì? Khách hàng cá nhân là một bộ phận trong nhóm đối tượng khách hàng bên ngoài của doanh nghiệp (bên cạnh doanh nghiệp/ tổ chức kinh doanh, cơ quan nhà nước, tổ chức thiện nguyên và các bên có quyền lợi liên quan). Họ là mục tiêu cuối cùng của các quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ khách hàng sẽ là người trải nghiệm, đánh giá các đặc tính và chất lượng sản phẩm dịch vụ.
  • Thứ hai, chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là gì? Có thể nói đây là những người trực tiếp tiếp xúc, tư vấn khách hàng. Mục đích để tăng khả năng bán được sản phẩm dịch vụ cho công ty, doanh nghiệp. Chính vì thế, đây là vị trí có yêu cầu rất khắt khe. Bởi mỗi một chuyên viên sẽ là một kênh PR marketing cho doanh nghiệp. Họ làm việc trực tiếp, là người hình thành những ấn tượng đầu tiên của khách hàng về thương hiệu và sản phẩm dịch vụ của công ty. Vì vậy, phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là một chủ đề rất được quan tâm. Đặc biệt là những ai đang muốn ứng cử vào vị trí này.
khai-niem-chuyen-vien-quan-he-khach-hang-ca-nhan
Khái niệm chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

2. Công việc của chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là gì?

Muốn phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân thành công, bạn cần nắm rõ mô tả công việc của vị trí này. Các đầu công việc cụ thể của chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân bao gồm:

  • Hỗ trợ tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
  • Thu thập được thông tin cá nhân, thông tin tài chính và các thông tin liên quan để tư vấn.
  • Hoàn thành các thủ tục hồ sơ cần thiết theo nhu cầu của khách hàng
  • Thẩm định khách hàng và làm báo cáo thẩm định theo quy trình
  • Biết lập hợp đồng tín dụng, giải ngân theo đúng quy trình
  • Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng vốn vay, việc trả nợ/lãi của khách hàng
  • Chăm sóc khách hàng sau khi ký kết hợp đồng và cả khi hết hạn sử dụng dịch vụ
  • Xử lý, thu hồi nợ đúng hạn
cong-viec-cua-chuyen-vien-quan-he-khach-hang-ca-nhan
Công việc của một chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân rất đa dạng, tuỳ thuộc vào trình độ và kỹ năng cá nhân

3. Đề xuất mức lương khi phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

Tính tới thời điểm hiện tại, mức lương chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ giao động từ 6 triệu đến 30 triệu đồng. Như vậy so với các ngành khác, khoảng lương của vị trí này cũng giao động khá lớn bởi vì lương phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn.

Nhìn chung, vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân so với các nghề khác thì có mức thu nhập khá hấp dẫn. Bên cạnh đó, vị trí này cũng đem tới mức thưởng cao, đãi ngộ và lộ trình thăng tiến rõ ràng, rộng mở. Khi tham gia phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, bạn hãy thể hiện thật tốt với nhà tuyển dụng để có thể deal được mức lương tốt nhất với khả năng của mình. Để làm được điều đó, hãy tiếp tục theo dõi những kinh nghiệm phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân sau đây nhé!

>> Xem thêm: Giao dịch viên và quan hệ khách hàng? Làm ngân hàng thì vị trí nào tốt hơn?

4. Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

bo-cau-hoi-phong-van-chuyen-vien-quan-he-khach-hang-ca-nhan
Phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân được nhiều người quan tâm

Sau đây là những câu hỏi phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân cơ bản mà chắc chắn ứng viên nào cũng sẽ gặp.

4.1. Các câu hỏi chung

Câu hỏi giới thiệu bản thân

Biết cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn sẽ giúp bạn “hạ gục” nhà tuyển dụng vì ấn tượng ban đầu là vô cùng quan tọng. Ứng viên sẽ phải nêu được thông tin cá nhân một cách ngắn gọn. Đặc biệt cần nhấn mạnh vào kinh nghiệm làm việc và mục tiêu nghề nghiệp. Đây là hai phần thể hiện được những gì bạn đã có và sẽ hướng đến. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được tổng quan bạn có phù hợp với định hướng của công ty hay không.

Điểm mạnh, điểm yếu

Trả lời câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân thế nào cho “chuẩn”? Ứng viên khi tham dự phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân nên nêu bật được những thế mạnh của bản thân. Bạn nên chứng minh được mình phù hợp với công việc này. Tuy nhiên đừng quá ‘tâng bốc’ bản thân mà bỏ qua những điểm bản thân muốn khắc phục. Hãy thể hiện mong muốn cải thiện những điểm yếu đó tại công ty và vị trí làm việc này như thế nào. Nếu làm được thì câu trả lời sẽ rất thuyết phục và được đánh giá cao.

Tại sao bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là một công việc khá áp lực, vì thế nếu bạn không hiểu rõ nhà tuyển dụng nghĩa là bạn chưa thật sự quan tâm về công việc này. Trước khi dự phỏng vấn, hãy tìm hiểu các thông tin cần thiết về công ty qua website và cả những nguồn báo bên ngoài.

cau-hoi-phong-van-chung
Bạn cần chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn chung vì bất cứ buổi phỏng vấn xin việc nào ứng viên cũng sẽ được hỏi

4.2. Các câu hỏi tình huống

Kể về một tình huống bạn đã thương lượng thành công với khách hàng

Phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân rất đề cao kỹ năng mềm, bởi như đã nói ở trên đây là vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Câu hỏi này chính là câu hỏi thể hiện các kỹ năng mềm đó. Bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình tình huống thực tế từ trước để tránh mất thời gian. Lưu ý khi kể về tính huống đó, trong mọi trường hợp không nên hướng sự tiêu cực của vấn đề về công ty. Dù khó khăn tình huống đó đem lại không phải do bạn nhưng bạn là yếu tố chính mang lại thành công cho quá trình giải quyết.

Giá trị hợp đồng lớn nhất bạn từng mang về là gì?

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến trong ngành, bạn có thể tham khảo những đồng nghiệp cùng làm vị trí này hoặc tìm trên mạng về mức doanh thu trung bình mà một nhân viên ở vị trí này đạt được. Từ đó đưa ra những thông tin cho phù hợp với thực tế công ty và năng lực bản thân.

Nếu đã có kinh nghiệm, hãy tìm hợp đồng cũ mà bạn đạt được có doanh thu gần nhất với mức trung bình. Nên trình bày được tỷ lệ đóng góp của bạn trong tổng doanh thu của phòng ban bạn làm việc khi ấy, chứ không phải nêu cụ thể giá trị bởi quy mô các công ty là khác nhau.

Đâu là nguồn khách hàng bạn chú trọng?

Bên cạnh những nguồn khách mới thông qua PR Marketing hiện tại, để vượt trội hơn các ứng viên khác, bạn cần phải tận dụng được những mối quan hệ tốt xung quanh mình. Ví dụ như nguồn khách hàng từ những công việc cũ bạn từng làm hoặc từ các mối quan hệ cá nhân.

>> Tham khảo: 4 Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Và Cách Trả Lời Chuẩn Nhất

Việc làm chuyên viên quan hệ khách hàng

Chuyên viên quan hệ khách hàng đem lại cho bạn thu nhập hấp dẫn và cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng mềm hữu ích. Ứng tuyển ngay hôm nay để có được công việc ưng ý

5. Kinh nghiệm phỏng vấn chuyên viên khách hàng cá nhân

Để có một buổi phỏng vấn chuyên viên khách hàng cá nhân tốt, ứng viên cần chú ý những điều sau:

5.1 Chú ý cách ăn mặc, tác phong chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

Đây là những yếu tố tác động đầu tiên và trực tiếp đến nhà tuyển dụng từ những phút đầu gặp mặt. Nên chuẩn bị một diện mạo đơn giản nhưng gọn gàng, lịch sự. Tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp sẽ là điểm cộng cho buổi phỏng vấn.

5.2  Chuẩn bị CV chuyên nghiệp

Hiện nay có rất nhiều các mẫu CV sẵn có trên mạng để bạn có thể lựa chọn. Một trong những nguồn phong phú và đáng tin cậy nhất là TopCV. Hãy lựa chọn một mẫu CV thể hiện được cá tính của bản thân.

5.3 Những kỹ năng cần thiết khi đi phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

Kỹ năng nghiệp vụ

Bạn phải hiểu, thuộc các quy trình cần thiết như cho vay, thu hồi nợ/lãi… Hiểu luật, hiểu các quy định của doanh nghiệp mình.

Kỹ năng làm việc

Chuyên viên Quan hệ khách hàng có thể sẽ phải làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Biết cách phối hợp, biết mình phải làm gì là điều quan trọng để Chuyên viên Quan hệ khách hàng hoàn thành công việc một cách trôi chảy mà không làm ảnh hưởng đến các cộng sự khác.

Kỹ năng thuyết trình, đàm phán

Những kỹ năng này còn được hiểu là kỹ năng thuyết phục khách hàng. “Don’t be afraid, Be confident” (dịch: đừng lo sợ, hãy tự tin)! Có vậy bạn mới có thể làm cho khách hàng tin tưởng lời nói của mình. Từ đó họ sẽ sẵn sàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Kỹ năng này trước hết là khơi gợi sự hứng thú, tò mò, sau đó là níu giữ khách hàng bằng niềm tin. 

Khả năng về ngôn ngữ

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc học và biết nhiều thứ tiếng đang trở thành một điều cần thiết với bất cứ ai. Khi học về một ngữ mới, ta sẽ hiểu thêm về cả một nền văn hoá mới. Từ đó hiểu được khách hàng của mình hơn, tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng hơn. Khả năng ngôn ngữ không chỉ là biết nhiều thứ tiếng mà còn là vận dụng tốt ngôn ngữ trong giao tiếp, bao gồm cả ngôn ngữ cơ thể. Một chuyên viên quan hệ khách hàng nên có kỹ năng truyền đạt đúng trọng tâm, dễ hiểu và thu hút.

Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống

Trong quá trình làm việc với khách hàng, bạn có thể gặp rất nhiều vấn đề phát sinh. Khi đó, kỹ năng giải quyết vấn đề là vô cùng cần thiết để hoàn thành nghiệp vụ.

Khả năng tư duy logic

Khi phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, nhà tuyển dụng rất chú ý tới khả năng tư duy. Vị trí này đòi hỏi một bộ não nhanh nhạy, đặc biệt là với những con số. Bởi bạn sẽ gặp rất nhiều các câu hỏi liên quan đến tiền vay, tiền lãi, hạn mức thanh toán… Nếu ngay thời điểm đó bạn đưa ra được cho khách hàng câu trả lời chính xác thì sẽ tăng khả năng “chốt deal” nhanh hơn.

Trong các kỹ năng trên, kỹ năng thuyết trình, đàm phán là quan trọng nhất bởi khách hàng chưa thể biết doanh nghiệp có gì nổi bật hơn so với các doanh nghiệp khác. Các Chuyên viên Quan hệ khách hàng tiếp xúc với họ là “bộ mặt” của tổ chức, thay mặt tổ chức thể hiện những điểm nổi bật ấy.

Đảm bảo cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm là yêu cầu cho mọi ứng viên

Hy vọng với những thông tin về phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân trên đây, bạn sẽ có được sự chuẩn bị tốt nhất cho việc ứng tuyển công việc yêu thích của bản thân. Đừng quên theo dõi TopCV để cập nhật những tin tức tuyển dụng hot nhất!