Nhân viên tín dụng ngân hàng và những áp lực không tên không ai hiểu được

Nhân viên tín dụng ngân hàng và những áp lực không tên không ai hiểu được
Nhân viên tín dụng ngân hàng và những áp lực không tên không ai hiểu được

Nhắc đến nhân viên tín dụng ngân hàng, hầu hết mọi người đều nghĩ ấy là nghề lương cao, thưởng lớn. Thế nhưng, đằng sau vẻ hào nhoáng ấy là những ngày ròng rã kiếm khách; đối mặt với áp lực giải ngân, áp lực chỉ tiêu bán thẻ. Nghề nào cũng có cái khó của riêng nghề đó. Nhưng riêng đối với nhân viên tín dụng, có những áp lực cũng như rủi ro mà chỉ người trong nghề mới hiểu được.

Để trở thành một nhân viên tín dụng giỏi, hãy tự hỏi bản thân bạn cần gì? Mối quan hệ? Tiền bạc? Hay đơn giản chỉ là kinh nghiệm, trình độ? Thế nhưng, dù mong muốn của bạn là gì, bạn cũng cần yếu tố may mắn để có thể thực hiện nó nếu không muốn đánh đối quá nhiều. Cùng Blog.TopCV tìm hiểu những áp lực không tên của vị trí này trong bài viết sau

Lương cao đến đâu cũng không bằng một đồng nợ xấu

Nhân viên tín dụng Ngân hàng tuy là lực lượng trụ cột tại các Ngân hàng thương mại nhưng anh em trong nghề vẫn hay gọi nhau bằng cái danh “công nhân ngân hàng”. Bởi hộ chính là những người chịu nhiều áp lực, tổn thương nhất. Áp lực chỉ tiêu, áp lực tiến độ công việc, áp lực từ khách hàng. Nhưng đối lại, những gì họ nhận được cũng chỉ đủ để tự nuôi bản thân.

Khi đi vay, đâu chỉ mỗi khách hàng mà ngay cả nhân viên tín dụng cũng bị gắn liền với khoản vay; khi đặt bút xuống kí hồ sơ giải ngân. Công việc của nhân viên tín dụng đâu chỉ dừng lại ở đó. Bạn cho vay, bạn được doanh số, được chỉ tiêu; được mọi người nhìn nhận năng lực tại thời điểm đó. Nhưng chẳng may, sau này khách hàng gặp khó khăn, trả nợ chậm. Bạn cũng sẽ là người nhận phần lớn trách nhiệm. Khách hàng sống tốt thì nhân viên tín dụng sống tốt; khăchs hàng ốm thì mình cũng ăn không ngon ngủ không yên. Thế mới nói, lợi nhuận cao đến đâu cũng không bằng một đồng nợ xấu.

tín dụng ngân hàng
Áp lực của Nhân viên tín dụng ngân hàng

Khách hàng khi gặp khó khăn họ đều tìm đến ngân hàng (cụ thể là nhân viên tín dụng) hỗ trợ. Có những cách hỗ trợ họ đề nghị là hợp pháp; nhưng đôi khi cũng có cách là phi pháp. Ngân hàng hoàn toàn có thể nhận thức được điều này; nhưng nhiều trường hợp vẫn phải nhắm mắt làm ngơ. Khi đó, áp lực và rủi ro sẽ đè năng lên vai nhân viên tín dụng đầu tiên. Chấp nhận làm những trường hợp nhiều rủi ro, đồng nghĩa với việc chấp nhận chịu nguy cơ khách mình nợ xấu.

Nhân viên tín dụng ngân hàng phải phát tờ rơi, gọi điện, spam tin nhắn, email để tìm khách

Thông thường, thời gian làm việc càng dài thì nhân viên tín dụng càng vất vả. Ba tháng đầu tiên thường khá trôi việc do khi đó bạn có thể nhờ cậy các mối quan hệ. Tuy nhiên, đến tháng thứ tư, các mối quan hệ đã tận dụng gần hết; bạn phải đi tìm kiếm khách hàng bên ngoài. Tất nhiên, việc này không hề dễ dàng.

Nhiều nhân viên tín dụng phải lên các trang mạng xã hội, nghề nghiệp; để đăng thông tin về cho vay, mở thẻ. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm kiếm thêm danh sách điện thoại và email để mời gọi khách hàng. Trên khắp các diễn đàn, không khó để bắt gặp những mẩu tin mang nội dung như ngân hàng A, ngân hàng V; hay ngân hàng M cho vay lãi suất ưu đãi, mở thẻ miễn phí. Thậm chí, chuyên viên tín dụng còn đi phát tờ rơi ở khắp các tuyến đường; hay tuyển cộng tác viên do chỉ tiêu quá nặng.

Mà như vậy đâu hẳn đã có khách luôn. Gọi điện khách hàng thì đa phần là từ chối, có khi còn bị mắng tới tấp. Gửi mail thì 1000 mail may ra có vài ba khách trả lời. Mà khách trả lời xong, còn nghe tư vấn, có đồng ý vay thì cũng phải qua vòng xét duyệt. Khó khăn lắm mới có 1 bộ hồ sơ, một khách hàng vay thành công.

Làm tín dụng ngân hàng muốn thu nhập cao, một là may mắn, hai là chịu rủi ro, chịu đánh đổ

Đối với nhân viên tín dụng ngân hàng, tạo dựng mối quan hệ là điều không thể thiếu. Muốn trở thành một nhân viên tín dụng giỏi, bạn cần phải có những mối quan hệ chất lượng. Thế nên mới nói, dân ngân hàng vân là dân “chè chén” nhiều nhất. Đi liên hoan chi nhánh, đi giao lưu các chi nhánh trong vùng, đi gặp gỡ, tiếp khách. Nhiều nhân viên tín dụng, cả ngày đi làm, đến tối không được về nhà nghỉ ngơi mà phải đi gặp gỡ khách hàng đến đêm.

“Nhỡ sau này mình có lỡ nghỉ việc, mối quan hệ cũng chính là thứ giúp mình có được công việc khác tốt hơn. Nếu không, mối quan hệ cũng giúp tôi có nhiều khách hàng, tăng thu nhập” – Anh Thanh, chuyên viên tín dụng của một ngân hàng tầm trung cho biết. Và thế là họ đánh đối sức khỏe, đánh đổi những tối nghỉ ngơi, một phần sức khỏe để trở thành một nhân viên tốt.

Không chỉ thế, muốn có thu nhập cao, đôi khi nhân viên tín dụng ngân hàng đánh đối cả tương lai của mình.

Ở một cái ngành mà cứ vài tháng là lại thấy có ông nọ bà kia đi tù, các vụ sai phạm bị phanh phui. Thì cái giá đắt nhất mà một người có thể đánh đổi chính là tương lai. Khi nhân viên tín dụng đã làm sai; họ sẽ phải loay hoay trong sai lầm mà không thể nào dứt ra được. Thế nên, nhân viên tín dụng cần có sự kiên định, tỉnh táo và tự vạch ra giới hạn cho riêng mình. Bởi chỉ một lần “tặc lưỡi” dễ dãi, bạn tự đưa mình vào tròng khi nào không hay.

Chúng ta, những người có ý định theo đuổi nghề này, cần phải chấp nhận một sự thật rằng: Thời hoàng kim của Ngân hàng đã qua lâu rồi. Hiện nay, các ngân hàng ra sức tuyển dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là các vị trí tín dụng. Sự đào thải cũng đang diễn ra rất lớn với thời gian ngày càng ngắn lại.

>>> Tìm việc làm hấp dẫn

Thế mới biết, đời sống và thu nhập của việc làm tín dụng ngân hàng không thực sự hào nhoáng như chúng ta vẫn tưởng. Ngân hàng cũng không phải đường tắt dành cho những ai muốn có cuộc sống an nhàn và giàu có.