Với tính chất sáng tạo và năng động, ngành thiết kế đồ họa đã và đang dần trở thành ngành học xu hướng đáp ứng sự bùng nổ ngày càng mạnh mẽ của công nghệ và kỹ thuật số. Hiện nay có rất nhiều trường và cơ sở có đào tạo ngành thiết kế đồ họa, điều này khiến các bậc phụ huynh và học sinh băn khoăn nên chọn ngành thiết kế đồ họa học trường nào tốt nhất ? Trong bài viết này, Blog TopCV sẽ phân tích giúp bạn đọc hiểu được tổng quan về ngành này và tham khảo những nơi đào tạo thiết kế đồ họa tốt nhất tại Việt Nam.
Ngành thiết kế đồ họa là gì?
Ngành thiết kế đồ họa là ngành học sử dụng các công cụ đồ họa để thiết kế các ấn phẩm sáng tạo, qua đó truyền tải thông điệp ý nghĩa đến với công chúng nhằm phục vụ các hoạt động kinh doanh hoặc truyền thông.
Ngày nay cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, ngành thiết kế đồ họa dần trở nên cần thiết, đóng vai trò quan trọng ở hầu hết các lĩnh vực đời sống. Chúng ta dễ dàng bắt gặp các ấn phẩm của thiết kế đồ họa ở khắp mọi nơi như poster, banner, standee, logo của các nhãn hiệu, bao bì,… Các sản phẩm được tạo ra bởi công cụ đồ họa luôn mang trong mình yếu tố nghệ thuật cao và hàm chứa những thông điệp ý nghĩa nhờ đó mà chúng luôn tạo được sức hút với người xem và công chúng.
Ngành thiết kế đồ họa nên học trường nào tốt?
Thực tế rất nhiều các bạn trẻ quan tâm đến ngành thiết kế đồ họa nhưng lại không biết ngành thiết kế đồ họa nên học trường nào? Tuy nhiên xét về uy tín và chất lượng đào tạo, chúng tôi liệt kê một số trường có đào tạo ngành thiết kế đồ họa tốt nhất hiện nay.
1. Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội
Trường Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp Hà Nội là một trong những trường đi đầu trong lĩnh vực đào tạo thiết kế và mỹ thuật. Riêng ngành thiết kế đồ họa được trường thành lập vào năm 1962. Với chương trình đào tạo chất lượng và sở hữu đội ngũ giảng viên hàng đầu, sinh viên theo học ngành thiết kế đồ họa tại Trường ĐH Mỹ Thuật công nghiệp Hà Nội sẽ được trang bị những nền tảng kiến thức, phương pháp và kỹ thuật cơ bản trong thiết kế, sử dụng thành thạo các công nghệ để thiết kế đồ họa, nắm bắt các xu hướng phát triển ứng dụng đồ họa trên thế giới. Nhờ vậy mà khi ra trường, sinh viên sẽ có thể dễ dàng đáp ứng được công việc và đảm nhận nhiều vị trí việc làm hấp dẫn.
2. Đại học Kiến trúc
Để trả lời cho câu hỏi ngành thiết kế đồ họa học trường nào tốt nhất thì không thể nào không kể đến Đại học Kiến trúc, bởi đây được xem là một trong những ngành đào tạo chủ chốt của trường, bao gồm cả ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Kiến trúc TP. HCM hay ĐH Kiến trúc Đà Nẵng. Riêng với ĐH Kiến trúc Hà Nội, trường có hẳn một xưởng Đồ họa để sinh viên có thể học và trải nghiệm ngành nghề một cách sinh động và thực tế. Sinh viên còn có cơ hội được tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, theo đó sẽ được hướng dẫn bởi các chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực thiết kế đồ họa.
3. Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
ĐH Mỹ thuật TP. HCM là một trong những trường đào tạo mỹ thuật lâu đời. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, trường đã có những thay đổi mạnh mẽ nhằm bắt kịp với các xu hướng hội họa mới và sự bùng nổ của truyền thông đa phương tiện. Do vậy, sinh viên học ngành thiết kế đồ họa tại trường sẽ được đào tạo bởi đội ngũ giảng viên chất lượng, phát triển toàn diện cả về tư duy thẩm mỹ và chuyên môn thiết kế. Khi tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa của trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM, sinh viên cũng sẽ gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho mình nhờ thương hiệu và uy tín nhất định mà trường đã duy trì bền vững trong nhiều năm qua.
4. FPT Arena
FPT Arena được xem là trường đào tạo thiết kế đồ họa hàng đầu tại Việt Nam. Trường được ra đời năm 2004 do tập đoàn FPT liên kết với tập đoàn đào tạo công nghệ thông tin toàn cầu Aptech sáng lập. Ngoài ra, trường còn hợp tác đào tạo với nhiều trường ĐH lớn trên thế giới nhằm gia tăng cơ hội nâng cao kiến thức cho sinh viên, xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành thiết kế đồ họa đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc tế. Mặc dù là trường tư thục, song sự đa năng và chuyên nghiệp của các thế hệ sinh viên đã phần nào khẳng định chất lượng và uy tín của FPT Arena.
5. RMIT
Là một trong những chi nhánh Châu Á của đại học RMIT có trụ sử tại ÚC, hiện tại RMIT Việt Nam có hai cơ sở đào tạo ở Hà Nội và TP. HCM. Chất lượng đào tạo chuyên nành thiết kế đồ họa của Đại học RMIT là vấn đề không khỏi bàn cãi, bởi trường xếp thứ 11 trên thế giới về thiết kế và nghệ thuật. Sinh viên theo học ngành thiết kế đồ họa của trường RMIT được theo học chương trình chuẩn quốc tế Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất. Trường chính là môi trường lý tưởng để sinh viên được thoải mái sáng tạo, học tập và có cơ hội tiếp xúc với những xu hướng thiết kế đồ họa trên thế giới ngay từ khi còn là sinh viên.
Ngoài những trường kể trên, ở Việt Nam còn có nhiều trường khác cũng đào tạo chuyên ngành thiết kế đồ họa chất lượng để các bạn trẻ lựa chọn. Có thể kể đến như ĐH Hoa Sen, ĐH Văn Lang, ĐH Nghệ thuật Huế….
>>> Tham khảo: Việc làm thiết kế đồ họa online – Công việc “hái ra tiền”
Học ngành thiết kế đồ họa ra làm gì?
Đối với sinh viên ngành thiết kế đồ họa, cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Chỉ cần là sinh viên năng động, không ngừng học tập và bồi dưỡng chuyên thì thì dù chọn ngành thiết kế đồ họa học trường nào cũng sẽ mang lại những cơ hội việc làm hấp dẫn. Họ có thể đảm nhận nhiều vị trí tại các công ty quảng cáo, các cơ quan báo chí truyền hình, các doanh nghiệp truyền thông… hoặc bất kỳ công ty nào. Cụ thể, dưới đây là một số các vị trí công việc phổ biến mà sinh viên ngành thiết kế đồ họa sẽ đảm nhận.
Thiết kế nhận diện thương hiệu
Câu chuyện xây dựng và phát triển thương hiệu dường như luôn là một trong những mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp hiện nay. Do vậy, thay vì hợp tác với các công ty quảng cáo bên ngoài, các doanh nghiệp thường có xu hướng tuyển dụng nhân viên thiết kế nội bộ riêng. Họ sẽ đảm nhận các công việc thiết kế hình ảnh cho bộ nhận diện thương hiệu, thông qua sự kết hợp về màu sắc, hình khối để tạo logo, danh thiếp, brochure, đồng phục, biển quảng cáo, catalogue,… và các nội dung khác liên quan đến quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp đó.
Thiết kế đồ họa quảng cáo & marketing
Sự bùng nổ của thời đại số đang tạo ra những nền tảng quảng cáo và truyền thông như mạng xã hội, internet… Vì vậy, các nhãn hàng hay doanh nghiệp luôn chú trọng xây dựng các chiến dịch quảng cáo để gia tăng sự tác động vào quyết định “xuống tiền” của khách hàng. Ngoài nội dung hấp dẫn, họ cần những hình ảnh ấn tượng để thu hút người đọc click vào nội dung đăng tải. Do vậy, nhiệm vụ lúc này của một nhân viên thiết kế đồ họa sẽ phải sáng tạo được những poster, hình ảnh độc đáo… Dựa vào sự mong muốn và nhu cầu của khách hàng, ấn phẩm mà họ thiết kế phải nổi bật sao cho giữa hàng ngàn các nội dung mới trên newsfeed mỗi ngày, khách hàng phải dừng lại để ngắm nghía hình ảnh và tò mò về sản phẩm.
Thiết kế đồ họa giao diện người dùng
Nhiệm vụ của thiết kế đồ họa giao diện người dùng là phải thiết kế một phần mềm, website hoặc ứng dụng nào đó cho máy tính hoặc điện thoại, đảm bảo các giao diện phải sáng tạo và thân thiện với người dùng. Lúc này giao diện phải cân bằng được giữa yếu tố chức năng và thẩm mỹ, nghĩa là ngoài hình ảnh còn có nhiều yếu tố khác như các nút bấm, menu, chức năng kiểm giọng nói…
Thiết kế đồ họa chuyển động
Trong các sản phẩm thiết kế, các ấn phẩm đồ họa chuyển động luôn mang lại một trải nghiệm và sự hứng thú đặc biệt với người xem. Thiết kế đồ họa chuyển động sẽ là sự kết hợp giữa các hiệu ứng, hình ảnh, âm thanh… để tạo ra các bộ phim hoạt hình hoặc video sinh động. Những designer chuyên về thiết kế đồ họa chuyển động thường là những người đam mê với phim hoạt hình hoặc truyền thông đa phương tiện.
Thiết kế đồ họa nghệ thuật và hình minh họa
Mặc dù thực tế công việc của thiết kế đồ họa và nghệ sĩ đồ họa là khác nhau, song trong một số trường hợp nhà thiết kế đồ họa cũng làm việc như những người nghệ sĩ và ngược lại. Lúc này designer sẽ phải sử dụng các phần mềm đồ họa, kết hợp trí tưởng tượng để tạo ra những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng. Những sản phẩm thiết kế đồ họa lúc này không chỉ mang yếu tố hấp dẫn, thu hút mà còn có cả giá trị về nghệ thuật và thẩm mĩ. Từ đó có thể truyền tải nội dung đến người xem một cách mạch lạc và lôi cuốn hơn.
Thiết kế sản phẩm in ấn
Nhân viên thiết kế đồ họa chuyên về lĩnh vực thiết kế sản phẩm in ấn thường làm việc tại các công ty xuất bản, các cơ quan báo chí hoặc làm việc tại các agency. Designer sẽ phải làm việc với biên tập viên hoặc nhà xuất bản để lên ý tưởng và thống nhất cho các mẫu thiết kế phổ biến như sách, tạp chí, catalogue xuất hiện dưới định dạng digital. Họ sẽ phải thống nhất để đưa ra sự lựa chọn typography, hình ảnh, cách đồ họa và hình minh họa phù hợp với ấn phẩm.
>>> Xem thêm: Thiết kế đồ họa là gì? Nghề Graphic design ra trường có triển vọng không?
Nhu cầu tuyển dụng trong ngành thiết kế đồ họa hiện nay
Được xem là một trong những ngành học tiềm năng, những sinh viên của ngành thiết kế đồ họa có rất nhiều cơ hội để lựa chọn nghề nghiệp. Hiện nay tại Việt Nam, hàng ngàn công ty quảng cáo trong nước và nước ngoài cùng các cơ quan về báo chí, xuất bản, công ty tổ chức sự kiện đều có nhu cầu tuyển dụng chuyên viên thiết kế đồ họa. Do đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại nhiều cơ quan, doanh nghiệp với mức thu nhập hấp dẫn. Thậm chí nếu có kỹ năng chuyên môn tốt và sở hữu mối quan hệ rộng, họ còn có thể mở công ty riêng chuyên về thiết kế đồ họa hoặc làm freelance để nhận thiết kế hoặc tư vấn thiết kế theo dự án.
Sự hấp dẫn của ngành thiết kế đồ họa tại thị trường việc làm hiện nay không ai có thể phủ nhận. Song để đáp ứng những yêu cầu của công việc này đòi hỏi ứng viên phải sở hữu rất nhiều kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Trước khi lựa chọn ngành thiết kế đồ họa học trường nào thì các bạn trẻ cũng nên xem xét tính cách và niềm đam mê của mình có thật sự phù hợp với công việc. Bởi lẽ, ngành này cũng đòi hỏi ứng viên phải là người có đầu óc sáng tạo và gu thẩm mỹ tốt.
Với những ai đang thắc mắc rằng ngành thiết kế đồ họa học trường nào tốt nhất hiện nay, thì hy vọng bài viết này đã phần nào giúp bạn tìm được câu trả lời. Khi đã sẵn sàng “hành trang” để theo đuổi nghề nghiệp, ứng viên hãy truy cập TopCV để lựa chọn cho mình những cơ hội việc làm tốt nhất.
Nguồn ảnh: Sưu tầm