Thông tin từ A đến Z về ngành Hospitality bạn nên biết

nganh hospitality
nganh hospitality

Hospitality là một ngành năng động và phát triển ở nhiều các Quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hơn 1 thập niên trở lại đây, ngành hospitality càng trở nên phổ biến và được nhiều người trẻ tại Việt Nam theo đuổi. Vậy ngành hospitality là gì và đâu là lý do tạo nên sức hấp dẫn của ngành này? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Blog TopCV để hiểu thêm những cơ hội mà ngành hopitality mang lại.

Ngành hospitality là gì?

Hospitality là thuật ngữ dùng để chỉ về ngành công nghiệp liên quan đến dịch vụ khách hàng. Mặc dù nhiều người nghĩ rằng thuật ngữ hospitality thường chỉ dùng để chỉ những công việc liên quan đến Nhà hàng – khách sạn. Tuy nhiên, thực tế ngành này có nghĩa rộng hơn với 3 mảng chính là Ẩm thực, dịch vụ và du lịch – lữ hành.

Ngành Hospitality là gì?
Ngành Hospitality là gì?

Trong tiếng Anh, hospitality được hiểu là lòng mến khách. Do vậy, công việc của những người làm việc trong ngành hospitality đều hướng đến mục tiêu mang lại cho khách hàng sự hài lòng và chăm sóc tốt nhất với những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.

>>> Xem thêm: Các ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay và cơ hội việc làm ngành dịch vụ

Có nên theo học ngành hospitality không?

Được ví như ngành công nghiệp “không khói” đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế của các nước trong đó có Việt Nam, ngành hospitality từ trước đến nay vẫn duy trì được sức hút với người lao động. Nếu bạn đang phân vân có nên theo ngành học hospitality hay không, hãy tham khảo những lý do dưới đây:

Lĩnh vực tiềm năng: Sự phát triển của nền kinh tế càng làm cho ngành hospitality trở nên tiềm năng và khát nhân lực. Bởi lẽ đời sống nâng cao, nhu cầu hưởng thụ và tận hưởng dịch vụ đời sống của mỗi người càng trở nên cần thiết. Do đó cơ hội việc làm của ngành này luôn rộng mở với những ai thật sự yêu thích và đam mê.

Cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Hospitality không chỉ là thuật ngữ để chỉ ngành khách sạn – du lịch, mà rộng ra cả ngành dịch vụ. Do đó, khi học ngành hospitality, sinh viên có thể lựa chọn nhiều vị trí nghề nghiệp đa dạng.

Môi trường năng động và mới mẻ: Tính năng động và mới mẻ luôn là điểm hấp dẫn để sinh viên lựa chọn theo học ngành này. Do ngành hospitality phải làm việc trong môi trường cởi mở, vì vậy đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai luôn yêu thích sự sáng tạo và mới mẻ. Thậm chí, sinh viên ngành này còn có nhiều cơ hội thực tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Tính kết nối: Ngành Hospitality thường sẽ giao tiếp nhiều, mang đến cơ hội để bạn có thể kết nối đến nhiều người thuộc nhiều địa vị và ngành nghề khác nhau. Do vậy, làm việc trong ngành thường là nền tảng để xây dựng nên các mối quan hệ bền vững.

Tính quốc tế: Đây là ngành dịch vụ toàn cầu, mang đến môi trường làm việc đa văn hóa, thậm chí bạn còn có cơ hội được công tác thường xuyên ở nước ngoài. Chính vì vậy, nhiều người vẫn gọi hospitality giống như một “tấm vé” thông hành quốc tế.

Thu nhập hấp dẫn: Ngành hospitality thường mang lại mức thu nhập và đãi ngộ hấp dẫn cho người lao động. Với những sinh viên mới ra trường, mức thu nhập có thể rơi vào khoảng 7-10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên với những người có kinh nghiệm và lên cấp quản lý, mức thu nhập có thể lên đến vài chục triệu/tháng.

Hospitality là một ngành tiềm năng
Hospitality là một ngành tiềm năng

Những vị trí công việc liên quan tới ngành hospitality

Ngành hospitality thường được hiểu với nghĩa rộng là các ngành dịch vụ khách hàng. Do vậy, những ai theo đuổi ngành này không đơn thuần chỉ bó buộc ở môi trường Nhà hàng hoặc khách sạn. Thực tế hiện nay hầu như mọi công ty và mọi tổ chức đều cần đến bộ phận dịch vụ khách hàng, do vậy những ai theo đuổi ngành này cũng sẽ có cơ hội được thử sức ở nhiều vị trí và môi trường làm việc khác nhau. Cụ thể:

  • Nhà hàng (Food and Beverage Management): Các vị trí như quản lý nhà hàng, phụ trách nhân sự, dịch vụ khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng…
  • Phụ trách nhân sự (Human Resources): Các vị trí như quản lý nhân sự, phụ trách tuyển dụng và đào tạo nhân sự, xây dựng chính sách nhân sự cho các nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành…
  • Lưu trú (Lodging Management): Các vị trí như quản lý nhà hàng khách sạn, nhân viên marketing, quản lý cơ sở vật chất, nhân viên chăm sóc khách hàng… cho dịch vụ lưu trú như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort, hostel.
  • Các sòng Casino Management: Các vị trí như Nhân viên kinh doanh, quản lý nhân sự, dịch vụ khách hàng…
  • Du lịch, lữ hành (Travel and Tourism Management): Bao gồm các vị trí như Nhân viên thiết kế tour, Chăm sóc khách hàng, Nhân viên kinh doanh tour,… tại các công ty du lịch, lữ hành.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý cửa hàng, nhà hàng

Cơ hội việc làm ngành ngành hospitality hiện nay

Ngành hospitality phát triển ngày càng mạnh mẽ. Bằng chứng là các dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch mở ra ngày càng nhiều. Và khi đời sống càng nâng cao, chúng ta càng chú trọng nhiều hơn đến các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Việt Nam đứng thứ sáu trong số 10 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất thế giới những tháng đầu năm 2017 và là quốc gia đứng đầu ở châu Á. Hiện tại nhu cầu tuyển dụng lao động của ngành này lên đến 40.000 nhân viên mỗi năm, nhưng các trường đào tạo chỉ mới cung ứng được 15.000 lao động. Theo chia sẻ của Tiến sĩ Hank Duyverman – Giám Đốc Phát triển học thuật Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus thì nhu cầu tuyển dụng lao động của ngành này lên đến 40.000 nhân viên mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế các các trường đào tạo chỉ mới cung ứng được 15.000 lao động

Đây là lý do mà ngành Hospitality luôn “khát” số lượng lớn nhân sự chất lượng cao. Do đó cơ hội việc làm của ngành này rất rộng mở. Những ai tốt nghiệp ngành hospitality đều có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm tại hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức có các dịch vụ liên quan đến khách hàng.

hu cầu tuyển dụng lao động của ngành hospitality lên đến 40.000 nhân viên mỗi năm
Nhu cầu tuyển dụng lao động của ngành hospitality lên đến 40.000 nhân viên mỗi năm

Bạn có thể tìm việc làm ngành hospitality ở đâu?

Hy vọng qua phân tích ở trên, bạn đọc đã phần nào hiểu được hospitality là ngành gì, hospitality management là và những cơ hội của ngày này mang lại. Với môi trường làm việc năng động, những ai có niềm đam mê với ngành dịch vụ và có thiên hướng về giao tiếp, lãnh đạo thì đây thực sự là một lựa chọn phù hợp. Bạn có thể tìm việc làm ngành hospitality tại các kênh truyền thông xã hội, website doanh nghiệp hoặc các kênh tuyển dụng uy tín như TopCV. Tại đây, ứng viên sẽ có cơ hội đều tham khảo nhiều nhà tuyển dụng khác nhau và lựa chọn những vị trí công việc phù hợp.

Bạn có biết phần lớn các khách sạn 3-5 sao tại Việt Nam phải thuê quản lý nước ngoài với mức lương vài chục ngàn USD mỗi tháng? Đây rõ ràng là cơ hội của những bạn trẻ Việt Nam nên nắm bắt thay vì trao lại cho lao động nước ngoài.

Hãy tự trao cho mình cơ hội bằng cách trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để trở thành những nhân sự chất lượng cao của ngành hospitality ngay hôm nay.