Các ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay và cơ hội việc làm ngành dịch vụ

các ngành dịch vụ tại việt nam hiện nay

Ngành dịch vụ được coi là mũi nhọn giúp tạo cú hích cho nền kinh tế tăng trưởng thần tốc. Cơ hội việc làm trong ngành dịch vụ cũng rất hấp dẫn và đa dạng cùng mức thu nhập cao. Hãy cùng Blog TopCV tìm hiểu xem các ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay thế nào và cơ hội tìm kiếm việc làm trong ngành dịch vụ đầy tiềm năng này ra sao nhé!

Thế nào là ngành dịch vụ?

Dịch vụ là hàng hóa mang tính vô hình, hay là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi dựa vào các yếu tố vô hình, nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Ngành dịch vụ được coi là “ngành công nghiệp không khói”. Nghĩa là nó không gây những tác động xấu đến tài nguyên và môi trường xung quanh nhưng chúng mang lại lợi ích và giá trị thặng dư vô cùng lớn cho nền kinh tế. 

các ngành dịch vụ của việt nam hiện nay
Ngành dịch vụ là một trong những mũi nhọn trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân

Có thể phân loại ngành dịch vụ dựa trên đặc điểm của từng nhóm như: dịch vụ tiêu dùng (ăn uống, sửa chữa), dịch vụ công, dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh (ngân hàng, hậu cần, bảo hiểm,…)

Đặc điểm ngành dịch vụ

4 đặc điểm chính của ngành dịch vụ bao gồm

  • Sản phẩm mang tính phi vật chất: Trái ngược với ngành sản xuất là ngành chế tạo ra những sản phẩm có thể cầm nắm, sử dụng được (như thức ăn, đồ gia dụng, thời trang, mỹ phẩm,…) thì ngành dịch vụ mang đến những sản phẩm vô hình, phi vật thể.
  • Sản phẩm không đồng nhất: Chất lượng dịch vụ rất khác nhau phụ thuộc vào nơi cung cấp dịch vụ. Chất lượng có thể có quy chuẩn chung hoặc mức tối thiểu hay mức sàn, song tùy theo từng đơn vị, từng doanh nghiệp mà chất lượng, phẩm cách dịch vụ sẽ không giống nhau.
  • Sản xuất và tiêu thụ là quá trình không tách rời: Dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ cùng một lúc: lúc sản xuất đồng thời là lúc tiêu thụ, khác biệt hoàn toàn so với sản phẩm hàng hóa (sản xuất hoàn thiện rồi mới được tiêu thụ)
  • Không thể chuyển quyền sở hữu và không toàn quyền sở hữu: Khi mua dịch vụ thì duy nhất người mua (khách hàng) mới có quyền dùng dịch vụ, cũng như được hưởng những lợi ích mà dịch vụ mang tới trong một khoảng thời gian nhất định.

Vai trò của ngành dịch vụ

Có thể nói, vai trò của ngành dịch vụ là vô cùng lớn. Ngành dịch vụ giúp thúc đẩy và hỗ trợ các ngành sản xuất phát triển, đồng thời giúp cơ cấu nền kinh tế ổn định, vững chắc. Trên hết, ngành dịch vụ mang tới lợi ích và sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế quốc dân.

Các ngành dịch vụ phát triển kéo theo nguồn lao động và việc làm mới được mở ra, giúp mở rộng thị trường lao động một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, nó còn giúp khai thác, tận dụng và nâng tầm tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa vật thể và ohi vật thể, di tích lịch sử, thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.

Các ngành dịch vụ phát triển ở Việt Nam

Du lịch – lữ hành – khách sạn 

Với lợi thế ưu đãi thiên nhiên ban tặng như bờ biển dài, núi đồi, cao nguyên, đồi cát,…du lịch đã và đang là một trong những ngành dịch vụ mũi nhọn của Việt Nam. Các điểm du lịch trải dài từ Bắc đến Nam như Sapa, Hà Giang, Mộc Châu, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế – Đà Nẵng – Hội An, Quy Nhơn – Phan Thiết, Mũi Né, Đà Lạt,… Du lịch khám phá, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh,… đều phát triển, mang lại nguồn thu nhập và sức bật lớn cho kinh tế địa phương

Công nghệ thông tin

Trong thời đại chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, thì công nghệ thông tin là một trong những ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ nhất. Cơn khát nhân lực ngành công nghệ thông tin chưa có dấu hiệu ngừng lại, mức thu nhập cho các nhà lập trình cũng đang ở mức top đầu các ngành dịch vụ hiện nay.

Hậu cần (logistics)

Logistics là dịch vụ thiết yếu với toàn bộ ngành sản xuất, giúp việc luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa được thông suốt, từ đó tạo nền tảng cho ngành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Dịch vụ tài chính

Là một trong những ngành dịch vụ xương sống của nền kinh tế, dịch vụ tài chính còn được coi là đòn bẩy cho sự tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán… là những định chế tài chính cung cấp dịch vụ tài chính chuyên nghiệp tới các tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn vay, gửi tiền tiết kiệm, đầu tư,…

các ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay
Tài chính là một trong các ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay có tốc độ tăng trưởng vững vàng

Dịch vụ chuyên môn

Đây là các dịch vụ thuộc về một ngành nghề chuyên nghiệp, có tính chuyên môn hóa cao. Người cung cấp dịch vụ phải có trình độ chuyên nghiệp ở mức cao, nhằm mang tới dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Có thể kể đến như: tư vấn pháp luật, kiến trúc sư, tư vấn thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, biên phiên dịch, stylist (người tạo phong cách), các dịch vụ thuê người giúp việc, vệ sĩ cá nhân,…

Truyền thông – Quảng cáo

Nhu cầu truyền thông cho doanh nghiệp tăng cao mạnh mẽ trong một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, giúp quảng bá doanh nghiệp về sản phầm, dịch vụ, từ đó mang lại sự phát triển về doanh thu. Truyền thông không chỉ giới hạn trong doanh nghiệp mà hiện nay còn mở rộng tới cả truyền thông cho cá nhân (xây dựng thương hiệu cá nhân)

Văn hóa – giải trí – thể thao

Khi đời sống người dân được cải thiện thì nhu cầu văn hóa, giải trí, thể thao cũng được tăng cao. Những dịch vụ như xem phim, nghe nhạc, chơi thể thao, chơi game và các ứng dụng giải trí, sử dụng các nền tảng xem phim – nghe nhạc trực tuyến… đang tăng mạnh mẽ và là một trong các ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Gym, yoga, làm tóc, làm móng, trang điểm, spa, thẩm mỹ… đều là những dịch vụ đang thu hút số lượng lớn lao động do nhu cầu thị trường luôn tăng trưởng nhanh chóng và vững chắc.

Cần có kỹ năng gì để làm việc trong ngành dịch vụ?

Để có thể làm việc trong ngành dịch vụ, bên cạnh vững vàng chuyên môn cứng thì những kỹ năng mềm là không thể thiếu. Một người làm dịch vụ cần có kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp khéo léo với khách hàng. Có thể nói những kỹ năng mềm này có vai trò quan trọng không kém gì kiến thức chuyên môn, bởi nó góp phần không nhỏ tới cảm nhận của khách hàng, sự hài lòng cuối cùng của khách hàng.

các ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay
Để có thể làm việc trong các ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay cần chuẩn bị đầy đủ cả kiến thức chuyên môn vững vàng cùng kỹ năng mềm khéo léo, linh hoạt, nhanh nhẹn

Người làm trong ngành dịch vụ còn cần khả năng ứng biến linh hoạt, nhanh nhẹn, khéo léo trước các tình huống bất ngờ. Yêu cầu tuyển dụng của ngành dịch vụ khá khắt khe nhằm mang tới cho khách hàng sự hài lòng lớn nhất.

Để tự tin ứng tuyển công việc HOT trong ngành dịch vụ, bạn hãy tham khảo mẫu CV dành riêng cho ngành dịch vụ giúp ăn điểm với nhà tuyển dụng và nhanh tay apply các việc làm dịch vụ HOT nhất trên TopCV ngay nhé!