Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng bậc nhất trong mỗi tổ chức. Quản lý và khai thác tốt nguồn lực này là mục tiêu của nhà quản lý nhân sự. Chính vì thế, vị trí quản lý nhân sự được rất nhiều người quan tâm, không bộ máy hoạt động nào thiếu được vị trí này. Blog.TopCV sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm quản lý nhân sự tại bài viết dưới đây.
1. Quản lý nhân sự là gì?
1.1 Khái niệm quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự là người sẽ lên kế hoạch từ tuyển dụng đến sử dụng nguồn nhân lực ra sao, kiểm soát như thế nào… Tất cả hoạt động của người làm quản lý nhân sự đều hướng đến khai thác làm sao hợp lý và hiệu quả nhất nguồn lực con người của công ty.
1.2 Quản lý nhân sự cần làm những gì?
Nếu bạn thắc mắc quản lý nhân sự cần làm những gì, câu trả lời là rất nhiều. Bởi lẽ tất cả các yếu tố liên quan đến hệ thống cán bộ nhân viên của công ty sẽ đều thuộc phạm vi trách nhiệm của bạn. Từ chiêu mộ, tuyển chọn đến quản lý thông tin nhân viên, quản lý công tác đào tạo, lương thưởng, nghỉ phép… Nhiều công ty còn yêu cầu phòng nhân sự đảm đương các công việc văn thư. Ví dụ như sắp xếp giấy tờ sổ sách, mua văn phòng phẩm,… Là quản lý, bạn không cần phải trực tiếp làm hết các công việc này. Tuy nhiên bạn sẽ là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các công việc này.
>>> Xem thêm: Phòng nhân sự là gì? Chức năng và nhiệm vụ của phòng nhân sự
2. Quản lý nhân sự cần kỹ năng gì?
Với những trách nhiệm quan trọng như trên, quản lý nhân sự cần kỹ năng gì. Theo kinh nghiệm làm quản lý nhân sự, bạn nên có những kỹ năng sau đây.
2.1 Kỹ năng giao tiếp
Không chỉ đối với người làm quản lý nhân sự, kỹ năng giao tiếp là cơ bản và cần thiết với bất kì ai. Kỹ năng này không chỉ giúp việc trao đổi thông tin trong công việc dễ dàng hơn mà còn thể hiện được bản thân là người như thế nào (mạnh mẽ, quyết đoán hay khó bắt chuyện…)
2.2 Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng tối quan trọng. Bởi kỹ năng này bao gồm rất nhiều những kỹ năng cần thiết khác. Ví dụ như kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng ra quyết định, team work… Người có sở hữu kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời sẽ linh hoạt, điều phối và kiểm soát được mọi hoạt động, đảm bảo mọi thứ trơn tru.
2.3 Kỹ năng quản lý thời gian
Khối lượng công việc của quản lý nhân sự là rất lớn. Vì thế, có kỹ năng quản lý thời gian sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bạn. Kỹ năng này giúp công việc được sắp xếp hợp lý và đảm bảo deadline theo đúng kế hoạch.
2.4 Kỹ năng lắng nghe
Không nên là một “nhà độc tài” chỉ luôn ra lệnh cho mọi người. Hãy lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của các nhân viên. Quản lý phải là người kết nối được mọi người. Khi bạn có kỹ năng này, công việc sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn và xây dựng được quan hệ gắn bó giữa mọi người.
2.5 Kỹ năng phân chia công việc
Kỹ năng phân chia công việc đòi hỏi quản lý phải nắm được điểm mạnh và điểm yếu của mỗi người. Điều này có được một phần chính là nhờ sự lắng nghe, thấu hiểu đồng nghiệp của mình. Bạn không cần phải “gánh team”, hãy phân chia công việc phù hợp cho các thành viên. Một người quản lý nhân sự giỏi sẽ giúp nhân viên của mình có cơ hội tỏa sáng và thể hiện bản thân qua công việc.
3. Chia sẻ kinh nghiệm làm quản lý nhân sự
3.1 Xây dựng môi trường làm việc kỷ luật
Không phải môi trường kỷ luật là mọi thứ phải đều nằm trong khuôn khổ gắt gao và cứng nhắc. Bạn đề ra những quy định nhằm giữ ổn định và “hoà bình” cho môi trường làm việc chứ không phải giới hạn sự sáng tạo của nhân viên.
3.2 Có trách nhiệm
Đương nhiên, quản lý là người đưa ra các quyết định, kế hoạch. Vì thế hãy đảm bảo hiệu quả công việc. Khi thất bại hãy mạnh dạn đứng ra nhận trách nhiệm về mình. Không nên “đổ thừa” cho nhân viên, sử dụng sức ép quyền lực để bắt người khác nhận trách nhiệm thay mình.
3.3 Đánh giá nhân viên định kỳ
Việc đánh giá sát sao hoạt động của nhân viên là điều quản lý nhân sự nên làm. Điều đó sẽ hỗ trợ bạn trong việc đảm bảo hiệu quả công việc; đồng thời hiểu nhân viên của mình hơn.
3.4 Khen thưởng phân minh
Nghệ thuật quản lý nhân sự là có thể tạo ra môi trường công bằng, minh bạch cho tất cả mọi người. Khen thưởng phân minh sẽ là một cách tạo động lực cho nhân viên, giúp mọi người thay đổi và phát triển hơn.
3.5 Luôn nhiệt tình
Kinh nghiệm làm quản lý nhân sự hiệu quả là đừng chỉ quản lý, hãy chỉ dẫn. Hãy để nhân viên thấy bạn hoàn toàn sẵn sàng giúp đỡ họ. Từ đó đồng nghiệp hay cấp dưới của bạn sẽ tự tin làm việc hơn. Việc bạn luôn nhiệt tình sẽ thúc đẩy động lực làm việc cho những người khác.
4. Tìm việc làm quản lý nhân sự ở đâu?
Hiện nay, nhu cầu cho ngành nhân sự luôn rất cao ở mọi lĩnh vực. Những người có kinh nghiệm làm quản lý nhân sự luôn tin tưởng TopCV. Đây vừa là nơi đăng tin tuyển dụng hiệu quả, vừa kết nối được với ứng viên nhanh chóng, phù hợp. Vì thế hãy truy cập TopCV để tham khảo ngay các việc làm quản lý nhân sự cập nhật mới nhất.
Việc làm trưởng phòng nhân sự
Trên đây là những kinh nghiệm làm quản lý nhân sự mà Blog TopCV tổng hợp được. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn khi lựa chọn công việc mà mình mong muốn. Bạn có thể tìm việc làm nhân sự tại TopCV, chúng tôi có rất nhiều tin tuyển dụng hấp dẫn chờ bạn ứng tuyển đi làm.