Để tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp thì không thể thiếu kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Không có kỹ năng này thì chúng ta khó đạt được thành công trong công việc và cuộc sống. Vậy, làm thế nào để rèn luyện kỹ năng lắng nghe? Vì sao lắng nghe và thấu hiểu lại là kỹ năng mềm quan trọng? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây của Blog.TopCV.vn.
Kỹ năng lắng nghe là gì?
Quá trình lắng nghe là một hành động chủ động. Lúc này, người nghe hướng tất cả sự tập trung thính giác vào những gì người đối diện nói đến. Tuy lắng nghe là một phản xạ tự nhiên nhưng để biến thành kỹ năng chuyên nghiệp thì vẫn phải thông qua học hỏi và rèn luyện. Nhìn chung, kỹ năng lắng nghe không chỉ quan trọng với cuộc sống thường ngày mà còn có ích trong môi trường làm việc. Đây cũng là kỹ năng cơ bản mà mọi nhà tuyển dụng đều mong muốn ứng viên sở hữu.
Xem thêm: Cách để trở thành “người biết lắng nghe”
Vai trò của kỹ năng lắng nghe trong cuộc sống và công việc
Trong cuộc sống
Biết cách lắng nghe mang lại rất nhiều lợi ích trong cuộc sống. Thông qua kỹ năng này, con người có thể:
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, đem lại sự tự tin trong giao tiếp
- Biết lắng nghe để nắm bắt vấn đề và thông tin từ người đối diện, tăng khả năng tương tác qua lại
- Trở nên đồng cảm hơn với người khác, thể hiện thái độ trân trọng và lịch sự
- Biện pháp hữu ích giúp hạn chế xung đột hoặc hiểu nhầm do không không lắng nghe chính xác
Trong công việc
Trong công việc thì sao? Biết lắng nghe sẽ giúp người đi làm thực hiện được những điều sau đây:
- Lắng nghe cấp trên, đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm
- Có thể thấu hiểu tính cách và tâm tư tình cảm của đồng nghiệp. Từ đó trở nên hòa đồng hơn với tập thể
- Tự tin giao tiếp với khách hàng và đối tác. Qua đó thể hiện thái độ lịch thiệp, tôn trọng
- Nếu bạn là người lãnh đạo thì nên lắng nghe ý kiến từ cấp dưới để có cách quản lý hiệu quả và công bằng hơn
>>> Tin liên quan: Kỹ năng lắng nghe là gì? Nguyên tắc để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả
Nguyên nhân khiến bạn mất tập trung khi lắng nghe
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất tập trung khi lắng nghe. Để khắc phục nhược điểm thì bạn nên tìm hiểu lý do triệt để. Sau đây là một vài tình huống gây mất tập trung phổ biến nhất.
Nguyên nhân chủ quan
Những nguyên nhân chủ quan thường đến từ bản thân người nghe, bao gồm:
- Thiếu tập trung trong câu chuyện
- Mải làm việc riêng: đeo tai nghe, lướt điện thoại, ăn uống…
- Không có hứng thú lắng nghe người đối diện
- Vì yếu tố sức khỏe lúc đó: mệt mỏi, buồn ngủ, đói bụng…
- Bất đồng quan điểm với người nói
Xem thêm: Muốn tập trung làm việc thì đừng quên thực hiện 5 bước sau!
Nguyên nhân khách quan
Những nguyên nhân khách quan thường đến từ môi trường xung quanh cuộc đối thoại, bao gồm:
- Tiếng người nói ồn ào
- Tiếng nhạc lớn
- Tiếng xe cộ đi lại
- Tiếng công trường xây dựng
Vì vậy, hãy chọn nơi nói chuyện yên tĩnh để lắng nghe rõ ràng hơn. Nếu là cuộc đối thoại quan trọng với nhiều nội dung tuyệt mật thì càng nên chú ý điều này.
Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe thấu hiểu
Lắng nghe bằng thái độ chân thành
Thái độ chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự tập trung. Muốn lắng nghe hiệu quả thì bạn phải chuẩn bị tinh thần chân thành nhất. Trong trường hợp tâm trạng hết sức tồi tệ thì nên từ chối cuộc trò chuyện để tránh kết quả tiêu cực. Người nói cũng không muốn đối diện với một người nghe thiếu chân thành, chán chường và thiếu nghiêm túc.
Tập trung
Vì giao tiếp là tương tác hai chiều nên rất cần sự tập trung qua lại để việc lắng nghe trở nên hiệu quả. Đừng nên làm việc riêng trong lúc trò chuyện vì như vậy sẽ gây mất chú ý. Bên cạnh đó, người nói cũng cảm thấy khó chịu khi người nghe không bận tâm lắng nghe. Muốn tránh xao nhãng tuyệt đối thì bạn nên nghiêm túc đối thoại. Hãy hạn chế sử dụng điện thoại, hạn chế làm việc riêng và chọn nơi trò chuyện yên tĩnh nhất.
Tăng cường trao đổi bằng ánh mắt
Trao đổi bằng ánh mắt chính là chìa khóa vàng nâng cao chất lượng giao tiếp. Đó là ví dụ cụ thể của tương tác trực tiếp. Việc nhìn thẳng vào mắt người khác trong lúc trò chuyện sẽ làm tăng cảm giác tin tưởng và tập trung cao độ. Điều này cũng giúp lời nói của bạn trở nên thuyết phục hơn. Ngoài ra, giao tiếp bằng mắt thể hiện sự quyền lực, tự tin và khẳng khái.
Phản hồi lại người nói
Đừng để đối phương nói chuyện một mình mà hãy phản hồi lại thông qua những câu hỏi và câu cảm thán khéo léo. Đặt câu hỏi cũng là cách thể hiện sự tập trung của bạn vào nội dung trước đó. Bởi có quan tâm đến lời người nói thì người nghe mới phản hồi lại để tiếp tục câu chuyện.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải hỏi lại một câu liên tục mà nên để người nói có không gian riêng. Nếu bạn vô ý ngắt lời thì còn bị cho là bất lịch sự. Vậy nên phải chờ người còn lại nói xong thì mới được phản hồi lại nhé.
Tôn trọng suy nghĩ, quan điểm của người khác
Cuối cùng, biết tôn trọng ý kiến của người đối diện là điều cốt yếu bạn cần nhớ. Một khi bạn sở hữu tư tưởng cởi mở, sẵn sàng lắng nghe nhiều suy nghĩ khác biệt thì mới gọi là thấu hiểu. Không ai muốn tâm sự với một người bảo thủ nên cả nên hãy luôn mở rộng tâm trí. Việc này cũng giúp bạn thấu hiểu đối phương hơn. Từ đó biết chọn lọc ngôn từ để tránh làm tổn thương họ.
Xem thêm: 3 giải pháp hoàn hảo nâng cao kỹ năng giao tiếp
Nói tóm lại, kỹ năng lắng nghe là điều không thể thiếu trong công việc và cuộc sống. Hy vọng những bí quyết phía trên sẽ giúp bạn lắng nghe và thấu hiểu hiệu quả hơn. Nếu đã tự tin với kỹ năng mềm của mình rồi thì đừng ngần ngại tạo CV online để kết nối với hàng trăm nhà tuyển dụng đa ngành tại TopCV nhé! Chúc bạn thành công!
Nguồn ảnh: Sưu tầm