Kế toán nội bộ là vị trí không thể thiếu và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Tùy vào quy mô và lĩnh vực hoạt động mà công việc của kế toán nội bộ có sự khác nhau. Vậy kế toán nội bộ là gì? Cần những kỹ năng gì để trở thành kế toán nội bộ chuyên nghiệp? Hãy cùng BlogTopCV.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Kế toán nội bộ là gì?
Kế toán nội bộ (In house Accountant) còn được gọi với tên kế toán quản trị là người kiểm soát, xử lý các số liệu phát sinh thực tế trong doanh nghiệp như không có hóa đơn, chứng từ. Mục đích của hoạt động kiếm soát, thống kê, phân tích số liệu chính là tính được lời lãi hoặc lỗ, từ đó xác định doanh nghiệp đang có lợi nhuận hay bị thua lỗ.
Mô tả công việc kế toán nội bộ
Công việc của kế toán nội bộ chủ yếu xoay quan vấn đề ghi chép sổ sách các hoạt động diễn ra thường ngày của doanh nghiệp. Tùy vào chức năng của từng bộ phận, doanh nghiệp riêng biệt mà kế toán nội bộ được chia thành nhiều loại như kế toán kho, kế toán thu chi, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, kế toán bán hàng,… Tuy nhiên, một kế toán nội bộ sẽ thực hiện một số công việc chung sau:
- Kiểm soát và kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ, hóa đơn theo đúng trình tự để luân chuyển hợp lý.
- Hạch toán các chứng từ, hóa đơn nội bộ.
- Có trách nhiệm lưu trữ và bảo mật thông tin các giấy tờ quan trọng của doanh nghiệp.
- Kết hợp cùng các kế toán nội bộ khác trong bộ phận để thực hiện các công việc được giao.
- Lập các báo cáo đột xuất, lập báo cáo theo tuần, tháng, quý hoặc năm theo yêu cầu nhà quản trị.
- Thu thập, phân tích các số liệu về tình hình kinh doanh thực tế của công ty. Từ đó, đưa ra phân tích, góp ý tư vấn cho cấp trên.
Các kỹ năng của kế toán nội bộ là gì?
Để trở thành nhân viên kế toán nội bộ giỏi không chỉ nắm chắc kiến thức chuyên ngành mà còn phải có đầy đủ các kỹ năng liên quan được áp dụng mỗi ngày.
Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ
Nghiệp vụ kế toán là yếu tố vô cùng quan trọng đối với những ai làm việc trong ngành này. Không chỉ hoàn thành và tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, kế toán nội bộ cần thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ như thống kê, làm báo cáo, lưu trữ, kiểm tra hồ sơ, số liệu, hoạch toán chứng từ,…. Từ đó, giúp giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng.
Kỹ năng tin học văn phòng
Không riêng kế toán, kỹ năng tin học văn phòng là điều kiện không thể thiếu của hầu hết các ngành nghề. Tuy nhiên, nhân sự ngành kế toán nội bộ phải ưu tiên thành thạo Word để viết báo cáo, Excel để tính toán các số liệu và Power Point để thuyết trình. Ngoài ra, cần nắm được cacs phần mềm chuyên sâu về kế toán để hỗ trợ công việc hàng ngày.
>>> Xem thêm: Mô tả công việc kế toán nội bộ và những công cụ hỗ trợ
Kỹ năng phân tích, quan sát, tổng hợp
Công việc kế toán nội bộ luôn phải tiếp xúc với những con số liên quan đến thu chi, chứng từ, báo cáo,…. nên đòi hỏi nhân sự phải có kỹ năng quan sát, tổng hợp, phân tích để đưa ra tình hình thực tế và những vấn đề phát sinh (nếu có). Từ đó, đưa ra cách giải quyết kịp thời, không làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.
Hơn nữa vào những ngày gần cuối tháng, cuối năm, kế toán nội bộ phải tổng kết chi tiêu, lương bổng cho nhân viên,… Lúc này, việc tỉnh tảo để phân tích và tổng hợp đúng rất quan trọng vì chỉ cần sai sót một con số cũng có thể gây thiệt hại cho công ty.
Khả năng chịu áp lực công việc
Thường xuyên phải đối mặt với sổ sách, giấy tờ, con số và hàng loạt các vấn đề nghiệp vụ phát sinh khiến nhân sự kế toán nói chung, kế toán nội bộ nói riêng luôn rơi vào tình trạng quá tải. Chính vì vậy, để tránh được những sai lầm trong quá trình làm việc, kế toán nội bộ luôn phải giữ tinh thần thép, khả năng chịu được áp lực công việc cao.
Khả năng tính toán tốt, nhạy bén với con số
Một trong những kỹ năng không thể thiếu của một kế toán nội bộ chính là tính toán tốt và nhạy bén với con số. Phần lớn thời gian làm việc phải tiếp xúc với số để cập nhật, xử lý, tổng hợp hóa đơn hay thực hiện thu chi liên tục nên khả năng tính toán nhanh nhạy, chính xác sẽ giúp hạn chế các rủi ro sai số có thể xảy ra. Đồng thời, kế toán nội bộ phải biết cách sử dụng phần mềm tính toán để tăng độ chính xác. Bởi chỉ cần sai lệch 1 con số sẽ có thể gây ra thiệt hại rất lớn đối với công ty.
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử chuyên nghiệp
Dù làm việc độc lập, cần sự tập trung cao độ và phần lớn thời gian dành cho những con số nhưng kế toán nội bộ vẫn cần bổ sung thêm kỹ năng giao tiếp, ứng xử chuyên nghiệp. Bởi họ là người trực tiếp tiếp nhận và tổng hợp số liệu từ các phòng ban nên để phối hợp làm việc nhịp nhàng, cùng giải quyết các vấn đề kế toán nội bộ phải chủ động liên hệ, trao đổi thông tin.
Kỹ năng quản lý thời gian
Biết cách sắp xếp và quản lý thời gian hợp lý không chỉ giúp hoàn thành công việc đúng tiến độ mà còn không làm hao tổn quá nhiều sức lực. Hơn nữa, thời gian được phân chia đều cho từng đầu việc sẽ giúp tận dụng triệt để, làm được nhiều việc hơn, nâng cao hiệu suất công việc và không còn những khoảng thời gian vô ích.
Kỹ năng lập kế hoạch
Một kế toán nội bộ có rất nhiều nhiệm vụ cần phải thực hiện nên thường xuyên bận rộn, thậm chí làm ngoài giờ trong những ngày gần cuối tháng, cuối năm là không tránh khỏi. Chính vì vậy, việc lập kế hoạch chi tiết các công việc cần làm, thời gian hoàn thành,… vô cùng quan trọng, vừa giúp theo dõi được tiến độ công việc, vừa tránh bị quên, làm sót việc. Lịch, hồ sơ có số thứ tự, giấy nhớ đa màu cùng bút hightlight l và các phần mềm,… là những “người đồng hành” hữu ích để lên kế hoạch hằng ngày.
Khả năng thích ứng
Có khả năng thích ứng nhanh với công việc và môi trường làm việc sẽ trở thành lợi thế đối với nhân sự kế toán nội bộ. Ngoài việc tiếp cận và thay đổi theo hướng tích cực để áp dụng vào công việc, họ còn luôn đối diện với những thử thách mới để phát triển bản thân. Luôn thay đổi, học cách thích nghi để đáp ứng được tất cả những gì mà công việc đòi hỏi ở bạn.
Trung thực và cẩn thận
Công việc luôn gắn với số liệu, sổ sách, giấy tờ về tài chính công ty nên kế toán nội bộ nhất định phải thật cẩn thận và tỉ mỉ. Họ phải luôn đảm bảo tính chính xác của những con số, chỉ cần mắc một lỗi nhỏ có thể kéo theo sai cả hệ thống và gây ra tổn thất lớn. Thậm chí, chỉ một dấu chấm hay dấu phẩy đảo chỗ cho nhau thì giá trị của con số đã thay đổi rất nhiều.
Ngoài ra, các công ty khi tuyển ứng viên ở vị trí này cũng chú trọng không kém đến tính trung thực. Bởi trong quá trình làm việc, kế toán nội bộ là người trực tiếp tìm hiểu, thống kê những thông tin xoay quanh hoạt động kinh tế. Trong khi đó, những nội dung này cần phải được phản ánh một cách chính xác, chân thực để doanh nghiệp nắm bắt, đưa ra định hướng phát triển hoặc biện pháp giải quyết nếu xảy ra vấn đề.
>>> Xem thêm: Người học kế toán có thể làm trái ngành gì tốt nhất?
Mức lương của kế toán nội bộ
Trong những năm gần đây, kinh tế đang phát triển, tạo cơ hội việc làm khối ngành kinh tế cao nên nhiều sinh viên lựa chọn học kế toán với mong muốn kiếm được công việc với mức thu nhập ổn định khi ra trường. Theo Báo cáo thị trường tuyển dụng năm 2021 của TopCV, tùy vào số năm kinh nghiệm mà mức lương của nhân viên kế toán nội bộ có sự chênh lệch. Cụ thể:
- Sinh viên mới ra trường/ người chưa có kinh nghiệm lương khởi điểm dao động từ 4-5 triệu đồng/tháng.
- Người có kinh nghiệm từ 1-3 năm, mức lương khoảng 7.4-10 triệu đồng/tháng.
- Người có kinh nghiệm trên 3 năm, mức lương dao động từ 9.4-14.6 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, với những nhân sự có kinh nghiệm, hoàn thành đầy đủ hoặc vượt mức mô tả công việc kế toán nội bộ, mức lương có thể lên tới 20 triệu đồng/tháng.
Các phần mềm kế toán nội bộ nên biết
Để trở thành kế toán nội bộ chuyên nghiệp nhất định phải nắm chắc cách sử dụng các phần mềm kế toán hữu ích. Sau đây là một số phần mềm thông dụng bạn những ai muốn theo đuổi vị trí kế toán nội bộ cần biết:
- Fast Finance: Đây là phần mềm kế toán online, một trong những “trợ thủ đắc lực” của một kế toán nói chung và kế toán nội bộ nói riêng. Không chỉ quản lý dữ liệu và bảo mật hệ thống, Fast Finance còn được dùng để xử lý các chứng từ, hóa đơn giao dịch và phân tích số liệu kinh doanh đa chiều.
- Effect: Đây là một trong những phần mềm uy tín được nhiều khách hàng sử dụng, có đầy đủ các nghiệp vụ kế toán theo Bộ tài chính. Effect thường được sử dụng trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
- Misa: Không còn quá xa lạ với dân kế toán, Misa được ví như phần mềm quốc dân cung cấp các tính năng nghiệp vụ kế toán chuyên nghiệp với độ chính xác và tính bảo mật cao. Phần mềm này được áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- 3TSoft: Với tốc độ xử lý dữ liệu uyển chuyển và độ chính xác cao, phần mềm này là “trợ thủ đắc lực” của các kế toán nội bộ. 3TSoft cũng được đánh giá khá cao vì dễ sử dụng và thuận tiện cho mọi thao tác.
- LinkQ: Đây là phần mềm được các doanh nghiệp lớn ưu tiên sử dụng vì hỗ trợ công cụ quản lý tập chung. Hơn nữa, giao diện của LinkQ rất dễ sử dụng, kết nối dễ dàng với cơ sở dữ liệu từ xa, đặc biệt có thể mở nhiều cửa sổ máy tính cùng lúc giúp dễ làm việc và quản lý hơn.
>>> Xem thêm: Nhân viên kế toán là gì? Trọn bộ thông tin cần thiết để trở thành kế toán
Học ngành gì để trở thành kế toán nội bộ?
Trong những năm gần đây, kế toán có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao và dần trở thành ngành nghề hot được giới trẻ lựa chọn theo đuổi. Theo Báo cáo thị trường tuyển dụng năm 2021 của TopCV, kế toán nằm trong top các vị trí công việc doanh nghiệp dự kiến tuyển dụng nhiều nhất trong năm 2022 (10.9%).
Tuy nhiên, kế toán nói chung, kế toán nội bố nói riêng thường xuyên làm việc với những con số nên cần sự chính xác, kiến thức chuyên môn cao và nhiều kỹ năng liên quan. Chính vì thế, việc lựa chọn được ngôi trường đào tạo chuyên ngành rất quan trọng bởi đó không chỉ là môi trường rèn luyện, tích lũy kiến thức và kỹ năng tuyệt vời mà còn hữu ích khi xin việc sau khi tốt nghiệp. Hiện nay, rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước đào tạo chuyên sâu ngành kế toán có thể kể đến như:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Ngoại thương.
- Học viện Tài chính.
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Trường Học viện Ngân Hàng.
- Trường Đại học Thương Mại.
- Trường Đại học Công đoàn.
- Trường Đại học Giao thông vận tải.
Khu vực miền Trung
- Đại học Kinh tế của Trường Đại học Đà Nẵng.
- Đại học Kinh tế (Đại học Huế).
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.
Khu vực miền Nam
- Đại học Kinh tế TP.HCM.
- Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
- Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
- Trường Đại học Tài Chính Marketing.
Ngoài các trường đại học, các bạn muốn trở thành kế toán nội bộ cũng có thể đăng ký học tại các trường Cao đẳng hay trung tâm dạy nghề để lấy chứng chỉ theo khả năng và điều kiện kinh tế.
Tìm việc làm kế toán nội bộ ở đâu?
Công nghệ 4.0 ngày càng phát triển mạnh mẽ, ứng viên dễ dàng tìm việc làm kế toán trong các diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội, trang tin nội bộ của doanh nghiệp hoặc các website tuyển dụng uy tín như TopCV, Indeed, Vieclam24h, Jobstreet,…. Trong đó, TopCV là trang tin tuyển dụng được nhiều người tin tưởng, lựa chọn để tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tự hào mang tới hệ sinh thái tuyển dụng chất lượng, chuyên nghiệp cho thị trường lao động trong nước, mỗi ngày TopCV mang đến cho ứng viên hơn 30.000 việc làm kế toán nội bộ và nhiều ngành nghề khác được cập nhật từ 190.000+ nhà tuyển dụng uy tín. Những tin tuyển dụng đăng trên TopCV có nội dung đầy đủ bao gồm thông tin công ty, mô tả công việc, kỹ năng yêu cầu, chế độ lương và những phúc lợi khác đều được gắn tích xanh vào đầu mỗi tin tuyển dụng nên ứng viên không lo bị lừa.
Hơn nữa, ứng viên có thể tìm kiếm việc làm kế toán nội bộ thông qua 2 bộ lọc là Địa điểm làm việc và Lĩnh vực/Ngành nghề. Đồng thời, ứng viên có thể F5 bản thân với những mẫu CV được thiết kế sẵn chuyên nghiệp phù hợp với đặc thù của từng ngành nghề. Từ đó, tăng cơ hội gia nhập vào hệ sinh thái kết nối tuyển dụng giữa doanh nghiệp và ứng viên.
Tạm kết
Với những nội dung cung cấp ở trên về kế toán nội bộ, BlogTopCV.vn hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Từ đó giúp các bạn đưa ra định hướng nghề nghiệp trong tương lai phù hợp. Nếu bạn thực sự yêu thích và có năng lực thì việc tìm kiếm việc làm kế toán lương cao sẽ không gặp quá nhiều khó khăn. Đừng quên truy cập TopCV.vn để cập nhật thông tin việc làm miễn phí mới nhất!