Học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Nên học ở trường Đại Học nào?

hoc-kinh-te-doi-ngoai-ra-lam-gi

Kinh tế đối ngoại đang là ngành học nhận được sự quan tâm lớn từ các bạn học sinh, sinh viên và cả phụ huynh nhờ có cơ hội việc làm rộng mở và mức thu nhập cao. Vậy, học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Trong bài viết này, Blog.TopCV.vnsẽ giới thiệu với bạn những nghề nghiệp, công việc và mức thu nhập của nhân sự ngành kinh tế đối ngoại.

Tổng quan về ngành Kinh tế đối ngoại

Để có câu trả lời cho câu hỏi “Học ngành kinh tế đối ngoại ra làm gì”, bạn cần nắm được các thông tin cơ bản về ngành kinh tế đối ngoại.

Ngành Kinh tế đối ngoại là gì?

Kinh tế đối ngoại (tiếng Anh là International Economics) là ngành học nghiên cứu về quan hệ kinh tế và giao thương giữa các quốc gia trên thế giới, cùng những ảnh hưởng của vấn đề quốc tế đến nền kinh tế thế giới.

Ngành kinh tế đối ngoại đào tạo ra đội ngũ nhân lực đầy nhạy bén và tự tin trước những chuyển dịch của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Kinh tế đối ngoại sẽ nghiên cứu tất cả các vấn đề bao gồm: hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại quốc tế, quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế và nhiều dịch vụ kinh tế khác.

Phân biệt kinh tế đối ngoại với kinh tế quốc tế

Xét về tổng quan thì kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế có vẻ giống nhau vì đều thiên về nghiên cứu lý thuyết, mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, lãnh thổ khác nhau. Tuy nhiên, kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế vẫn là hai ngành học khác nhau. Trong đó:

  • Kinh tế quốc tế: Là ngành nghiên cứu tổng thể về mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Kinh tế quốc tế sẽ xem xét cách các quốc gia tham gia vào thị trường toàn cầu, giao dịch hàng hóa, dịch vụ và vốn, đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này như chính trị, văn hóa, pháp luật, v.vv.. Ngoài ra kinh tế quốc tế cũng nghiên cứu về sự chênh lệch và tương tác giữa nền kinh tế của các quốc gia khác nhau.
  • Kinh tế đối ngoại: Luôn tập trung vào mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia cụ thể. Ngành này sẽ tập trung nghiên cứu các giao dịch thương mại, đầu tư nước ngoài, hợp tác kinh tế và các thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia. Ngoài ra, kinh tế đối ngoại cũng sẽ nghiên cứu về các chính sách và chiến lược mà các quốc gia sử dụng để tăng cường hoặc bảo vệ lợi ích kinh tế của họ trong môi trường kinh doanh quốc tế.
hoc-nganh-kinh-te-doi-ngoai-ra-lam-gi
Học ngành kinh tế đối ngoại ra làm gì? Kinh tế đối ngoại có giống kinh tế quốc tế?

>> Xem thêm: Học kinh tế quốc tế ra làm gì? 7 cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nhất!

Ưu và nhược điểm của ngành Kinh tế đối ngoại

Là một trong những ngành được quan tâm trong khối kinh tế, ngành Kinh tế đối ngoại có những ưu – nhược điểm như sau:

Ưu điểm: 

  • Cung cấp kiến thức kinh tế và thương mại kinh tế: Sinh viên chuyên ngành Kinh tế đối ngoại được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế, hội nhập quốc tế quốc tế. Đồng thời được học về các tư duy chiến lược trong việc xây dựng các chính sách bảo hộ cho quốc gia tham gia giao thương quốc tế. Những kiến thức này giúp bạn có nền tảng vững chắc để tăng cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường vì các nhà tuyển dụng đánh giá cao các ứng viên có chuyên môn và kỹ năng trong lĩnh vực kinh tế hội nhập như hiện nay. 
  • Trau dồi khả năng ngoại ngữ: Học Kinh tế đối ngoại bạn sẽ được trang bị và nâng cao kỹ năng ngoại ngữ. Các trường đại học đào tạo chuyên ngành này thậm chí còn có các lớp chất lượng cao, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh giúp đảm bảo đầu ra một cách chất lượng nhất. Kỹ năng ngoại ngữ sẽ là điểm cộng và công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình học tập và xin việc của bạn sau này.
  • Mở rộng cơ hội việc làm: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, ngành Kinh tế đối ngoại ngày càng khát nhân lực. Các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp về tài chính, công ty xuất nhập khẩu hay cơ quan Nhà nước,.. tuyển dụng các vị trí công việc với mức thu nhập hấp dẫn cho ứng viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại. Chỉ cần bạn trau dồi kỹ năng và chuyên môn, cho nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí công việc đang tuyển thì cơ hội việc làm là vô cùng tiềm năng và rộng mở.

Nhược điểm: 

  • Có ít trường đào tạo chuyên ngành Kinh tế đối ngoại nên hạn chế sự lựa chọn 
  • Các trường uy tín về đào tạo Kinh tế đối ngoại đều có điểm chuẩn đầu vào cao, tỷ lệ chọi khi tuyển sinh là rất lớn
  • Để học tốt ngành Kinh tế đối ngoại bạn cần có kỹ năng ngoại ngữ tốt, học tốt các môn khoa học tự nhiên. Bởi vậy tổ hợp thi và xét tuyển ngành Kinh tế đối ngoại tại các trường đại học/học viện hiện nay chủ yếu là các môn thuộc khối A, D

Ngành Kinh tế đối ngoại học gì?

Vì tính chất nghiên cứu các hoạt động kinh tế liên quan đến giao thương giữa các quốc gia trên thế giới nên sinh viên chuyên ngành kinh tế quốc tế sẽ được đào tạo các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về:

  • Thương mại quốc tế: Bao gồm việc nghiên cứu về hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia, những yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế cũng như các thỏa thuận thương mại quốc tế
  • Đầu tư quốc tế (FDI): Bao gồm các thông tin về những dự án đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế của một quốc gia; các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư
  • Chính sách kinh tế đối ngoại: Nghiên cứu về các quyết định và biện pháp chính phủ liên quan đến thương mại, đầu tư, quản lý thị trường tài chính quốc tế và các yếu tố khác ảnh hưởng đến tương tác kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới.
  • Tài chính quốc tế: Bao gồm các vấn đề liên quan đến vốn và tài sản quốc tế, thị trường tiền tệ, tỷ giá hối đoái, hình thức thanh toán quốc tế, v.vv..
  • Các vấn đề phát triển kinh tế quốc tế: Bao gồm nghiên cứu về sự chênh lệch phát triển kinh tế giữa các quốc gia, chương trình hợp tác phát triển, giải quyết nghèo đói và các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu như hội nhập quốc tế.

Để có thể tiếp cận và nắm vững các kiến thức này, sinh viên ngành kinh tế đối ngoại tại các trường Đại học sẽ được học các môn học bao gồm:

Môn học bắt buộc:

  • Kinh tế lượng
  • Kinh tế vi mô – vĩ mô 
  • Tài chính – Tiền tệ
  • Nguyên lý thống kê kinh tế
  • Quan hệ kinh tế quốc tế
  • Chính sách thương mại quốc tế
  • Đầu tư nước ngoài
  • Giao dịch thương mại quốc tế
  • Marketing quốc tế
  • Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại
  • Bảo hiểm trong kinh doanh
  • Thanh toán quốc tế
  • Kinh tế công cộng
  • Kinh tế môi trường
  • Vận tải và giao nhận trong ngoại thương
  • Nguyên lý kế toán
  • Nguyên lý thống kê kinh tế

Môn học tự chọn:

  • Sở hữu trí tuệ
  • Nghiệp vụ hải quan
  • Đàm phán quốc tế
  • Thị trường chứng khoán
  • Kinh doanh quốc tế
  • Kinh tế học tài chính
  • Kinh tế kinh doanh
  • Thuế và hệ thống thuế
hoc-kinh-te-doi-ngoai-co-de-xin-viec-khong
Học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Chương trình học đào tạo những gì?

Tất cả những môn học này đều nằm trong khung chương trình đào tạo chuyên ngành kinh tế đối ngoại 4 năm tại các trường Đại học. Tổng số tín chỉ sinh viên cần tích lũy để tốt nghiệp ra trường là 140 tín chỉ.

>> Xem thêm: Các ngành nghề khối A nào dễ xin việc và có lương cao nhất?

Học Kinh tế đối ngoại ra làm gì?

Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người, bao gồm cả học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh. 

Thực tế, học ngành Kinh tế đối ngoại mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh tế và tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến quan hệ quốc tế với nước ngoài. 

Hiện nay, sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại luôn thu hút nhà tuyển dụng nhờ kỹ năng ngoại ngữ và chuyên môn vững vàng. Để giúp bạn giải đáp thắc mắc sinh viên học Kinh tế đối ngoại ra trường làm gì và có nhiều cơ hội việc làm không? Blog TopCV sẽ chia một số công việc thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại có mức thu nhập hấp dẫn nhất:

hoc-kinh-te-doi-ngoai-ra-truong-lam-gi
Học ngành kinh tế đối ngoại ra làm gì? Bạn có thể làm các công việc liên quan đến kinh doanh

Nhân viên kinh doanh

Đây là vị trí công việc thuộc phòng kinh doanh của các công ty, có trách nhiệm tìm kiếm đối tác nước ngoài, thương lượng và thuyết phục họ ký kết hợp đồng mua bán quốc tế. 

Nhân viên kinh doanh quốc tế là người cần trang bị rất nhiều kỹ năng trong bán hàng, điển hình nhất là kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng thuyết phục. Hai kỹ năng này sẽ giúp bạn thuận lợi khi đàm phán và thương lượng với đối tác.

>> Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh quốc tế mới nhất

Chuyên viên xuất nhập khẩu

Vị trí chuyên viên xuất nhập khẩu sẽ làm việc tại phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Họ có trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến đơn hàng xuất và nhập khẩu. 

Công việc của một chuyên viên xuất nhập khẩu bao gồm: Xử lý thanh toán, quản lý vận chuyển, bảo hiểm hợp đồng, v.vv.. nhằm vận chuyển hàng hóa đúng tiến độ đề ra.

Để trở thành chuyên viên xuất nhập khẩu, bạn cần trau dồi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống. Những kỹ năng này sẽ giúp ích cho bạn trong việc giải quyết và đưa ra cách xử lý khi gặp các trường hợp hàng hóa bị lỗi/bị trì hoãn hoặc các khoản thanh toán không đúng hạn.

Bạn có thể cập nhật nhanh Việc làm xuất nhập khẩu ổn định lương cao để tiếp cận nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

Chuyên viên xuất nhập khẩu là nghề nghiệp lý tưởng thuộc ngành kinh tế đối ngoại
Chuyên viên xuất nhập khẩu là nghề nghiệp lý tưởng thuộc ngành kinh tế đối ngoại

Chuyên viên hoạch định chính sách

Đây là vị trí thuộc bộ phận kinh tế đối ngoại hoặc bộ phận hợp tác quốc tế của các đơn vị có liên quan đến kinh doanh quốc tế. 

Công việc chính của một chuyên viên hoạch định chính sách là xây dựng và đề xuất những chính sách có lợi cho việc thúc đẩy kinh doanh của đơn vị đó. Để làm tốt công việc này, bạn cần trau dồi các kỹ năng nghiên cứu và phân tích, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xây dựng kế hoạch, v.vv..

Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy

Nếu bạn vẫn còn lăn tăn học kinh tế đối ngoại ra làm gì? thì nghiên cứu và giảng dạy chuyên môn và kiến thức kinh tế đối ngoại là một trong những ngành nghề lý tưởng mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn.

Với vị trí chuyên viên nghiên cứu, giảng dạy bạn sẽ làm việc tại các cơ quan Nhà nước, trường học, v.vv.. Để làm được công việc này, bạn cần có đủ kinh nghiệm và chuyên môn ngành kinh tế đối ngoại, đã tham gia các khóa học đào tạo giảng dạy.

Các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày vấn đề, kỹ năng nghiên cứu và phân tích, v.vv.. là những kỹ năng cần thiết giúp ích cho bạn khi làm việc tại vị trí này.

Chuyên viên tín dụng quốc tế

Đây là vị trí công việc được các ngân hàng thương mại hoặc phòng/ban đối ngoại của các ngân hàng xuyên quốc gia tuyển dụng. 

Chuyên viên tín dụng quốc tế sẽ chịu trách nhiệm đánh giá khả năng tín dụng của các tập đoàn, tổ chức và cá nhân trong môi trường quốc tế. Công việc sẽ bao gồm:

  • Đánh giá rủi ro tín dụng: Bao gồm việc phân tích chi tiết về khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng đang xem xét vay vốn. Chuyên viên tín dụng quốc tế sẽ đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên thông tin về lịch sử tín dụng, hoạt động kinh doanh, thị trường và các yếu tố khác.
  • Xây dựng hồ sơ tín dụng: Bao gồm việc tạo và duy trì hồ sơ tín dụng cho các khách hàng và tổ chức. Hồ sơ gồm thông tin về khả năng tài chính, lịch sử trả nợ và các thông tin liên quan khác.
  • Đề xuất giải pháp tín dụng: Dựa trên việc đánh giá rủi ro tín dụng, chuyên viên tín dụng quốc tế đưa ra các đề xuất về giải pháp tài chính, bao gồm các điều khoản và điều kiện về vay vốn, lãi suất, thời hạn vay và các yêu cầu khác.
  • Theo dõi tín dụng: Bao gồm việc theo dõi hiệu suất tài chính của các khách hàng và tổ chức đã vay vốn. Họ cập nhật thông tin tín dụng và đưa ra các quyết định liên quan đến việc tiếp tục hỗ trợ tín dụng.

Đã hoàn thành tốt các công việc này, bạn cần trau dồi kỹ năng phân tích, kỹ năng giao tiếp và đàm phán, kỹ năng ngoại ngữ. 

Vị trí chuyên viên tín dụng quốc tế được nhiều ngân hàng tuyển dụng
Vị trí chuyên viên tín dụng quốc tế được nhiều ngân hàng tuyển dụng

Chuyên viên phân tích tài chính

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại hoàn toàn có thể làm việc trong lĩnh vực tài chính với vị trí chuyên viên phân tích tài chính.

Đây là vị trí công việc được các ngân hàng, công ty bảo hiểm hoặc doanh nghiệp quốc tế tuyển dụng. Vị trí này bạn sẽ làm việc với vai trò như một nhà phân tích tài chính, phân tích các dự án đầu tư tài chính có liên quan đến kinh tế đối ngoại. Từ đó đề xuất các giải pháp thuận lợi để kích thích hoạt động kinh doanh của tổ chức đó. 

Chuyên viên phân tích tài chính cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng cũng như chuyên môn vững, điển hình trong đó có kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng phân tích. 

Với các công việc kể trên, có thể thấy sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại, bạn có thể làm việc tại nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau, đó có thể là cơ quan Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân, trường đại học, viện nghiên cứu, v.vv.. Cơ hội việc làm vì thế cũng rộng mở hơn với các bạn sinh viên. 

Ngoài những nghề trên, bạn còn có thể làm rất nhiều các công việc trái ngành khác. Bởi sinh viên học kinh tế luôn được rèn luyện kỹ năng nhạy bén, linh hoạt để có thể thích nghi được với mọi điều kiện, mọi ngành nghề.

Tuy nhiên một điều cần thiết giúp ích cho quá trình tìm kiếm việc làm ngành kinh tế đối ngoại là bạn chăm chỉ trau dồi các kiến thức chuyên ngành cũng như những kỹ năng mềm. Một khi CV của bạn sở hữu các thành tích chuyên môn tốt và kỹ năng đa dạng thì lợi thế ghi điểm với nhà tuyển dụng hoàn toàn được nâng cao.

Chuyên viên phân tích tài chính là vị trí công việc phù hợp nếu bạn học Kinh tế đối ngoại
Chuyên viên phân tích tài chính là vị trí công việc phù hợp nếu bạn học Kinh tế đối ngoại

>> Xem thêm: Sinh viên học kinh tế ra làm gì? Top 10 lựa chọn nghề nghiệp “hot” nhất cho sinh viên kinh tế

Mức lương ngành kinh tế đối ngoại

So với các ngành nghề thuộc khối kinh tế khác, nhân sự ngành kinh tế đối ngoại có mức lương khá cao và chế độ đãi ngộ tốt. Mức thu nhập của một người làm việc trong ngành kinh tế đối ngoại sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc. Cụ thể:

  • Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm có thể nhận mức lương khởi điểm từ 5 – triệu đồng/tháng
  • Những người có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm có thể nhận được mức lương từ 7 – 10 triệu đồng. 
  • Đối với cấp độ quản lý, có kinh nghiệm lâu năm, nhân sự ngành kinh tế đối ngoại có thể kiếm được 15 – 20 triệu mỗi tháng.
muc-luong-nganh-kinh-te-doi-ngoai
Mức thu nhập đáng ao ước của người làm ngành kinh tế đối ngoại

Ngoài mức thu nhập chính, nhân sự ngành kinh tế đối ngoại còn được hưởng các chế độ đãi ngộ tốt khi làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn tài chính đa quốc gia như thưởng dự án, hoa hồng kinh doanh, v.vv…

Nên học ngành Kinh tế đối ngoại ở trường nào?

Việc chọn trường để học ngành Kinh tế đối ngoại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng giảng dạy, chương trình học, cơ hội nghiên cứu và thực tập, v.vv.. Hiện nay tại Việt Nam có nhiều trường đại học/cao đẳng, học viện có đào tạo chuyên ngành Kinh tế đối ngoại. Dưới đây là một số trường đại học uy tín có đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại, đi kèm có điểm chuẩn mới nhất để bạn tham khảo:

Khu vựcTên trườngĐiểm chuẩn
Miền BắcĐại học Ngoại Thương Hà Nội27.9 – 28.4 (Tùy theo tổ hợp môn)
Đại học Kinh tế quốc dân27.75
Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội35.33 (Điểm Toán 8.4, NV1)
Học viện Chính sách và Phát triển24.7
Miền NamĐại học Kinh tế Luật – ĐHQG TP. HCM25.75 – 26.9 (Tùy vào lớp chất lượng cao hoặc chất lượng cao bằng tiếng Anh)
Đại học Kinh tế Tài chính TP. HCM17
Đại học Công nghệ TP HCM17
(Điểm chuẩn năm 2022 từ công bố chính thức của các trường đại học)

Ngoài ra, nếu điều kiện kinh tế khá giả, học lực tốt, bạn hoàn toàn có thể đi du học ngành Kinh tế đối ngoại tại các trường đại học nổi tiếng trên thế giới như: Đại học Oxford, Đại học London School of Economics and Political Science (LSE) ở Anh; Đại học Harvard, Đại học Stanford ở Mỹ, v.vv..

Giải đáp một số câu hỏi về ngành Kinh tế đối ngoại

Ngành Kinh tế đối ngoại thi khối nào?

Kinh tế đối ngoại là chuyên ngành thuộc khối kinh tế, tại các trường đại học và học viện có đào tạo ngành này, khối thi chủ yếu tập trung vào các tổ hợp môn sau đây:

  • A00 (Toán – Lý – Hóa)
  • A01 (Toán – Lý – Anh)
  • D01 (Toán – Văn – Anh)
  • D03 (Toán – Văn – Pháp)
  • D05 (Toán – Văn – Đức)
  • D06 (Toán – Văn – Nhật)
  • D07 (Toán – Hóa – Anh)

Để theo đuổi ngành Kinh tế đối ngoại cần trau dồi những kỹ năng gì?

Các kỹ năng là điều cần thiết đối với tất cả các ngành học, không riêng ngành Kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, để học tập tốt và làm việc thành công trong ngành Kinh tế đối ngoại, bạn cần trau dồi cho mình những kỹ năng sau đây:

  • Kỹ năng ngoại ngữ: Ngành Kinh tế đối ngoại ngay trong quá trình học đã có sự phân loại giữa lớp chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh và lớp thường. Việc có kỹ năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn tiếp thu các môn học có sử dụng ngoại ngữ một cách tốt hơn. Còn khi ra trường, bạn phải làm việc với đối tác quốc tế cho nên ngoại ngữ là một lợi thế giúp bạn đàm phán và thuận lợi trong công việc.
  • Kỹ năng giao tiếp: Nhân sự ngành kinh tế đối ngoại cần có kỹ năng giao tiếp bởi bạn sẽ tiếp xúc với rất nhiều đối tác khác nhau từ cá nhân, nhóm cá nhân đến tổ chức. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn xây dựng các mối quan hệ công việc tốt đẹp.
  • Kỹ năng đàm phán và thuyết phục: Kinh tế đối ngoại là lĩnh vực liên quan đến giao tiếp và tương tác giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, v.vv.. nên việc sử dụng hiệu quả kỹ năng đàm phán và thuyết phục có ảnh hưởng đáng kể đến thành công trong việc giúp bạn đạt được các thỏa thuận hoặc mục tiêu đối ngoại.
  • Kỹ năng xử lý vấn đề: Tất cả các vấn đề từ tích cực đến tiêu cực đều có thể xảy ra trong quá trình bạn làm việc trong ngành Kinh tế đối ngoại, cho nên kỹ năng xử lý vấn đề là điều cần thiết. Với các vấn đề tiêu cực, bạn cần có sự quyết đoán để đưa ra quyết định nhanh chóng nhằm xử lý kịp thời và đảm bảo tính hiệu quả.
  • Kỹ năng nghiên cứu và phân tích: Đây là kỹ năng cần thiết nếu bạn làm việc ở vị trí chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên hoạch định chính sách, v.vv.. Kỹ năng này sẽ giúp bạn thu thập các thông tin liên quan đến kinh tế đối ngoại, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm kích thích hoạt động kinh doanh cho tổ chức, doanh nghiệp.

Ngoài ra, một số kỹ năng khác như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng trình bày, v.vv.. cũng là những kỹ năng mà bạn nên cố gắng rèn luyện và trau dồi để thành công khi theo đuổi ngành Kinh tế đối ngoại.

Trên đây là những thông tin chi tiết về ngành Kinh tế đối ngoại. Hy vọng qua đây bạn có cho mình câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi “Học kinh tế đối ngoại ra làm gì?. Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại, bạn có thể làm các công việc như chuyên viên kinh doanh, chuyên viên xuất nhập khẩu, chuyên viên hoạch định tài chính, giảng dạy, và rất nhiều các công việc trái ngành khác. Để tham khảo thêm thật nhiều việc làm ngành Kinh tế đối ngoại và nhiều ngành khác nữa, bạn đừng quên truy cập website TopCV.vn nhé!