Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh trong một doanh nghiệp là gì? Phòng kinh doanh giữ những vai trò và triển khai những đầu việc gì trong công ty? Bài viết sau đây của Blog.TopCV.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé!
1. Vai trò của phòng kinh doanh trong tổ chức
Phòng kinh doanh trong một công ty giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy, tiếp thị và phân phối sản phẩm ra thị trường. Phòng kinh doanh cũng là đầu mối giữa khách hàng và các bộ phận khác trong công ty như Kế toán, Tài chính, Marketing,… nhằm thiết lập chiến lược gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh
2.1. Chức năng của phòng kinh doanh
- Liên quan đến các hoạt động đưa sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ra ngoài thị trường, phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc. Đồng thời, phòng cũng nghiên cứu, khảo sát, đưa ra ý kiến, chiến lược giúp hiệu quả kinh doanh tăng cao.
- Cũng liên quan đến hoạt động phát triển sản phẩm, dịch vụ, phòng kinh doanh còn có chức năng chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu. Mục tiêu là cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và mở rộng được thị trường kinh doanh cho công ty.
- Một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng kinh doanh là phát triển nguồn khách hàng cho công ty. Chức năng này bao gồm chăm sóc khách hàng hiện có và phát hiện, mở rộng tệp khách hàng mới cho doanh nghiệp.
- Tất cả mọi hoạt động và quy trình kinh doanh đang diễn ra trong doanh nghiệp đều cần được theo dõi bởi phòng kinh doanh. Sau đó, phòng sẽ lập các báo cáo theo đúng quy định và gửi cho Ban Giám đốc để đưa ra phương hướng hoạt động phù hợp cho từng giai đoạn.
- Để doanh thu tăng vọt, việc tối ưu quá trình tiêu thụ sản phẩm là vô cùng quan trọng. Đây cũng là một chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh. Phòng hỗ trợ Ban Giám đốc xử lý các vấn đề liên quan đến thanh toán, huy động vốn, tư vấn tài chính, cho vay, liên kết kinh doanh,… để việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ diễn ra thuận lợi nhất có thể.
2.2. Nhiệm vụ của phòng kinh doanh
Tổng quát
- Nghiên cứu và xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường, thu hút khách hàng, duy trì và mở rộng mối quan hệ với khách hàng.
- Lên kế hoạch chi tiết về các hoạt động kinh doanh, bao gồm quy trình, tiến độ sản xuất, chất lượng và số lượng nguồn hàng, phân bổ đội nhóm, xưởng sản xuất,…
- Thiết lập thông tin, tài liệu, báo giá sản phẩm để làm việc với khách hàng.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cho phù hợp với xu thế và nhu cầu thị trường.
- Đề xuất với phòng marketing các chiến lược và giải pháp giúp tăng cường hiệu quả kinh doanh.
- Cung cấp các tài liệu về sản phẩm cho Ban Giám đốc.
- Chịu toàn bộ trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của công ty trước Ban Giám đốc.
Nhiệm vụ quan hệ khách hàng
- Xây dựng chi tiết các chính sách bán hàng như báo giá, chiết khấu, khuyến mãi, tiếp thị để gửi đến khách hàng.
- Thiết lập kế hoạch bán hàng cho từng giai đoạn để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Xây dựng và phát triển nguồn khách hàng, duy trì khách hàng cũ, mở rộng hệ thống khách hàng mới.
- Liên hệ với các đối tác, gọi vốn đầu tư, liên doanh hoặc kết hợp kinh doanh để thúc đẩy doanh thu.
- Lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng một cách khoa học.
>> Xem thêm: Nghệ thuật trò chuyện để khai thác thông tin khách hàng cho nhân viên kinh doanh
Nhiệm vụ tài chính
- Tư vấn tài chính cho doanh nghiệp để tối ưu dòng tiền, chi phí, quản trị,…
- Nghiên cứu và định vị sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường để cố vấn với Ban Giám đốc về định hướng kinh doanh.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh doanh nhằm đưa ra cách thức cải tiến phù hợp và đảm bảo tối ưu chi phí.
Nhiệm vụ phát triển sản phẩm
- Thiết lập quy trình sản xuất, tiếp thị và tiêu thị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp và của các đối thủ để có kế hoạch thúc đẩy tiêu thụ tốt nhất có thể.
- Phát triển chất lượng và danh sách sản phẩm, dịch vụ của công ty.
3. Mô tả công việc của phòng kinh doanh
3.1. Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh
- Duy trì và thiết lập mới các mối quan hệ trong kinh doanh như khách hàng, đối tác, nhà cung cấp,… với kế hoạch công tác thường xuyên theo ngày, tuần, tháng.
- Nắm rõ toàn bộ thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh để có cách tư vấn tối ưu, tăng khả năng chốt đơn với khách hàng.
- Lưu trữ và báo cáo lại thông tin của khách hàng cho Trưởng nhóm kinh doanh.
- Thiết lập hợp đồng với khách hàng và xin ý kiến từ Trưởng nhóm để làm các thủ tục cần thiết khác.
- Quản lý các thủ tục và quy trình bán hàng theo hợp đồng, bao gồm xuất hóa đơn, quy trình giao hàng, kiểm tra chất lượng hàng được giao, thời gian hàng được giao.
>> Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên kinh doanh chi tiết 2020
>> Việc làm nhân viên kinh doanh/bán hàng mới nhất
3.2. Mô tả công việc của trưởng nhóm kinh doanh
- Tuyển dụng, đào tạo và quản lý đội nhân viên kinh doanh.
- Giao chỉ tiêu, lên kế hoạch triển khai hoạt động kinh doanh cho các nhân viên.
- Lên chiến lược tiếp cận khách hàng theo từng nhóm và phổ biến, đào tạo lại cho nhân viên.
- Theo dõi quá trình chăm sóc khách hàng của từng nhân viên.
- Duy trì và phát triển với khách hàng thông qua công tác ngày, tuần, tháng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng và báo cáo lên cấp trên hoặc phối hợp cùng các phòng ban khác để xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả.
- Lập kế hoạch tài chính, ngân quỹ gửi lên Trưởng phòng kinh doanh và Ban giám đốc.
- Kiểm tra các thiết bị sử dụng trong hoạt động kinh doanh để yêu cầu bảo trì, thay mới khi cần thiết.
3.3. Mô tả công việc của trưởng phòng kinh doanh
- Tuyển dụng, đào tạo và quản lý đội ngũ nhân viên và trưởng nhóm kinh doanh để đảm bảo mục tiêu doanh số và tăng trưởng.
- Thiết lập kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh.
- Báo cáo chi phí, doanh thu với Ban Giám đốc.
- Thiết lập và phát triển mạng lưới khách hàng của doanh nghiệp.
- Tối ưu quy trình bán hàng và kinh doanh.
- Nghiên cứu và mở rộng thị trường kinh doanh.
>> Xem thêm: Mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh chất lượng nhất
Tóm lại, chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh bao gồm phát triển mạng lưới khách hàng, phát triển sản phẩm, tăng trưởng doanh thu và tối ưu chi phí trong hoạt động kinh doanh. Nếu bạn có mong muốn trở thành một nhân tố quan trọng trong phòng ban này, hãy bắt đầu ngay bằng những việc làm và mẫu CV nhân viên Kinh doanh hiện đang được cung cấp miễn phí tại website TopCV.vn nhé!