Cbm là gì? Cách tính Cbm trong xuất nhập khẩu chuẩn nhất

Cbm là gì? Cách tính Cbm trong xuất nhập khẩu chuẩn nhất
Cbm là gì? Cách tính Cbm trong xuất nhập khẩu chuẩn nhất

Cbm là một ký hiệu quen thuộc mà chúng ta thường gặp trong các lĩnh vực vận chuyển hàng hóa hoặc xuất nhập khẩu. Với những ai đang muốn theo đuổi ngành nghề này buộc phải nắm rõ khái niệm cbm là gì và cách tính cbm trong xuất nhập khẩu như thế nào. Do vậy, ở bài viết này, Blog TopCV sẽ mang đến những lý giải chi tiết về cbm nhằm giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về khái niệm CBM  và vận dụng tính cbm một cách chuẩn xác nhất.

Cbm là gì?

Những bạn trẻ đang có định hướng theo đuổi ngành xuất nhập khẩu chưa biết CBM là gì. CBM là ký hiệu viết tắt của từ tiếng Anh “Cubic Meter”. Trong Tiếng Việt, CBM được hiểu là mét khối (m3) sử dụng để đo khối lượng, kích thước của các gói hàng hóa, từ đó các nhà vận chuyển sẽ áp dụng để tính cước phí vận chuyển cho gói hàng hóa đó.

CBM là gì?
CBM là gì?

CBM được áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh vận chuyển các loại hàng hóa với hầu hết các phương thức vận chuyển như đường hàng không, đường biển hay container… Đồng thời tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của gói hàng hóa để nhà vận chuyển quy đổi từ kg sang CBM, nhằm tính đơn giá vận chuyển cho mặt hàng đó một cách chính xác.

Vai trò của CBM trong xuất nhập khẩu

Bạn có biết trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vai trò của CBM là gì? Trong ngành xuất nhập khẩu, CBM giúp những nhà vận chuyển có thể đo lường được khối lượng của các gói hàng hóa. Từ đó họ có thể chủ động cho việc sắp xếp các vị trí hàng hóa trong phương tiện sao cho phù hợp và ít tốn không gian nhất. Khi hàng hóa được sắp xếp khoa học, người vận chuyển có thể cùng lúc vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn và rút ngắn được thời gian. Căn cứ vào CBM họ có thể tính số lượng hàng hóa cần vận chuyển, từ đó quy đổi ra chi phí cho mỗi chuyến hàng.

>>> Xem thêm: Tất tần tật về nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu

Công thức tình cbm là gì?

Cách đổi 1cbm = kg

Công thức tính CBM được tính: CB = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện hàng.

Tuy nhiên, tùy vào phương thức vận chuyện mà CBM sẽ có tỷ lệ quy đổi riêng. Cụ thể:

  • Với đường hàng không: 1CBM trở thành 167kg
  • Với đường bộ: 1 CBM quy đổi thành 333kg
  • Với đường biển: 1 CBM quy đổi thành 1000kg

Mục đích của việc quy đổi từ CBM sang KG nhằm giúp các đơn vị vận chuyển có thể dễ dàng tính toán được chi phí vận chuyển sao cho chính xác nhất. Nhờ đó mà quá trình vận chuyển được thuận lợi và không bị lỗ. Chẳng hạn với các mặt hàng có trọng lượng nhẹ, khối lượng và thể tích nhỏ và một mặt hàng có trọng lượng lớn, nặng hơn rất nhiều nhưng chúng ta áp dụng cùng một công thức tính chung cho cả hai loại mặt hàng này thì đơn vị vận chuyển sẽ bị lỗ.

Do vậy, người ta buộc phải quy đổi từ CBM sang Kg để so sánh trọng lượng thực tế và trong lượng sau khi quy đổi, trong trường hợp trọng lượng nào lớn hơn thì sẽ cặn cứ vào đó để tính cước phí vận chuyển.

Công thức tính cbm hàng road

Đối với việc tính trọng lượng các chuyển hàng road để thu cước phí, trọng lượng theo CBM được tính: 1CBM = 333 kgs/m3.

Giả sử để vận chuyển lô hàng đường bộ có 10 kiện, kích thước 1 kiện là 130cm x 100cm x 150cm.

Trọng lượng 1 kiện: 950 kgs/gross weight

Như vậy cách để tính giá cước được thực hiện như sau:

Bước 1: Tính tổng trọng lượng của 10 kiện hàng

Tổng trọng lượng: 950 x 10 = 9.500 kgs

Bước 2: Tính CBM cho 10 kiện hàng

  • Đổi kích thước các kiện hàng sang m: 130cm x 100cm x 150cm -> 1,3 m x 1m x 1,5m
  • CBM = (1,3 x 1 x 1,5) x 10 = 19,5 cbm

Bước 3: 1CBM đường bộ quy đổi thành 333kg.

Trọng lượng thể tích = 1,95 cbm x 333 kgs/ cbm = 649,35 kgs

Bước 4: So sánh trọng lượng CBM và trọng lượng tổng của kiện hàng.

Trong trường hợp này, chúng ta thấy trọng lượng tổng lớn hơn so với trọng lượng thể tích. Do vậy, để tính cbm hàng road chúng ta sẽ căn cứ vào trọng lượng tổng là 9500 để tính cước cho lô hàng có 10 kiện hàng này.

>>> Xem thêm: Lương nhân viên xuất nhập khẩu có cao không? Cơ hội việc làm ra sao

Cách tính CBM hàng sea

Cách tính CBM hàng sea
Cách tính CBM hàng sea

Đối với việc tính trọng lượng các chuyển hàng biển để thu cước phí, chúng ta quy đổi 1CBM = 1000kg để tính cước phí hàng sea dễ dàng hơn.

Chẳng hạn bạn muốn vận chuyển một lô hàng bằng đường biển gồm 10 kiện hàng. Kích thước của mỗi kiện là 130cm x 100cm x 150 cm và trọng lượng 700kgs/kiện. Vậy để tính toán trọng lượng thể tích và trọng lượng tính cước phí của các lô hàng này, chúng ta phải thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Tính tổng trọng lượng hàng hóa

 Bạn có 10 kiện hàng, công thức tính tổng trọng lượng sẽ là 700 x 10 = 7000 kg.

Bước 2: Tính CBM cho 10 kiện hàng hóa

–        Kích thước 1 kiện hàng quy đổi theo mét: 130 cm x 100 cm x 150 cm -> 1,3 m x 1m x 1,5m

–        CBM = (1,3m x 1m x 1,5m) x 10 = 1,95 cbm (mét khối)

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng

Đường biển: 1 CBM quy đổi thành 1000kg.

Trọng lượng thể tích của lô hàng: 19,5 cbm x 1000 kgs/ cbm = 19500 kgs

Bước 4:  So sánh CBM và trọng lược tổng của các kiện hàng.

Trong trường hợp này, tổng trọng lượng của lô hàng 7000 kg, trọng lượng thể tích 19500 kg. Như vậy rõ ràng trọng lượng thể tích lớn hơn trọng lượng thực tế, do vậy chúng ta sẽ tính cước phí vận chuyển cho 10 kiện hàng hóa này căn cứ theo trọng lượng thể tích là 19500 kg.

Cách tính cbm hàng air

Đối với hàng air, 1 CBM = 167 KG
Đối với hàng air, 1 CBM = 167 KG

Đối với việc tính trọng lượng các chuyển hàng air để thu cước phí, 1 CBM sẽ được quy đổi thành 167kg.

Giả sử để tính cbm cho 10 kiện hàng air, kích thước 1 kiện là 150cm x 120cm x 110cm.

Trọng lượng mỗi kiện: 55kg

Bước 1: Tính tổng trọng lượng hàng hóa

 Bạn có 10 kiện hàng, công thức tính tổng trọng lượng sẽ là 55 x 10 = 550 kg

Bước 2: Tính thể tích hàng hóa

  • Kích thước kiện hàng quy đổi theo mét: 150 cm x 120 cm x 110 cm -> 1,5 m x 1,2 x 1,1m
  • Tổng thể tích cho 10 kiện hàng hóa: CBM = (1,5 x 1,2 x 1,1) x 10 cbm = 19,8 cbm

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng

Đường air: 1 CBM quy đổi thành  167 kg.

  • Trọng lượng CBM: 19,5 cbm x 167kgs/ cbm = 3306  kgs
  • Bước 4:  So sánh CBM và trọng lược tổng của các kiện hàng

Trong trường hợp này, tổng trọng lượng của lô hàng 550 kg, trọng lượng thể tích 3306kg. Như vậy chúng ta thấy trọng lượng thể tích lớn hơn. Do vậy, để tính cước phí vận chuyển trong trường hợp này chúng ta sẽ căn cứ vào trọng lượng thể tích.

Cách tính cbm hàng lẻ – LCL

Cách tính hàng lẻ – LCL nghĩa là tính cbm hàng lẻ đường biển.

Giả sử bạn có 1 lô hàng gồm có 5 kiện kích thước bằng nhau, kích thước 1 kiện là 120 cm x 130 cm x 150 cm -> 1,2 m x 1,3 m x 1,5 m.

Trọng lượng mỗi kiện 200kg.

Như vậy cách tính hàng lẻ – LCL được thực hiện như sau:

Bước 1: Tỉnh tổng trọng lượng lô hàng

Tổng trọng lượng:  200 x 5 = 1000kgs = 1 tấn

Bước 2: Xác định số khối của lô hàng

Số CBM của lô hàng: 1,2m x 1,3 m x 1,5 m x 5 = 11,7 CBM (m3)

Bước 3: So sánh tổng trọng lượng lô hàng với số CBM của lô hàng. Cước phí sẽ được tính theo số nào lớn hơn.

Trong trường hợp này, chúng ta thấy số CBM lớn hơn trọng lượng lô hàng: 11,7 > 1 cho nên cước của lô hàn này sẽ được tính theo số của CBM.

Bước 4: Tính cước phí

  • Chẳng hạn mỗi tấn/Cbm sẽ được báo giá là 100 $
  • Vậy cước phí như sau: 100 x 11,7 = 1170 $

CBM ngày nay được sử dụng phổ biến, đặc biệt là với những vận chuyển hàng hóa trên thế giới. Chỉ với một công thức riêng, bất kỳ ai cũng có thể tính toán cước phí vận chuyển dựa trên khối lượng một cách chính xác nhất.

Nếu bạn đang quan tâm đến những việc làm liên quan đến ngành xuất nhập khẩu thì việc phải nắm rõ khái niệm và cách tính CBM là một điều cần thiết trong công việc. Do vậy, hãy rèn luyện kỹ năng để thực hiện các phép tính CBM một cách thành thạo nhất.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ về CBM là gì và cách tính CBM chuẩn xác. Bạn đọc hãy tham khảo thêm các việc làm trong ngành xuất nhập khẩu tại TopCV để tìm kiếm cho mình những cơ hội việc làm xuất nhập khẩu hấp dẫn nhất.

Nguồn ảnh: Sưu tầm