Cao đẳng là gì? A-Z các thông tin về hệ đào tạo Cao đẳng

Cao đẳng là gì? Cao đẳng là một trong những bậc đào tạo được nhiều người lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT. Thời gian và chương trình học của hệ Cao đẳng sẽ có sự khác biệt đôi chút với Đại học nhưng vẫn đảm bảo sinh viên ra trường với đầy đủ kiến thức và các kỹ năng chuyên môn. Trong bài viết sau, hãy cùng BlogTopcv tìm hiểu chi tiết về lộ trình, thời gian đào tạo của hệ Cao đẳng để có định hướng phù hợp cho tương lai.

Cao đẳng là gì?

Đứng trước ngưỡng cửa chọn trường sau tốt nghiệp THPT, nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm đến hệ đào tạo Cao đẳng. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu về hệ đào tạo này.

Vậy Cao đẳng là gì? Cao đẳng là một bậc học trong hệ thống giáo dục Việt Nam, nằm giữa trung cấp và Đại học. Chương trình đào tạo Cao đẳng thường tập trung cung cấp kiến thức thực tiễn và các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

Theo Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH, các hình thức đào tạo hệ Cao đẳng chủ yếu bao gồm:

  • Cao đẳng theo niên chế: Là hình thức truyền thống, với chương trình học cố định theo từng năm học, yêu cầu sinh viên hoàn thành đầy đủ các môn học/tín chỉ theo kế hoạch đã đề ra.
  • Cao đẳng tích lũy (theo tín chỉ hoặc mô-đun): Cho phép sinh viên linh hoạt hơn trong việc đăng ký môn học và tích lũy điểm theo tiến độ cá nhân. Sinh viên có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tùy theo khả năng. Mỗi môn học được quy định số tín chỉ tương ứng với khối lượng kiến thức và thời gian học tập.
  • Đào tạo trực tuyến: Là hình thức học tập từ xa thông qua internet, giúp sinh viên có thể học mọi lúc, mọi nơi. Hình thức này đặc biệt phù hợp cho những người đã đi làm hoặc có hạn chế về thời gian, địa điểm học tập.

Ngoài ra, Cao đẳng còn được phân thành 2 loại hình khác là:

  • Cao đẳng chính quy: Là hệ đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, cấp bằng Cao đẳng cho sinh viên khi hoàn thành chương trình học.
  • Cao đẳng nghề: Là hệ đào tạo tập trung vào đào tạo kỹ năng nghề nghiệp,giúp sinh viên có thể nhanh chóng tham gia vào thị trường lao động.

>>> Xem thêm: Học phần là gì? So sánh học phần và tín chỉ?

Cao đẳng là hệ đào tạo sau THPT, trên Trung cấp và dưới Đại Học

Chương trình và thời gian đào tạo hệ Cao đẳng

Thời gian đào tạo hệ Cao đẳng thường kéo dài từ 2 đến 3 năm, tùy thuộc vào ngành học cụ thể. Ví dụ, các nhóm ngành sư phạm, công nghệ, v.v.. có thời gian học là 2 năm; nhóm ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, ngôn ngữ, v.v.. khoảng 2.5 năm; các nhóm ngành y tế, kỹ thuật từ 2.5 – 3 năm, v.v..

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian khóa học và khối lượng học tập trong chương trình thì nội dung đào tạo hệ Cao đẳng tập trung vào kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành, với tỷ lệ lý thuyết từ 30 – 50% và thực hành chiếm khoảng 60% – 70%, tổng số tín chỉ tối thiểu cần đạt là 60. Sinh viên sẽ học các môn cơ sở ngành trong năm đầu tiên, sau đó đi sâu vào các môn chuyên ngành ở những năm tiếp theo. 

Hệ Cao đẳng có thời gian đào tạo ngắn chỉ 2 – 3 năm

Cao đẳng khác gì Đại học?

Cao đẳng và Đại học có gì khác nhau? Cao đẳng và Đại học đều là những bậc đào tạo sau THPT, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, giữa hai bậc học này có một số điểm khác biệt cơ bản, bao gồm:

Đặc điểmCao đẳng Đại học
Cơ quan chủ quảnTheo Khoản 2 Điều 5 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH (Có hiệu lực từ 15/12/2021) quy định cơ quan chủ quản trường cao đẳng công lập bao gồm: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội;Đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội;Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Thời gian đào tạo2 – 3 năm4 – 7 năm
Số tín chỉTùy vào từng trường, ngành học, tín chỉ trong chương trình Cao đẳng thường từ 60 tín chỉ120 – 159 tín chỉ
Mục tiêu đào tạoCó kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết được tác động của các nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc ngành được đào tạo.Có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.
Chương trình đào tạoThường tập trung đào tạo nghiệp vụ, lý thuyết song song với thực hành.Bao gồm các môn đại cương, môn chuyên ngành, nghiên cứu khoa học/khóa luận tốt nghiệp.
Tỷ lệ thực hành50% – 70%30% – 50%
Bằng cấpBằng Cử nhân/Kỹ Sư thực hànhBằng Cử nhân
Yêu cầu đầu vàoSinh viên đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp Trung cấp.Sinh viên đã tốt nghiệp THPT. Phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả điểm thi Đại học, xét học bạ hoặc xét tuyển thẳng.
Cao đẳng và Đại học có nhiều điểm khác biệt

Có nên học liên thông Cao đẳng lên Đại học?

Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học là lựa chọn phổ biến của nhiều sinh viên hiện nay. Hình thức này giúp người học nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng các kiến thức nền tảng chuyên sâu và những kỹ năng cần thiết. Dưới đây là một số lý do sinh viên nên chọn học liên thông từ Cao đẳng lên Đại học:

  • Nâng cao trình độ chuyên môn: Học liên thông giúp bạn trau dồi kiến thức chuyên sâu hơn trong lĩnh vực đã học ở bậc Cao đẳng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Ngoài ra, nếu bạn muốn tiếp tục học lên các cấp bậc cao hơn như chương trình thạc sĩ, tiến sĩ thì bằng Đại học là điều kiện cần có.
  • Tăng cơ hội thăng tiến: Bằng cấp Đại học là điều kiện cần thiết cho nhiều vị trí quản lý trong doanh nghiệp, giúp bạn có cơ hội thăng tiến tốt hơn trong sự nghiệp.
  • Mở rộng cơ hội việc làm: Một số ngành nghề yêu cầu bắt buộc phải có bằng Đại học mới được tuyển dụng hoặc thăng tiến. Học liên thông giúp bạn đáp ứng yêu cầu này, mở ra nhiều cơ hội việc làm mới.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: So với học Đại học chính quy, học liên thông giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí vì chương trình học ngắn hơn và học phí thấp hơn.
  • Học tập vừa làm vừa học: Nhiều chương trình liên thông được thiết kế linh hoạt, phù hợp với những người vừa đi làm vừa học, giúp bạn cân bằng giữa công việc và học tập.

Tuy vậy, hình thức này thường hạn chế về ngành học vì không phải tất cả các nhóm ngành/chuyên ngành ở Cao đẳng đều có thể liên thông lên Đại học. Trước khi đưa ra quyết định, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như: ngành học bạn yêu thích, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, khả năng tài chính và thời gian dành cho việc học. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ thông tin về các chương trình liên thông uy tín để đảm bảo chất lượng đào tạo.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bằng tốt nghiệp THPT là gì? Hiện nay còn xếp loại tốt nghiệp THPT không?

Liên thông Cao đẳng lên Đại học giúp sinh viên tiếp cận nhiều kiến thức chuyên môn 

Học Cao đẳng hay Đại học dễ xin việc?

Câu hỏi “Học Cao đẳng hay Đại học dễ xin việc hơn?” luôn là chủ đề muôn thuở được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. Thời gian học và lượng kiến thức giữa 2 cấp bậc này có sự chênh lệch ít nhiều cũng tạo nên tâm lý lo lắng rằng liệu sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng có khó tìm được việc không.

Thực ra, bất kỳ hệ đào tạo nào cũng không đảm bảo 100% cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp. Để tìm được công việc phù hợp, mỗi người cần cần chủ động trong việc trau dồi các loại kỹ năng, bổ sung/cập nhật thường xuyên các kiến thức chuyên môn và không ngừng nỗ lực để thể hiện năng lực của bản thân đối với nhà tuyển dụng. 

Cao đẳng hay Đại học đều không hoàn toàn đảm bảo cơ hội việc làm cho sinh viên

Để tăng khả năng tìm việc thành công sau tốt nghiệp, sinh viên nên: 

  • Xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp: Bạn cần xác định rõ mình muốn theo đuổi ngành nghề nào, lĩnh vực nào. Bạn có thể sử dụng các bài test tính cách MBTI, trắc nghiệm trí thông minh MI,v.v.. để có thêm thông tin tham khảo. Từ đó, bạn có thể lựa chọn hệ đào tạo phù hợp với tính cách và sở thích để xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả.
  • Học tập tích cực và trau dồi kiến thức: Hãy chăm chỉ học tập, rèn luyện kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết cho ngành nghề bạn theo đuổi. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ để nâng cao kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và tư duy sáng tạo.
  • Mở rộng mối quan hệ: Tham gia các hội thảo, sự kiện chuyên ngành để kết nối với các chuyên gia, doanh nghiệp và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn quan tâm. Mở rộng mối quan hệ giúp bạn có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.
  • Tìm kiếm thông tin việc làm: Tận dụng các kênh thông tin tuyển dụng uy tín như website của trường Đại học, các trang web tuyển dụng trực tuyến, mạng xã hội,… để tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.
  • Nghiêm túc trong quá trình tìm việc: Tạo CV phỏng vấn chuyên nghiệp, đính kèm Cover Letter trong mail xin việc, rèn luyện kỹ năng phỏng vấn và tập trả lời trước gương, v.v.. Đừng quên giữ thái độ tự tin, chuyên nghiệp và đam mê với công việc trong buổi phỏng vấn để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Chuẩn bị CV chuyên nghiệp và kỹ năng phỏng vấn giúp sinh viên tăng khả năng tìm được các công việc phù hợp

Sinh viên nên tìm việc ở đâu uy tín?

Ngày nay, các bạn sinh viên có thể tìm việc qua các kênh online và offline. Bạn có thể tìm kiếm các tin tuyển dụng tại những website lớn và uy tín như TopCV hoặc các trang mạng xã hội như LinkedIn, hội nhóm Facebook/Zalo, v.v.. Bên cạnh đó, sinh viên có thể đến các hội chợ việc làm, các buổi hội thảo nghề nghiệp hoặc thông qua lời giới thiệu của bạn bè, người thân trong lĩnh vực đang quan tâm để nhanh chóng kết nối được với các nhà tuyển dụng.

Dù bạn tìm việc thông qua bất cứ kênh tuyển dụng nào, đừng quên kiểm tra kỹ các thông tin về công ty, mô tả công việc, chế độ lương thưởng & phúc lợi, hợp đồng lao động, v.v.. để đảm bảo tính xác thực và những quyền lợi của cá nhân.

Sinh viên nên tham khảo các trang tuyển dụng lớn để tìm được công việc phù hợp, uy tín

Bài viết đã giải đáp chi tiết “Cao đẳng là gì” cũng nhưng mang đến các thông tin hữu ích để bạn có thêm định hướng lựa chọn môi trường học tập sau khi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, để nắm trong tay cơ hội việc làm rộng mở sau khi tốt nghiệp, mỗi sinh viên cần tự rèn luyện và trau dồi bản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ khi còn là sinh viên, bạn hãy tham gia các hoạt động ngoại khóa và các câu lạc bộ của Trường, Khoa để nâng cao kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ, trong thời gian đi thực tập, hãy nỗ lực học hỏi và thể hiện bản thân. Có như vậy, sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. 

Để tìm việc làm nhanh và uy tín, tránh nguy cơ lừa đảo, bạn hãy truy cập TopCV. Chúng tôi có những việc làm được cập nhật liên tục hàng ngày, từ công việc thực tập sinh đến các việc làm quản lý cấp cao, các tin tuyển dụng đề cập rõ mức lương và chế độ đãi ngộ. Nhanh tay ứng tuyển để sớm đi làm bạn nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm