Trong ngành lập trình, ta thường xuyên bắt gặp khái niệm “bug”. Tuy nhiên ngoài những developers, đại đa số mọi người chưa hiểu rõ cụ thể bug là gì, có những loại bug nào và tác dụng của bug trong lập trình. Cùng Blog TopCv tìm hiểu kỹ càng hơn về bug trong bài viết dưới đây nhé!
Bug nghĩa là gì? Thế nào là debug và fix bug?
Bug là khái niệm được dùng để chỉ những lỗi xảy ra trong quá trình lập trình một hệ thống, chương trình hay ứng dụng máy tính, khiến những chương trình và ứng dụng không thể chạy được, hoặc trả về kết quả sai lệch, không được như mong muốn của người lập trình. Một số nguyên nhân thường dẫn đến bug có thể kể đến như: Viết sai câu lệnh, sai cú pháp, viết các câu lệnh if lồng nhau, đặt câu lệnh else sai nhánh, đưa giả định ban đầu không chính xác, thuộc tính dữ liệu có vấn đề,…
Vậy debug là gì? Debug là khái niệm dùng để chỉ quá trình tìm kiếm, phát hiện ra bug. Việc rà soát bug trong hàng chục ngàn dòng code của một chương trình không phải một việc đơn giản, do đó debug đòi hỏi người lập trình phải kiên nhẫn. Việc debug cũng sẽ giúp lập trình viên rà soát được quá trình chương trình chạy, từ đó có thể tối ưu hóa các dòng code
Sau khi debug xong, công việc của lập trình viên lúc này là sửa lại bug sao cho đúng. Công việc sửa lỗi được gọi là fix bug. Sau khi fix bug và chạy thử, nếu ứng dụng có thể chạy trơn tru thì coi như bug đã được fix hoàn chỉnh. Còn nếu chương trình vẫn có lỗi, người làm lập trình phải tiếp tục quay lại quá trình debug và fix bug.
>>> Tham khảo: Lập trình viên full stack là gì? Mô tả công việc và mức lương
Một số loại bug phổ biến khi lập trình
Trên thực tế, có đến hàng chục loại bug có thể xuất hiện trong các dòng code của một chương trình, một ứng dụng trong suốt quá trình lập trình. Dưới đây là 5 loại bug phổ biến nhất
Bug tí hon
Bug tí hon được dùng để chỉ những lỗi nhỏ liên quan đến cấu trúc và quy chuẩn của câu lệnh, ví dụ như thừa/thiếu dấu chấm phẩy, dấu ngoặc, dấu cách, thụt lề sai,… trong khi gõ code. Bởi “tí hon” nên những bug này khá khó để nhận diện và sửa chữa. Việc debug các bug tí hon sẽ dễ hơn nếu code được viết trên những IDE phù hợp với ngôn ngữ lập trình đang sử dụng.
Bug khủng
Bug khủng là những bug từ lỗi chính tả và lỗi cú pháp của các dòng code. Để tránh bug khủng, cần chú ý đến thuật toán đang sử dụng, logic của dòng code và nguồn tài nguyên khi code (cách sử dụng dữ liệu, phạm vi truy cập dữ liệu,…). Mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ có cú pháp khác nhau, và rất dễ nhầm lẫn nếu người lập trình không cẩn thận. Bug khủng tương đối dễ nhận biết với các trình biên dịch
>>> Tham khảo: Hãy cải thiện những kỹ năng lập trình sau để trở thành IT xuất sắc
Bug không tồn tại
Đây là những bug gây hoang mang cho khá nhiều lập trình viên, bởi tuy compile error của các bug này vẫn nhảy và chương trình bị báo lỗi liên tục ngay cả khi developer đã review code. Trong trường hợp này, lỗi phần lớn do trình biên dịch cũ hơn chương trình, nên nó không thể đọc được các tính năng mới, đôi khi nó vừa báo các bug không tồn tại vừa bỏ qua các bug khác. Do đó, lập trình viên nên chọn lựa kỹ càng và update trình biên dịch thường xuyên để dễ dàng truy xuất bug
Bug ẩn danh (hay bug ẩn thân)
Bug ẩn thân là những bug không hiển thị khi đang biên dịch và do đó chỉ có thể truy xuất được khi đã hoàn thành chương trình. Những bug ẩn danh này chính là lỗ hổng khiến cho chương trình xảy ra lỗi khi cài đặt và sử dụng. Đây cũng chính là những điểm yếu “chí mạng” dễ dàng bị hacker hack được phần mềm.
Bug bất ngờ
Đúng như tên gọi, bug bất ngờ là những bug đột nhiên xuất hiện không theo quy luật. Đây là loại bug gây khó chịu nhất cho các lập trình viên bởi nó có thể xuất hiện trong một ngày bất kỳ sau khi tưởng rằng chương trình đã chạy tốt. Đôi khi có những loại bug không thể truy tìm và fix được một cách dễ dàng mà đòi hỏi lập trình viên phải mất rất nhiều thời gian, công sức
Lợi ích của việc gặp bug là gì?
Trong quá trình lập trình, việc gặp bug là điều khó có thể tránh khỏi. Và trên thực tế, bug cũng không hẳn là “lỗi” mà bug được coi là tính năng. Bởi lẽ, quá trình debug và fix bug sẽ giúp lập trình viên có cơ hội review lại toàn bộ chương trình cũng như những dòng code mình đã viết, từ đó có thể tối ưu hóa chương trình. Việc fix bug còn giúp tăng cường tính năng cho ứng dụng và hoàn thiện sản phẩm tốt hơn. Với lập trình viên, quá trình tìm lỗi, sửa lỗi là lúc bạn ôn tập kiến thức cũ và tích lũy được rất nhiều kiến thức lập trình mới hiệu quả. Việc học từ các bug cũng sẽ làm bạn trở nên giàu kinh nghiệm hơn.
>>> Tham khảo: Hướng dẫn viết CV cho sinh viên IT mới ra trường chuẩn nhất
Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu bug là gì, bạn đã có thêm kiến thức về lĩnh vực Công nghệ thông tin. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm