Bảo hiểm thương mại là gì? So sánh bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thương mại là gì
Bảo hiểm thương mại là gì

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xe cơ giới là một số loại bảo hiểm rất quen thuộc với người dân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về bảo hiểm thương mại là gì. Bởi lẽ đây là loại bảo hiểm chỉ phổ biến với những ai làm kinh doanh, buôn bán. Vậy khái niệm bảo hiểm thương mại, vai trò cũng như đặc điểm của loại bảo hiểm này là gì. Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây của Blog TopCV

Bảo hiểm thương mại là gì? 

Tên tiếng anh của bảo hiểm thương mại gọi là Commercial insurance. Đây là loại bảo hiểm thường được các tổ chức, hộ kinh doanh, buôn bán sử dụng. Cơ chế hoạt động của bảo hiểm thương mại là số đông bù số ít. 

Nguyên tắc số đông bù số ít là nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm. Nghĩa là hậu quả rủi ro xảy ra đối với số ít cá nhân sẽ được bù đắp bằng tiền trích ra từ rất nhiều người đã tham gia bảo hiểm và có khả năng cũng gặp phải rủi ro như vậy. Qua đây, người kinh doanh bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho người mua bảo hiểm. Hoạt động này xảy ra khi có sự cố nằm trong nội dung được bảo hiểm chi trả. Người mua bảo hiểm sẽ phải cam kết trả một khoản phí bảo hiểm theo yêu cầu.  

bảo hiểm thương mại là gì 2
Bảo hiểm thương mại là gì?

Vai trò của bảo hiểm thương mại là gì? 

Sự xuất hiện và ngày một phổ biến của bảo hiểm thương mại là minh chứng cho vai trò kinh tế – xã hội vô cùng quan trọng của hoạt động này. Lợi ích đó không chỉ tác động đến mỗi cá nhân/ tổ chức tham gia bảo hiểm mà còn đối với toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân. Cụ thể có thể thấy những vai trò của bảo hiểm thương mại ở Việt Nam như sau: 

Ổn định tài chính cho người mua bảo hiểm.

Khoản bồi thường, chi trả kịp thời của bên bảo hiểm cho khách hàng khi họ gặp rủi ro sẽ giúp khắc phục được hậu quả nhanh chóng hơn. Từ đó bên được bảo hiểm có cơ hội phục hồi, tiếp tục kinh doanh, phát triển. 

Đề phòng và hạn chế tổn chất ở mức tối đa.

Người mua bảo hiểm sẽ yên tâm làm việc hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, tổ chức và cả xã hội. Ví dụ điển hình như các doanh nghiệp bảo hiểm đề phòng hạn chế các tổn thất về cháy nổ, xây dựng lối thoát an toàn… 

Ổn định chi ngân sách nhà nước. 

Cụ thể là:
– Tăng tích luỹ qua việc thu thuế từ các công ty bảo hiểm

– Giảm mức chi khi xảy ra những thiệt hại lớn. Khi đó quỹ bảo hiểm sẽ sẵn sàng chi trả, giúp tăng sự chủ động cho nguồn ngân sách. Đặc biệt là với những khoản chi lớn, bất ngờ; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến kế hoạch chi ngân sách mỗi năm. 

Góp phần phát triển thị trường tài chính ở nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau 

Lượng người tham gia bảo hiểm luôn ngày một nhiều hơn. Việc đóng bảo hiểm cũng luôn được duy trì trong khi không phải lúc nào cũng xảy ra rủi ro. Vì thế hoạt động bảo hiểm sẽ huy động được một nguồn tiền rất lớn. Trong thời gian nguồn tiền này “nhàn rỗi” hoàn toàn có thể đem đi đầu tư cho các hoạt động kinh doanh nhằm phát triển kinh tế. 

Giảm tỷ lệ thất nghiệp

Cũng như các ngành nghề khác, kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm thương mại nói riêng đã tạo cơ hội việc làm cho rất nhiều người. Kinh doanh bảo hiểm luôn cần nguồn nhân lực lớn cho việc tiếp thị, phân phối. Vì thế việc tuyển dụng nhân viên kinh doanh bảo hiểm, đại lý phân phối là rất cần thiết. Đây là những trung gian giúp đưa các sản phẩm bảo hiểm đến với khách hàng nhanh và nhiều hơn. 

bảo hiểm thương mại là gì 2
Bảo hiểm thương mại có nhiều vai trò quan trọng

>>> Xem thêm: Nhân viên kinh doanh bảo hiểm là gì? Lương có cao không?

So sánh bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội

Có rất nhiều những loại bảo hiểm bạn thường nghe đến. Ví dụ như bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe… Tuy nhiên bảo hiểm được phân thành hai loại chính là bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội. 

Giống nhau

Giống nhau về nguyên tắc hoạt động: 

– Nguyên tắc số đông bù số ít: 

Hoạt động của hai loại bảo hiểm này đều nhằm để bù đắp tài chính cho các đối tượng tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những rủi ro gây ra thiệt hại trong khuôn khổ bảo hiểm đang tham gia. Theo nguyên tắc số đông bù số ít, càng nhiều người tham gia bảo hiểm thì quỹ bảo hiểm tích tụ được càng lớn, việc chi trả càng trở nên dễ dàng hơn, rủi ro được san sẻ cho nhiều người hơn.

– Nguyên tắc ai tham gia mới được hưởng lợi. 

bảo hiểm thương mại là gì 3
BHXH và bảo hiểm thương mại có những điểm chung cơ bản

Khác nhau

Nội dung Bảo hiểm thương mạiBảo hiểm xã hội 
Luật điều chỉnhLuật Kinh doanh bảo hiểm 2000Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung 2010Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019Luật bảo hiểm xã hội 2014 
Mục đíchMục đích lợi nhuậnMục đích an sinh xã hội
Nguồn hình thànhHình thành từ sự đóng góp phí của những người tham gia, được bổ sung từ lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi, dự phòng. Hình thành từ các nguồn: người lao động, người sử dụng lao động, NN bù thiếu và nguồn khác (lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi, ủng hộ của các tổ chức…).
Đối tượng tham giaCác cá nhân, tổ chức trong xã hộiNgười lao động, người sử dụng lao động (theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH 2014)
Đối tượng thụ hưởngNgười tham gia hoặc người được chỉ định có ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểmNgười lao động hoặc thành viên gia đình họ khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện BHXH theo quy định của pháp luật
Các chế độ bảo hiểmBảo hiểm phi nhân thọBảo hiểm nhân thọBảo hiểm sức khỏeChế độ ốm đauChế độ tử tuấtChế độ hưu tríChế độ tai nạn, bệnh nghề nghiệpChế độ thai sản
Phạm vi hoạt độngPhạm vi toàn quốc, xuyên quốc gia, đa ngành nghề và lĩnh vực. Chỉ trong lĩnh vực an sinh xã hội, điều chỉnh trực tiếp đến người lao động. Chỉ trong phạm vi quốc gia
Mức đóng bảo hiểmCăn cứ vào phạm vi BH, giá trị BH, số tiền BH theo thỏa thuận, xác suất xảy ra rủi ro của đối tượng được bảo hiểm. Với NLĐ: Căn cứ vào tiền lương hàng tháng, mức lương cơ sởVới người SDLĐ: Căn cứ vào quỹ tiền lương đóng BHXH
Chủ thể tri chảDoanh nghiệp bảo hiểmBảo hiểm xã hội Việt Nam

>>> Tham khảo thêm: Sổ bảo hiểm xã hội là gì – Tất cả những gì người lao động cần biết

Một số loại bảo hiểm thương mại phổ biến nhất hiện nay

Bảo hiểm thương mại được phân loại theo nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên để dễ nhận biết, người ta thường lựa chọn phân loại theo đối tượng. Cụ thể có ba loại bảo hiểm thương mại đó là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự. 

  • Bảo hiểm tài sản nhằm bồi thường các thiệt hại về vật chất. Ví dụ như mất cắp, tai nạn giao thông, cháy nổ, mất mát do thiên tai… Ngoài ra thì bảo hiểm tài sản này còn phân chia ra thành nhiều loại cụ thể, cụ thể như BH tài sản và BH thiệt hại tài sản; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; Bảo hiểm về hàng không; Bảo hiểm về xe cơ giới; Bảo hiểm về cháy nổ; Bảo hiểm về thân tàu…
  • Bảo hiểm con người bao gồm có bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Đối tượng bảo hiểm sẽ là sức khoẻ và tính mạng của con người. 
  • Bảo hiểm về TNDS hướng đến đối tượng là trách nhiệm và nghĩa vụ. Thông thường thì loại bảo hiểm này sẽ cần thực hiện dưới hình thức bắt buộc.
bảo hiểm thương mại là gì 4
Việc làm bảo hiểm hấp dẫn

Nếu bạn thấy quan tâm và muốn tham gia ngành bảo hiểm, TopCV là địa chỉ mang đến những cơ hội việc làm bảo hiểm hấp dẫn cho bạn. Đây là trang tìm việc và tổng hợp tin tuyển dụng uy tín hàng đầu. Đồng thời hỗ trợ tìm việc thông minh với hàng loạt công cụ như CV online, kết nối việc làm phù hợp tự động… 

Trên đây là một số vấn đề xoay quanh nội dung bảo hiểm thương mại là gì. Đừng quên theo dõi các bài viết hữu ích khác của Blog TopCV nhé! 

Nguồn ảnh: Sưu tầm