Bạn có đang mắc chứng ngại giao tiếp?

Bạn có đang mắc chứng ngại giao tiếp?

Cùng TopCV nhận biết  7 dấu hiệu của người mắc chứng ngại giao tiếp.

Chỉ cảm thấy thoải mái với vài người cụ thể

Ngại giao tiếp nghĩa là bạn không dám mở lòng, an phận ở trong “vòng tròn an toàn” mà bản thân tự đặt ra. Biểu hiện đầu tiên chính là việc bạn chỉ dám cởi mở với những người thân thiết.

Hãy nhớ xem lần cuối bạn nói chuyện quá 5 câu với người lạ là khi nào? Có phải lâu lắm rồi bạn chưa có những mối quan hệ mới? Bạn bè của bạn đều là những người đã quen biết nhiều năm thậm chí là toàn một lũ chí cốt chơi với nhau từ thời để chỏm.

Từng có kỷ niệm xấu khi đứng trước đám đông

Một bài thuyết trình thất bại, một lần nêu ý kiến bị cười chê, thậm chí là một sân khấu ca múa nhạc phường xã từ hồi để chỏm…

Những trải nghiệm quá khứ rất có thể vẫn đang ám ảnh lấy bạn, khiến bạn mất tự tin, sợ hãi việc đối mặt với đám đông và tất nhiên khiến bạn trở nên ngại giao tiếp.

Đây là một triệu chứng tâm lý rất phổ biến, thậm chí ngay cả những người làm nghề thường xuyên tiếp xúc với công chúng cũng có thể gặp phải. Nhẹ như cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, ra mồ hôi trộm còn có cả những trường hợp nặng hơn như khó thở, hốt hoàng, thậm chí sợ hãi tới mức gào khóc khi sắp sửa đối mặt với nhiều người.

Sợ bị người khác đánh giá

Dấu hiệu này cũng có thể là nguốn gốc của chứng sợ đám đông. Bạn là một người rất dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác. Bạn để ý tất cả ánh mắt, hành động, lời nhận xét của mọi người xung quanh và lo lắng trước mọi đánh giá tiêu cực.

Tất nhiên đây chính là một trong nhưng lý do gây trở ngại khiên bạn trở nên khó mở lòng và giao tiếp với mọi người.

Không hài lòng với các kĩ năng của bản thân

Bạn cảm thấy kinh nghiệm của mình chưa đủ, kiến thức chưa sâu, cảm thấy xung quanh có nhiều người giỏi giang mà mình chẳng thể nào bì kịp.

Tâm lý tự ti chính là một trong những biểu hiện của người sợ giao tiếp. Bởi vì cảm thấy kiến thức, năng lực của mình chưa đủ nên bạn thoải mái với việc được lắng nghe hơn là chủ động lên tiếng

Dễ bị tác động bởi ý kiến của người khác

Giống như nhân vật của câu chuyện cổ “đẽo cày giữa đường”. Bởi vì bạn thường không dám thể hiện ý kiến và dễ bị mọi người xung quanh tác động nên bạn cũng không có thói quen mở lời để giao tiếp và trình bày ý kiến của mình.

Để tâm lý chi phối kết quả

Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp lo lắng khi làm một việc tới mức nghĩ ra các kết quả tiêu cực. Cuối cũng mọi chuyện diễn ra đúng y như bạn đã suy nghĩ.

Có một thuyế được gọi là “tâm lý tiên tri”. Khi bạn để các vấn deef của cảm xúc chi phối một cách mạnh mẽ, bạn thường xuyên nghĩ tới các khía cạnh tiêu cực. Đến nỗi khi bạn thực sự bắt tay vào việc, bạn mất hết động lực, mất hết mục tiêu, cuối cùng làm việc không hiệu quả.

Né tránh những tình huống dễ bị phán xét

Bạn đã bao giờ thử cảm giác “đứng giữa tâm bão. Làm một hành đôngh thật là nổi loạn, nêu một ý kiến gây tranh cãi, hay đơn giản là chọn phe trong một cuộc tranh cãi hay chưa?

Những người ngại giao tiếp thường rất ít khi để bản thân rơi vào những tình huống kể trê. Bởi vì họ không muốn tiếp xúc với nhiều người, ngại phải va đập xã hội nên luôn tạo cơ hội cho bản thân được “dĩ hoà vi quý” hết mức có thể.