Đó chính là tấm bằng Warren Buffett nhận được khi tham gia khoá học của nhà thuyết trình Dale Carngie
Khi được hỏi sẽ nói gì với các bạn trẻ 21,22 tuổi chỉ vừa mới ra trường. Tỷ phú Warren Buffett chia sẻ chính câu chuyện của bản thân:
“Khi còn đang học trung học và đại học, tôi rất sợ phải nói trước đám đông”, Buffett phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với BBC hồi năm 2009. “Tôi không thể làm điều đó.”
Khi còn trẻ, ông đã tham gia một khoá học thuyết trình trước đám đông tại Dale Carnegie, tổ chức đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp do nhà văn, nhà thuyết trình Dale Carngie sáng lập.
“Kém giao tiếp giống như việc đứng trong bóng tối và nháy mắt với một cô gái”.
Khả năng giao tiếp luôn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống. Đối với Warren Buffet, tỷ phú và là nhà đầu tư số một thế giới người Mỹ, giao tiếp còn là yếu tố quyết định thành công.
“Một cách dễ dàng để giúp bản thân mình có giá trị hơn 50% so với hiện tại, ít nhất đó là trau dồi kỹ năng giao tiếp”, vị tỷ phú phát biểu trong một video được đăng trên LinkedIn.
“Ngày hôm nay, nếu bạn muốn thành công, trước hết phải trở thành ngườii kể chuyện”
Tất nhiên bạn vẫn sẽ có được thành quá nếu có một ý tưởng đột phá và sản phẩm cuốn hút. Tuy nhiên sự thành công sẽ đến dễ dàng hơn nếu bạn biết cách truyền đạt tất cả giá trị của mình.
Tỷ phú và nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet chia sẻ một mẹo nhỏ với giới trẻ, đó là: Tập trung vào việc học viết và nói sao cho thật rõ ràng.
Đầu tiên là phải truyền đạt được chính xác thông tin, ý kiến, suy nghĩ của cá nhân sau đó sẽ tính đến các yếu tố cảm xúc, cảm hứng để thuyết phục và truyền lửa tới người nghe.
Làm thế nào để nâng cao kĩ năng năng giao tiếp
Học cách lắng nghe
Trước khi trở thành một người giỏi “nói” bạn phải là một người biết “nghe”. Nghe để tiếp nhận và phân tích thông tin, hiểu người khác muốn gì và cần gì từ đó tìm đúng trọng tâm cuộc nói chuyện. Hiểu đâu là điều nên nói và đâu là điều nên tránh
Lắng nghe cũng là cách bạn học những phương pháp giao tiếp từ những người giỏi hơn.
Tìm hiểu kĩ về chủ đề
Nếu bạn đang tham gia một cuộc thảo luận trực tiếp, hãy suy nghĩ kĩ trước khi nói. Nếu kiến thức của bạn chưa đủ, hỏi ý kiến của những người tham gia là một cách bắt đầu khôn ngoan. Vừa dẫn dắt câu chuyện một cách thoải mái lại cho bạ một cái nhìn tổng quát về vấn đề.
Nếu bạn giao tiếp bằng văn bản. Hãy nghiên cứu kĩ về vấn đề sắp được nói. Vạch sẵn dàn ý, tìm ra đâu là trọng điểm trò chuyện, đọc tài liệu tư những chuyên gia về vấn đề đó và trích dẫn vào bài viếtc của bạn để tăng tính thuyết phục.
Thuyết phục bằng dẫn chứng thực tế
Hình ảnh, những dẫn chứng thực tế sẽ có tính thuyết phục gấp trăm lần những lý thuyết sáo rỗng.
Đặc biết nếu bạn làm việc trong môi trường sáng tạo và cần trình bày ý tưởng. Hãy đầu tư vào hình ảnh, biểu đồ, dẫn chứng bằng những con số. Đây đều là những yếu tố rất có sức nặng
Mọi kiến thức trên thế giới sẽ trở nên vô nghĩa nếu không được truyển tải. Và nhiệm vụ này sẽ được thực hiện bởi khả năng giao tiếp.
Bạn có ý tưởng rất tốt, bạn có phương pháp để giải quyết rắc rối, nhưng vấn đề thực sự là làm thể nào để thuyết phục mọi người.
Duy trì thái độ tích cực
Một buổi nói chuyện biến thành tranh cãi căng thẳng là kịch bản giao tiếp tệ nhất có thể xảy ra. Hãy duy trì sự trạng thái tích cực và thoải mái tích cực cho cuộc nói chuyện để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
Luôn giữ thái độ thân thiện, duy trì sự tươi cười và thoải mái. Bắt đầu mọi ý kiến với thái độ cầu thị “theo tôi” “ý kiến của tôi là”… và ghi nhận những ý kiến khác “tôi hiểu, “tôi biết”.
Để giao tiếp hiệu quả ta cần biết quản lý thời gian. Sao cho tận dụng được tối đa khả năng của mình. Một cuộc trò chuyện không trọn vẹn không những không giúp bạn thể hiện quan điểm mà còn dễ khiên góc nhìn đó bị hiểu sai.
Nếu bạn đang thuyết trình một bài nghiên cứu, hãy học cách thiết lập những quy tắc riêng để hoàn thành từng phần xác định của bài thuyết trình. Để kết thúc bài thuyết trình trong khoảng thời gian hạn hẹp – bạn không được vội vã vào những phút cuối vì bạn sẽ không thể diễn đạt hết các luận điểm.