Khi tìm hiểu về chứng khoán, khái niệm vốn hóa thị trường thường khiến nhiều nhà đầu tư bối rối. Hãy cùng Blog TopCV tìm hiểu vốn hóa thị trường là gì và cách phân loạn các doanh nghiệp dựa trên giá trị vốn hóa thị trường trong bài viết dưới đây!
Vốn hóa là gì? Tìm hiểu về vốn hóa thị trường
Vốn hóa là gì?
Vốn hóa là thuật ngữ kế toán xuất hiện trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vốn hóa là biểu thị chi phí tài sản của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định (thường là trong 1 năm tài chính). Vốn hóa được tính bằng tổng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp cộng với nợ dài hạn và những khoản thu nhập mà doanh nghiệp được giữ lại sau khi trừ các khoản thuế phí
Vốn hóa thị trường là gì?
Vốn hóa thị trường (market capitalisation hay market cap) là tổng giá trị các cổ phiếu dạng phổ thông đang được niêm yết và lưu hành trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp. Công thức tính giá trị vốn hóa thị trường như sau: Vốn hóa thị trường = Giá 1 cổ phiếu tại thời điểm hiện tại x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Vốn hóa thị trường thể hiện quy mô và giá trị thị trường của một doanh nghiệp với cơ sở là thị trường chứng khoán. Do đó, nó thường được sử dụng như là một căn cứ để đánh giá rủi ro và tiềm năng lợi nhuận cũng như khả năng thanh khoản của một loại cổ phiếu.
>>> Tham khảo: Có nên làm môi giới chứng khoán? Những sự thật về nghề chứng khoán
Yếu tố ảnh hưởng đến giá trị vốn hóa thị trường
Hai yếu tố ảnh hưởng đến giá trị vốn hóa thị trường là giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu trên thị trường biến động từng giờ trên cơ sở kỳ vọng, niềm tin của nhà đầu tư và nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau như: tình hình hoạt động của doanh nghiệp, các tin tức liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công việc kinh doanh, hội đồng quản trị, giám đốc, sản phẩm, các “tin đồn”…
Phân biệt giữa giá trị doanh nghiệp và vốn hóa thị trường
Muốn đánh giá giá trị thực của doanh nghiệp cần dựa vào vốn chủ sở hữu (equity) hay vốn điều lệ chứ không phải giá trị vốn hóa thị trường, bởi giá trị vốn hóa thị trường thường không phản ánh chính xác giá trị của một doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào sự biến động của giá trị cổ phiếu và do đó có thể được định giá cao hơn hoặc bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế của doanh nghiệp.
Trong khi đó, vốn chủ sở hữu không phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu mà nó phụ thuộc vào khối lượng tài sản của công ty, không biến động từng giây như giá trị vốn hóa, không bị “thổi phồng” hay hạ thấp so với giá trị thực.
>>> Tham khảo: Nhân viên môi giới chứng khoán làm gì? Mô tả công việc môi giới chứng khoán
Phân loại doanh nghiệp dựa trên giá trị vốn hóa thị trường
- Mega Cap: Những doanh nghiệp có vốn hóa thị trường từ 200 tỷ USD trở lên (Microsoft, Apple, Amazon.com, Alphabet (công ty mẹ của Google),…). Tại Việt Nam hiện chưa có doanh nghiệp nào thuộc nhóm Mega Cap.
- Large Cap (hay Big Cap): Những doanh nghiệp có vốn hóa thị trường từ 10 tỷ USD cho tới 200 tỷ USD
- Mid Cap: Giá trị vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp Mid Cap dao động từ 2 tỷ USD đến 10 tỷ USD.
- Small Cap: Các công ty vốn hóa nhỏ có market cap từ 300 triệu đến 2 tỷ USD
- Micro Cap và Nano Cap (hay Super Micro Cap): Bao gồm các công ty có vốn hóa thị trường từ dưới 50 triệu cho tới 300 triệu USD
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 10.000 tỷ đồng được coi là thuộc nhóm Large Cap. TOP 30 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất và thanh khoản lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam (VN30) chiếm đến 70% giá trị của toàn thị trường. Các doanh nghiệp có vốn hóa thị trường trên 1.000 tỷ đồng thuộc Mid Cap, trên 100 tỷ đồng là Small Cap và dưới 100 tỷ đồng thuộc nhóm Micro Cap.
>>> Tham khảo: Chuyên viên tư vấn tài chính là gì? Cơ hội việc làm nhân viên tư vấn tài chính
Nên đầu tư vào doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn hay nhỏ thì tốt hơn?
Để có một portfolio (danh mục đầu tư) tốt, dựa trên số tiền, mục tiêu tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro, thời gian đầu tư,…bạn nên chọn nhiều doanh nghiệp thuộc các nhóm giá trị vốn hóa khác nhau. Một danh mục đầu tư đa dạng có chứa nhiều nhóm vốn hóa thị trường sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi đầu tư, đặc biệt khi thị trường biến động và gia tăng cơ hội tạo ra lợi nhuận.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn, vừa hay vốn hóa nhỏ đều sẽ nhạy cảm với từng giai đoạn phát triển thị trường hoặc biến động của nền kinh tế. Chúng sẽ lần lượt dẫn đầu thị trường cũng như sẽ xuống giá theo thời gian, Ví dụ khi các cổ phiếu lớn đang giảm giá, rất có thể các cổ phiếu nhỏ hoặc midcap đang tăng lên, và do đó với một portfolio đa dạng hóa bạn sẽ giảm thiểu tổn thất, thậm chí vẫn có thể duy trì lãi.
Mong rằng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ Vốn hóa thị trường là gì? Vốn hóa là gì cũng như phân biệt giá trị doanh nghiệp và vốn hóa thị trường, từ đó có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm HOT thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm