Tự mãn là gì? Vì sao nhiều người lại có tính tự mãn?. Tự tin và tự mãn là một ranh giới vô cùng mong manh, Blog.TopCV sẽ cùng bạn tìm hiểu những đặc trưng của tự mãn, nguyên nhân và cách khắc phục để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và cuộc sống.
Tìm hiểu tự mãn là gì?
Tự mãn là thuật ngữ dùng để chỉ một đặc trưng của tính cách. Theo từ điển tiếng Việt, tự mãn là một tính cách hay một cảm xúc luôn thấy thỏa mãn với những gì đã làm được mà không cần cố gắng hơn nữa. Dễ dàng thỏa mãn, không có chí tiến thủ rõ ràng không phải những đức tính tốt, không thể đóng góp tích cực vào sự phát triển của một cá nhân.
Dù biết là xấu nhưng tự mãn vẫn luôn xuất hiện trong đời sống. Có một ranh giới vô cùng mong manh giữa tự tin và tự mãn.
>>> Xem thêm: 10 hành vi có thể giết chết sự nghiệp lẫn tài năng của bạn!
Dấu hiệu của căn bệnh tự mãn là gì?
Không nhiều người hiện nay nhận ra là mình đang tự mãn. Đơn giản bởi vì đôi khi tự mãn là một biến tướng của sự tự tin không được kiểm soát tốt. Dưới đây là một số biểu hiện, dấu hiệu phổ biến nhất của sự tự mãn.
Luôn cho rằng mình đúng
Nếu hỏi biểu hiện thường gặp nhất của tự mãn là gì thì đó chắc chắn là việc luôn cho rằng mình đúng. Những người tự tin thái quá, nhìn nhận mọi việc một cách phiến diện. Vì thế, họ chăm chăm cho rằng mình luôn đúng và xem thường ý kiến của người khác.
Người tự mãn không bao giờ tự nhận là mình sai dù trong tình huống nào. Điều này để lại ấn tượng không tốt với những ai từng làm việc chung. Nếu không sửa ngay thì bạn không dễ dàng giao tiếp và cộng tác với mọi người.
Xem mình là trung tâm của vũ trụ
Tính cách tự mãn khiến bạn luôn nghĩ là mình đúng, bản thân mình rất quan trọng với mọi người. Họ luôn muốn được quan tâm và nhắc đến trong cả công việc lẫn cuộc sống. Khi làm việc dù lớn hay nhỏ, người tự mãn cũng có xu hướng phóng to, quan trọng hóa mọi việc lên.
Vì luôn nghĩ là mình giỏi và không cần bất cứ ai nên người tự mãn có xu hướng không thích lắng nghe ý kiến người khác dù đó là lời khuyên chân thành. Điều này sẽ dẫn đến một hệ quả rất tai hại là bạn sẽ trở thành người ích kỹ, tự lợi và luôn đi so đo, ghen tỵ với người giỏi hơn mình.
Luôn kể về thành tích của mình
Cũng giống như ba hoa, người tự mãn rất hay nói về thành tích của bản thân. Niềm vui của họ là khoe khoang những gì mình đạt được hoặc thổi phồng một sự việc lên.
Xem thường tất cả mọi người xung quanh
Khó ai có thể lọt vào mắt những người có tính cách tự mãn. Họ luôn tin rằng mình giỏi nhất, không ai bằng mình. Nhóm người này thường có thái độ rất trịch thượng, khá bảo thủ và độc đoán, rất hay coi thường mọi người xung quanh.
Nét tính cách này khiến người tự mãn bị cô lập nhưng họ luôn tin rằng mình giỏi nên bị ức hiếp và ghen tỵ. Điều này khiến căn bệnh tự mãn càng trầm trọng và việc giao tiếp, kết nối với người xung quanh càng khó khăn hơn trước.
Người tự mãn vô lễ với người lớn, bề trên
Nếu hỏi biểu hiện gây khó chịu nhất của tự mãn là gì thì đó chính là thái độ vô lễ. Luôn tự nhận là trung tâm vũ trụ nên họ luôn thiếu tôn trọng với người lớn tuổi. Họ có thái độ xấc xược, không xem ý kiến của người bề trên ra gì, đôi khi còn xỉ nhục người lớn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tự mãn
Tự mãn là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống và ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi cá nhân. Vậy nguyên nhân của tính tự mãn là gì?
Tự mãn xuất phát từ tâm lý luôn nghĩ mình dẫn đầu
Con người luôn có một phần luôn cho rằng mình giỏi giang, có thể làm được bất cứ chuyện gì dù chưa kiểm chứng thực tế. Nếu cứ huyền hoặc trong suy nghĩ này mà không trải nghiệm thực tiễn thì lâu ngày, căn bệnh tự mãn sẽ xuất hiện.
Với những người như vậy thì họ chỉ giỏi nói chứ đến khi làm thì không đến đâu. Một số trường hợp khác, nếu làm được thì bệnh tự mãn càng nặng hơn.
>>> Xem thêm: Trở thành cái gai trong mắt của sếp nếu cứ tiếp tục 4 tật xấu này
Suy nghĩ quá nông cạn, tỏ ra hiểu biết
Nguyên nhân dẫn đến sự tự mãn một phần đến từ hiểu biết chưa đủ sâu rộng về cuộc sống. Họ hay coi thường và bỏ qua những gì mọi người quan tâm, chỉ xem chuyện của mình mới là tốt nhất.
Những người như thế này thường hạ thấp mục tiêu của người xung quanh. Họ cho rằng việc người khác làm rất tầm thường, không đáng để quan tâm còn mục tiêu của bản thân thì luôn cao cả.
Tác hại không thể xem thường của căn bệnh tự mãn
Tính tự mãn khiến bạn ngày càng ảo tưởng về bản thân chủ quan dẫn đến tuột hậu và dễ gặp hiệu ứng “ếch ngồi đáy giếng”. Không chỉ thế, căn bệnh tự mãn này thường mang đến rất nhiều tác hại, ảnh hưởng đến cả cuộc sống lẫn sự nghiệp của bạn.
Tính tự mãn gây trì trệ công việc
Biểu hiện dễ thấy nhất ở những người tự mãn là luôn cho rằng bản thân sẽ làm tốt và không cần nhiều thời gian như người khác. Điều này hình thành tâm lý ỷ lại, không có kế hoạch cụ thể dẫn đến chuyện “nước đến chân mới nhảy”. Họ luôn để việc đến hạn thì mới làm và tin rằng mình sẽ làm tốt mọi thứ.
Nếu làm tốt thì họ cho rằng mình giỏi, nếu làm không được thì không phải lỗi của họ. Nếu tình trạng này kéo dài thì công việc của bạn chắc chắn sẽ gặp vấn đề, trì trệ hoặc kết quả không như mong muốn.
Mất nhiều mối quan hệ, không dễ kết nối với tập thể
Việc một người luôn tự cho là mình giỏi, luyên thuyên về thành tích của mình thường khiến người xung quanh ngạc nhiên rồi chuyển sang khó chịu. Tính tự mãn khiến người ta chỉ tin vào suy nghĩ của bản thân và muốn mọi người làm theo khi làm việc nhóm.
Điều này khiến bạn dễ xảy ra một số bất đồng với người cùng nhóm, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung. Sự bất đồng ý kiến trong công việc có thể dẫn đến việc một số mối quan hệ trở nên xa cách. Không ai muốn song hành cùng với một người không muốn lắng nghe quan điểm của người khác.
Ảnh hưởng đến hành trình sự nghiệp
Tâm lý luôn thỏa mãn về những gì đã đạt được khiến con người có tâm lý không cần phải cố gắng hơn nữa. Có một câu nói diễn tả rất chính xác trường hợp này đó là “ngủ quên trên chiến thắng”.
Nếu tự tin thái quá và hài lòng sớm về những gì mình đã đạt được mà không chuẩn bị để phát triển trong tương lai thì bạn rất dễ bị vượt mặt dù ban đầu xuất phát điểm tốt đến đâu. Ví dụ kinh điển cho vấn đề này là Microsoft bá chủ một thời nhưng lại trải qua nhiều năm tự mãn để cho hai cái tên non trẻ là Google và Apple vượt mặt thì mới tỉnh ngộ.
Làm sao phát hiện và chế ngự tính tự mãn, tránh ảnh hưởng công việc?
Như đã nói ở trên, ranh giới giữa tự tin và tự mãn rất nhỏ. Vì thế, đôi lúc, bạn không nhìn rõ bản thân đang nằm ở hướng nào. Vậy làm sao để phát hiện dấu hiệu của tự mãn và khắc phục trước khi căn bệnh này ảnh hưởng đến sự nghiệp.
Tập thói quen nhìn nhận và thấu hiểu bản thân
Vấn đề chung của những người tự mãn chính là kiểm soát cảm xúc cá nhân. Họ thường vui buồn thái quá và biểu hiện cảm xúc có quá khích so với người khác. Muốn kiểm soát được bản thân thì đầu tiên hãy tập thói quen nhìn lại và phân tích hành động, suy nghĩ của bản thân.
Điều này giúp bạn hiểu rõ đó có phải là lời bạn muốn nói, việc bạn muốn làm, điều đó có khiến mọi người xung quanh bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, hãy tập quan sát cảm xúc của mọi người với bạn để dễ dàng kết nối và thấu hiểu mọi người hơn.
Lắng nghe ý kiến chân thành từ người xung quanh
Cách để biết mình đang tự mãn là gì? Câu trả lời chính là hãy hỏi ý kiến những người mà bạn tin tưởng và yêu quý nhất. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên và góp ý chân thành. Muốn bước này thành công thì phải học cách lắng nghe người khác, đặt mình vào vị trí của họ để suy nghĩ và phân tích. Điều này không chỉ giúp bạn thấu hiểu và hòa động với người xung quanh hơn mà còn loại bỏ dần tính tự mãn trong người.
>>> Xem thêm: 5 thói quen khác nhau dễ nhận ra giữa người thành công và người thất bại
Kết nối nhiều hơn, tăng trải nghiệm
Nguyên nhân của việc bạn luôn cho rằng mình giỏi, mình đúng nằm ở việc kiến thức và trải nghiệm chưa phong phú. Bạn không biết gì nhiều ngoài “đáy giếng” của mình nên rất dễ tự mãn. Vì thế, hãy tăng cường kết nối với mọi người xung quanh, trò chuyện để hiểu mọi người nghĩ gì trước khi kết luận.
Căn bệnh tự mãn vô cùng tai hại cho cuộc sống và sự nghiệp của mỗi cá nhân. Nếu không khắc phục được vấn đề thì bạn khó mà tiến xa ở bất kỳ đâu. Hy vọng bài viết đã trả lời được cho bạn câu hỏi tự mãn là gì. Nếu muốn cập nhật thêm những tin tức phát triển bản thân, tìm công việc tốt và xây dựng sự nghiệp thì đừng quên cập nhật TOPCV mỗi ngày để không bỏ lỡ diễn biến mới nhất.