Cẩm nang tìm việc làm kế toán từ A-Z hiệu quả

Với mức lương trung bình cao, mang lại nhiều cơ hội việc làm, kế toán nằm trong top những công việc được người lao động ưu tiên lựa chọn và là một vị trí không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp lớn nhỏ nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về công việc của ngành này và tìm kiếm, ứng tuyển đúng cách. Vậy làm thế nào để nắm chắc tấm vé trở thành nhân sự ngành kế toán? Bài viết dưới đây, BlogTopCV sẽ cung cấp cho bạn đọc cẩm nang tìm việc làm kế toán từ A-Z hiệu quả nhất! 

Tổng quan về ngành kế toán

Kế toán là gì?

Kế toán là chức danh chỉ những người thực hiện công việc ghi chép, thu thập, phân tích và xử lý các thông tin, chứng từ liên quan đến tài chính, kinh tế, thuế,… của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,….  Theo đó, đối tượng của kế toán là sự hình thành và biến động tài sản, thể hiện rõ ở nguồn vốn và tổn tài sản của tổ chức trong thời gian hoạt động. Hiện nay, kế toán được chia thành 2 loại gồm: 

  • Kế toán công: Là những người làm việc tại đơn vị hoạt động không vì kinh doanh sinh lời như các tổ chức từ thiện, các tổ chức Nhà nước,…. 
  • Kế toán doanh nghiệp: Là những người làm việc tại công ty, doanh nghiệp hoạt động vì mục đích kinh doanh sinh lời.

Ở mỗi vị trí, cấp bậc khác nhau nhiệm vụ, vai trò và mức lương của kế toán khác nhau. Tuy nhiên, một kế toán nói chung sẽ thực hiện những công việc cụ thể sau: 

  • Ghi chép, kiểm tra sổ sách. 
  • Lập chứng từ liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 
  • Phân tích tình hình tài chính, ngân sách, doanh thu của doanh nghiệp.
  • Lập báo cáo tài chính, doanh thu,… gửi cấp trên. 
Thuc-trang-tuyen-dung-nganh-ke-toan-hien-nay
Thực trạng tuyển dụng ngành kế toán hiện nay

Thực trạng tuyển dụng ngành kế toán 

Với tốc độ phát triển vượt bậc của các ngành kinh tế, các công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ được thành lập nhiều mở ra hàng loạt cơ hội việc làm cho người lao động ở đa dạng ngành nghề, trong đó có kế toán. Đây được đánh giá là một  trong những vị trí nòng cốt không thể thiếu, góp phần tạo lập bộ máy hành chính phục vụ hoạt động của doanh nghiệp. 

Do đặc thù công việc kế toán đòi hỏi chuyên môn cao nên hiện nay, đa số doanh nghiệp đều ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán-Kiểm toán và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mặc dù mỗi năm hàng trăm sinh viên tốt nghiệp kế toán ra trường nhưng”cung vẫn không đủ cầu” do có nhiều ứng viên không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. 

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, ở Việt Nam chỉ có hơn 5.000 người có chứng chỉ kế toán kiểm toán quốc tế, thấp hơn nhiều so với Singapore và Thái Lan. Chính vì thế, để các doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống tài chính – kế toán hoàn chỉnh, Việt Nam cần khẩn trương đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm củng cố chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán. 

Cơ hội việc làm ngành kế toán

Các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán sẽ có nhiều cơ hội làm việc đúng ngành do nhu cầu tuyển dụng vị trí này của các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Một số vị trí bạn đọc có thể đảm nhận trong ngành kế toán gồm: 

  • Chuyên viên kế toán (thuế, , kiểm toán. 
  • Tư vấn tài chính, giao dịch ngân hàng. 
  • Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán, Quản lý tài chính. 
  • Giảng viên chuyên ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học. 
  • Thanh tra kinh tế. 

Với những công việc trên, ứng viên có thể tìm việc làm kế toán tại các doanh nghiệp, công ty trong nước, các cơ quan hành chính sự nghiệp, bệnh viện, trường học, các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, cao đẳng hoặc trung tâm đào tạo nghiệp vụ kế toán,….

Tot-nghiep-chuyen-nganh-ke-toan-ung-vien-se-co-nhieu-co-hoi-lam-viec-dung-nganh
Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, ứng viên sẽ có nhiều cơ hội làm việc đúng ngành

>>>Xem thêm: Ngành kế toán là gì? Các vị trí quan trọng trong ngành kế toán

Bí quyết tìm việc làm kế toán hiệu quả 

Trang bị kiến thức chuyên môn

Khi đi học, bạn đã được trang bị những kiến thức cơ bản nhưng thực tế đi làm phức tạp hơn nhiều. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tế vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau. 

Chẳng hạn, khi học lý thuyết, bạn sẽ phải nhớ công thức tính toán để áp dụng, còn thực tế, bạn chỉ việc nhập dữ liệu và trình bày vào các phần mềm hỗ trợ cập nhật lên sổ kế toán được cài đặt sẵn. Chính vì thế, nếu mới ra trường thì bạn nên tìm hiểu thêm chế độ kế toán doanh nghiệp để bổ sung thêm kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành. 

Kế toán chi phí, kế toán thuế và giá thành là những yếu tố quan trọng nhất mà bất kỳ kế toán nào cũng phải nắm chắc. Bởi giá thành làm sai sẽ kéo theo giá bán sai ảnh hưởng đến doanh thu; còn thuế làm sai nguy cơ doanh nghiệp bị phạt khá cao. Ngoài ra, những kiến thức về quản trị, báo cáo tài chính cũng cần thiết, đặc biệt khi bạn trở thành trưởng phòng tài chính, việc quản lý và kiểm soát chi phí hoạt động, đầu tư,… luôn được ưu tiên. 

Trang bị các kỹ năng mềm 

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, để trở thành kế toán thành công, ứng viên cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, xử lý tình huống, quản lý sắp xếp công việc, kỹ năng tin học văn phòng, ngoại ngữ,…. Thực tế, những người giỏi kỹ năng mềm thường có “điểm cộng” trong mắt nhà tuyển dụng và nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. 

Tạo CV ấn tượng 

CV là “cầu nối” quan trọng giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Qua những thông tin trong CV của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể nắm được những nội dung cần thiết như thông tin cơ bản, mục tiêu, kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên. 

Bi-quyet-tim-viec-lam-ke-toan-va-ung-tuyen-thanh-cong
Bí quyết tìm việc làm kế toán và ứng tuyển thành công

Giống những ngành nghề khác, viết CV kế toán không hề khó nhưng viết chuẩn và “ăn điểm” trong mắt nhà tuyển dụng không dễ dàng. Vì thế, CV kế toán phải được trình bày cẩn thận, chỉn chu, rõ ràng cũng như đầy đủ các thông tin sau để thể hiện sự chuyên nghiệp của ứng viên:

  • Giới thiệu bản thân: Trong ngành kế toán, ứng viên nên viết tóm tắt thông tin cơ bản về bản thân như tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại cá nhân, email cá nhân (dễ hiểu, dễ nhớ), vị trí tuyển dụng và ảnh đại diện nhìn rõ, lịch sự, nghiêm túc. 
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Ứng tuyển bất cứ ngành nghề nào, ứng viên cũng không được bỏ qua phần mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt, mục tiêu nghề nghiệp nên gắn với những gì bản thân làm được để phát triển công ty. 
  • Trình độ học vấn: Đối với tìm việc làm kế toán, bằng cấp là tiền đề để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên. 
  • Kinh nghiệm làm việc: Ở phần này, ứng viên cần trình bày rõ ràng tên công ty cũ, thời gian làm việc, vị trị từng đảm nhiệm và những thành tích đạt được (nếu có).
  • Các kỹ năng: Khi tìm việc làm kế toán, ứng viên có thể viết trong CV một vài kỹ năng chuyên môn như hạch toán chi phí, hạch toán giá thành, hạch toán thuế,… cùng với kỹ năng mềm gồm giao tiếp, quản lý sắp xếp công việc, hạch toán thuế, xử lý tình huống,….
  • Chứng chỉ đạt được: Với ngành kế toán, chứng chỉ là phần quan trọng không kém bằng cấp. Nếu sở hữu CPA hoặc CFA hoặc một vài chứng chỉ khác còn thời hạn thì ứng viên nhớ cập nhật vào CV.

>>> Xem thêm: Bật mí cách viết CV ngành kế toán, kiểm toán ấn tượng

Lựa chọn kênh tìm việc làm kế toán uy tín

Hiện nay, ứng viên dễ dàng tìm việc làm kế toán thông qua nhiều kênh tuyển dụng, đây là một trong những yếu tố quyết định đến cơ hội nghề nghiệp của ứng viên. Dưới đây là một số kênh tuyển dụng phổ biến, được nhiều ứng viên lựa chọn, bạn đọc có thể tham khảo: 

  • Mạng xã hội: Các diễn đàn tìm việc làm kế toán trên Facebook được nhiều bạn trẻ lựa chọn vì vừa lướt MXH vừa có thể tìm việc làm. Ưu điểm của kênh này chính là liên hệ với nhà tuyển dụng nhanh và dễ ứng tuyển. Tuy nhiên, những việc làm kế toán trên MXH thường không được phân loại, thông tin chưa chi tiết và mức lương thường không cao. 
  • Website nội bộ của doanh nghiệp: Thay vì tìm ứng viên thông qua website tuyển dụng hoặc headhunter, doanh nghiệp sẽ đăng trực tiếp thông tin tuyển dụng lên website hoặc fanpage nội bộ.
  • Tìm việc làm kế toán với TopCV: Mỗi ngày, trên TopCV có hơn 30.000 việc làm kế toán và nhiều ngành nghề khác khác được cập nhật từ 190.000+ nhà tuyển dụng uy tín, kết nối thành công trung bình 250.000+ ứng viên mỗi tháng. Tìm việc làm kế toán trên TopCV, ứng viên không còn lo lắng sẽ bị lừa đảo bởi đa số tin tuyển dụng đều được gắn tích xanh, cung cấp đầy đủ thông tin công ty, mô tả công việc, kỹ năng yêu cầu, chế độ lương, thưởng, phúc lợi,….

Ngoài ra, ứng viên có thể tìm việc làm kế toán qua hội chợ việc làm, ngày hội tuyển dụng, trung tâm mô giới việc làm hoặc một vài trang tin tuyển dụng khác như Indeed, Vieclam24h, Vietnamworks,….

Nen-lua-chon-kenh-tuyen-dung-uy-tin-de-tim-viec-lam-ke-toan
Nên lựa chọn kênh tuyển dụng uy tín để tìm việc làm kế toán

Một vài vị trí việc làm kế toán 

Kế toán công nợ 

Kế toán công nợ là những người chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, quản lý các khoản nợ mà doanh nghiệp cần thu về hoặc phải trả. Nhân sự làm việc tại vị trí này sẽ thực hiện những công việc sau: 

  • Quản lý công nợ khách hàng: Tiếp nhận, kiểm tra hợp đồng, nhập dữ liệu và tạo mã khách hàng. 
  • Quản lý công nợ của nhà cung cấp: Tiếp nhận, kiểm tra hợp đồng, nhập thông tin theo dõi hợp đồng kinh tế mua bán và tạo mã nhà cung cấp. 
  • Lập báo cáo công nợ: Gồm báo cáo tổng công nợ phải thu, tổng công nợ phải trả, chi tiết công nợ khách hàng/nhà cung cấp, báo cáo phân tích công nợ cùng một vài báo cáo khác theo yêu cầu của cấp trên. 
  • Giám sát, đốc thúc khách hàng hoàn thành công nợ. 
  • Tham gia xây dựng phương án thu hồi nợ và đề xuất với cấp trên về biện pháp xử lý nợ khó đòi. 
  • Trực tiếp gọi điện đòi nợ nếu công nợ đã quá hạn hoàn trả. 

Về mức lương, tùy vào kinh nghiệm làm việc mà thu nhập của kế toán công nợ có sự chênh lệch. Cụ thể: 

  • Chưa có/ít kinh nghiệm: Khởi điểm 4 triệu đồng/tháng 
  • Từ 1-3 năm kinh nghiệm: Lương dao động từ 8.2 – 11 triệu đồng/tháng. 
  • Trên 3 năm kinh nghiệm: Lương trung bình 10.7 – 14 triệu đồng/tháng. 
Thu-nhap-cua-ke-toan-cong-no-chenh-lech-tuy-vao-kinh-nghiem-lam-viec
Thu nhập của kế toán công nợ chênh lệch tùy vào kinh nghiệm làm việc

Kế toán tổng hợp 

Mặc dù được đánh giá là công việc không mấy “an nhàn” những năm gần đây, nhu cầu tìm việc làm kế toán tổng hợp vẫn tăng mạnh. Nhiệm vụ chính của kế toán tổng hợp là thu thập, tổng hợp các chứng từ, sổ sách liên quan đến nguồn tài sản và sự vận động của nó trong doanh nghiệp. Dưới đây là mô tả công việc kế toán tổng hợp:

  • Tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán mua bán hàng hóa, đồ dùng, trang thiết bị,….. 
  • Theo dõi công nợ. 
  • Hạch toán các khoản khấu hao,thuế GTGT. 
  • Tổng hợp thông tin hàng hóa bao gồm cả chi phí vận chuyển và sản xuất. 
  • Giám sát quá trình xuất/nhập hàng tồn hoặc các loại hàng hóa. 
  • Lập báo cáo công việc và những vấn đề liên quan đến doanh thu, lợi nhuận hàng tháng theo yêu cầu của cấp trên. 
  • Tính và trả lương cho nhân viên. 
  • Làm báo cáo tổng hợp về khai thuế, thuế thu nhập, tình hình thu chi của doanh nghiệp,… mỗi quý. 

Hiện nay, mức thu nhập của kế toán tổng hợp trung bình khoảng 10 triệu đồng tháng, trong đó, khoảng lương phổ biến từ 8-12 triệu đồng/tháng. Tùy vào số năm kinh nghiệm và trình độ chuyên môn mà mức lương của kế toán tổng hợp cao hơn, có thể lên tới 25 triệu đồng/tháng, 

Kế toán thuế 

Kế toán thuế là những nhân sự không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào, thực hiện các hoạt động liên quan đến kê khai, hóa đơn và chứng từ thuế doanh nghiệp hoặc nhà nước. Để trở thành kế toán thuế, bạn không chỉ cần giỏi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ mà còn phải nắm chắc các kỹ năng mềm cũng như cách ứng xử chuyên nghiệp. 

Khi công ty mới thành lập, kế toán thuế sẽ thực hiện việc kê khai và nộp lệ phí. Suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, kế toán sẽ thực hiện những nhiệm vụ chính sau:

  • Làm việc trực tiếp với cơ quan thuế khi phát sinh vấn đề, đảm bảo kịp thời và chính xác. 
  • Lập và nộp báo cáo thuế TNCN, TNDN, GTGT, báo cáo tài chính, báo cáo sử dụng hóa đơn theo kỳ kế toán. 
  • Sắp xếp, lưu trữ vào bảo quản hóa đơn, chứng từ liên quan đến thuế một cách khoa học.
  • Đưa ra đánh giá và báo cáo với cấp trên khi có sự chênh lệch giữa báo cáo thuế của công ty với tổng thuế phải quyết toán. 
  • Thu thập, xử lý và lưu trữ các hóa đơn, chứng từ hàng ngày. 
  • Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN, TNDN và báo cáo tài chính năm.

Là một vị trí chịu nhiều áp lực và yêu cầu cao nên thu nhập của nhân viên kế toán thuế khá cao. Tùy vào kinh nghiệm, kỹ năng của nhân sự và quy mô doanh nghiệp mà mức lương của kế toán có sự chênh lệch.

Trung bình lương của nhân viên kế toán thuế khoảng 12 triệu đồng/tháng, dải lương dao động khoảng 7-14 triệu đồng/tháng. Với những người năng lực giỏi và làm việc ở doanh nghiệp, tập đoàn lớn thì thu nhập có thể lên đến 15-20 triệu đồng/tháng. 

Bat-ky-doanh-nghiep-nao-cung-khong-the-thieu-ke-toan-thue
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu kế toán thuế

Kế toán bán hàng 

Kế toán bán hàng là người trực tiếp quản lý, ghi chép các công việc liên quan đến mảng bán hàng như ghi sổ chi tiết hàng hóa, thống kê doanh thu, xuất hóa đơn, tư vấn sản phẩm, quản lý khách hàng,…. So với những công việc khác, công việc của kế toán bán hàng được cho là ít vất vả hơn và không yêu cầu kinh nghiệm quá cao. Công việc cụ thể: 

  • Cập nhật giá cả, sản phẩm và các chương trình khuyến mại thường xuyên. 
  • Ghi thông tin hóa đơn xuất cho khách hàng bao gồm đơn giá và số lượng sản phẩm. 
  • Lập bảng kê hóa đơn, tính tổng thu chi, doanh số, lợi nhuận, thuế GTGT cho từng sản phẩm hoặc nhóm hàng. 
  • Giám sát số lượng hàng xuất – nhập và hàng tồn trong kho để lập danh mục báo cáo sản phẩm bán ra, nhập vào theo ngày hoặc theo tháng. 
  • Tư vấn, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng và soạn thảo hợp đồng. 
  • Phối hợp với các bộ phận khác kiểm tra, giám sát tiền hàng, tình trạng công nợ và lên kế hoạch thu hồi nợ. 

Hiện nay, thu nhập trung bình của kế toán bán hàng cao hay thấp phụ thuộc vào kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp. Cụ thể: 

  • Người chưa có/ít kinh nghiệm, lương trung bình 3-4 triệu đồng/tháng.  
  • Với người 1-2 năm kinh nghiệm, làm việc ở công ty nhỏ thu nhập trung bình 5-6 triệu/tháng; làm việc ở doanh nghiệp lớn mức lương khoảng 6-7 triệu đồng/tháng. 
  • Kế toán bán hàng kinh nghiệm 4-5 năm, lương dao động từ 8-10 triệu đồng/tháng, tùy vào khối lượng công việc. 

Kế toán nội bộ 

Kế toán nội bộ là người kiểm soát và xử lý những số liệu phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp như thiếu hóa đơn, không có chứng từ,…. Tùy vào quy mô doanh nghiệp mà kế toán nội bộ được chia thành kế toán kho, kế toán tiền lương,kế toán thu chi,…. Dưới đây là mô tả công việc kế toán nội bộ:

  • Kiểm tra các chứng từ, hóa đơn theo đúng trình tự đảm bảo tính chính xác để luân chuyển hợp lý. 
  • Tiếp nhận và hạch toán các chứng từ, hóa đơn nội bộ. 
  • Lưu trữ và bảo mật các giấy tờ, tài liệu quan trọng của doanh nghiệp. 
  • Kết hợp cùng các kế toán khác trong bộ phận để thực hiện yêu cầu của cấp trên. 
  • Lập báo cáo đột xuất, báo cáo tuần, tháng, quý hoặc năm gửi nhà quản trị, 
  • Thu thập, phân tích các số liệu về tình hình hoạt động của công ty để đóng góp ý kiến cho cấp trên. 

Theo Báo cáo Thị trường tuyển dụng năm 2021 của TopCV, mức lương của nhân viên kế toán nội bộ có sự khác nhau tùy vào số năm kinh nghiệm. Cụ thể: 

  • Với sinh viên mới ra trường/người chưa có hoặc ít kinh nghiệm, mức lương dao động từ 4-5 triệu đồng/tháng. 
  • Người có kinh nghiệm từ 1-3 năm, thu nhập khoảng 7.4-10 triệu đồng/tháng.
  • Người có kinh nghiệm trên 3 năm, mức lương khoảng 9.4-14.6 triệu đồng/tháng. 

Bên cạnh đó, với những kế toán nội bộ có kinh nghiệm lâu năm và làm việc trong doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mức thu nhập có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng. 

>>> Xem thêm: Kế toán nội bộ là gì? 10 kỹ năng kế toán nội bộ cần có

Tạm kết

Hi vọng với những thông tin trên BlogTopCV cung cấp sẽ giúp bạn đọc nắm được những cơ hội và bí quyết tìm việc làm kế toán. Đừng quên theo dõi trang tin tuyển dụng TopCV.vn để cập nhật những việc làm kế toán uy tín, chất lượng với lương thưởng và chế độ đãi ngộ hấp dẫn nhé!