Trong thời đại công nghệ thông tin và sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển nhanh chóng như hiện nay thì nhu cầu tuyển dụng kỹ thuật viên tại các doanh nghiệp ngày càng lớn. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ đặc biệt là những bạn đang băn khoăn lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai vẫn chưa hình dung được kỹ thuật viên là gì? Công việc của họ ra sao? Hãy đi tìm câu trả lời cùng TopCV ngay trong bài viết dưới đây!
Kỹ thuật viên là gì?
Kỹ thuật viên là khái niệm khá rộng và chung chung vì vị trí này đang được rất nhiều ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu hiểu một cách cơ bản thì kỹ thuật viên là những người sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng có những câu hỏi cần giải đáp liên quan tới phần cứng, phần mềm cùng các sản phẩm điện tử đặc thù kỹ thuật có liên quan đến công việc.
Theo đó, để trở thành một kỹ thuật viên, bạn cần có kỹ năng và kinh nghiệm làm việc với các loại thiết bị điện tử, phần mềm và và phần cứng, các thiết bị chuyên môn theo từng ngành nghề, quy trình làm việc.
Theo tính chất công việc của kỹ thuật viên như trên, môi trường làm việc của kỹ thuật viên cũng rất đa dạng. Họ có thể làm việc cho các doanh nghiệp, văn phòng chính phủ, các công ty kinh doanh thiết bị điện tử, máy tính,…
>> Xem thêm: Hướng dẫn viết một CV cho ngành kỹ thuật
Kỹ thuật viên làm những công việc gì?
Ở Việt Nam, có một số vị trí công việc kỹ thuật viên phổ biến như sau:
Kỹ thuật viên IT (hay còn gọi là kỹ thuật viên công nghệ thông tin): Cài đặt, sửa chữa, bảo trì các thiết bị máy tính. Ngoài ta, kỹ thuật viên IT còn giải đáp thắc mắc của người dùng liên quan đến máy tính, phần cứng, phần mềm, xử lý các vấn đề máy tính, server, bảo vệ hệ thống máy tính,…
Kỹ thuật viên xây dựng: Thiết kế xây dựng, các hệ thống xử lý nước thải, cầu cống, thi công công trình xây dựng, tư vấn giải đáp các vấn đề liên quan đến kỹ thuật xây dựng,…
Kỹ thuật viên hóa học: Xét nghiệm, xác định, xử lý các vấn đề liên quan đến các loại hóa chất như xử lý chất thải, lọc hóa dầu, luyện kim, kỹ thuật hóa sinh,…
Kỹ thuật viên điện: Thiết kế mạch điện, máy phát điện, hệ thống mạng điện, thông tin liên lạc, xử lý sự cố liên quan đến mạng điện,…
Lương nhân viên kỹ thuật có cao không?
Tuỳ theo từng vị trí làm việc và năng lực kinh nghiệm mà mức lương nhân viên kỹ thuật ở Việt Nam cũng thay đổi khác nhau. Theo thống kê và khảo sát mức lương mà nhà tuyển dụng trả cho ứng viên từ các vị trí kỹ thuật viên thì mức lương trung bình sẽ dao động trong khoảng từ 6 đến 25 triệu đồng/tháng.
Kỹ thuật viên làm việc fulltime trong giờ hành chính nên mức lương nhận được sẽ là lương khoán (nhận lương cứng không có hoa hồng). Tuy nhiên, vì là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng rất lớn hiện nay, nên các kỹ thuật viên hoàn toàn có thể làm thêm ngoài giờ bằng các dự án bên ngoài, nhận thêm các yêu cầu từ khách ngoài công ty về nhà làm để kiếm thêm thu nhập.
Kỹ năng cần có của một kỹ thuật viên
Muốn trở thành một kỹ thuật viên có tay nghề cao và nhận được sự tín nhiệm của khách hàng, bạn cần có những kỹ năng nhất định để phát triển nghề nghiệp.
Tư duy logic và khả năng sáng tạo
Bản chất các công việc liên quan đến kỹ thuật là giải quyết các vấn đề. Điều này đồng nghĩa với việc các kỹ thuật viên cần tìm ra các giải pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề, sự cố. Do tính chất công việc đôi khi có cả tính tự phát nên đòi hỏi người làm kỹ thuật phải biết “động não”, tư duy logic, cộng thêm khả năng sáng tạo, không thể làm việc một cách máy móc các quy trình.
Kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo
Kỹ thuật viên cần biết cách vận dụng các kỹ năng công nghệ, phần mềm để tạo ra và sử dụng các mô hình mô phỏng hệ thống phức tạp, từ đó đưa ra các giải pháp và đề xuất giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn. Vì vậy kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết. Đặc biệt là khi bạn là kỹ thuật viên mảng IT.
Kỹ năng tính toán
Khi nhận một dự án và tiến hành triển khai thực hiện nó, kỹ thuật viên sẽ phải thực hiện bóc tách bản vẽ, tính toán chi phí dự trù. Trong thực tế khâu tính toán chủ yếu là do máy tính thực hiện, nhưng điều đó không có nghĩa là không cần đến sự hiện diện của con người. Đôi khi máy tính cũng có thể sai sót, vì vậy đòi hỏi một kỹ thuật viên phải giỏi kỹ năng tính toán, tìm ra cách giải quyết các vấn đề liên quan đến các con số.
Kỹ năng giao tiếp
Những kỹ thuật viên ngoài việc giao tiếp và trao đổi với đồng nghiệp, còn cần tiếp xúc và trao đổi với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp quan trọng nhất đối với một nhân viên kỹ thuật là làm sao phải truyền đạt được kiến thức chuyên môn của mình thành các thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu để khách hàng của mình có thể hiểu được.
Kỹ năng làm việc nhóm
Tính chất công việc có thể rất phức tạp, liên quan đến nhiều hạng mục, lĩnh vực khác nhau nên kỹ thuật viên không bao giờ làm việc đơn lẻ mà cần làm việc theo team. Do đó, người làm kỹ thuật nhất định phải có kỹ năng làm việc nhóm, khả năng cộng tác, lắng nghe và làm việc cùng nhiều người ở nhiều trình độ khác nhau.
>>> Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên kỹ thuật điện và những điều cần biết
Trên đây là thông tin về việc làm nhân viên kỹ thuật, kỹ thuật viên là gì, kỹ năng công việc cũng như mức lương tring bình trên thị trường của công việc này. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có những kiến thức cần thiết trước khi lựa chọn có nên theo đuổi công việc này hay không. Nếu đang tìm kiếm những công việc kỹ thuật viên thu nhập hấp dẫn, đừng ngần ngại, hãy truy cập TopCV để tìm cho mình những cơ hội việc làm tốt nhất tới từ các công ty hàng đầu Việt Nam.