Để tuyển dụng được những ứng viên tiềm năng, chất lượng doanh nghiệp cần tổ chức các buổi phỏng vấn. Thế nhưng muốn buổi phỏng vấn đạt hiệu quả cao cả nhà tuyển dụng và ứng viên phải có sự tương tác tốt. Hãy cùng blog.topcv.vn tìm hiểu xem phỏng vấn là gì và những lưu ý để buổi phỏng vấn thành công, đạt hiệu quả cao.
Phỏng vấn là gì?
Phỏng vấn là quá trình tiếp xúc, trao đổi giữa nhà tuyển dụng với ứng viên. Từ đó giúp nhà tuyển dụng tìm được người thích hợp, đảm nhận vị trí họ cần tuyển. Còn ứng viên có thể apply thành công vào vị trí việc làm họ đang mong muốn.
Buổi phỏng vấn có vai trò quan trọng với cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Đây cũng là hoạt động quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực ứng viên cụ thể và chính xác. Đồng thời qua đó doanh nghiệp có cơ hội hiểu rõ về kỹ năng, tính cách, thái độ ứng xử của mỗi ứng viên và chọn được người phù hợp nhất.
5 điều cần lưu ý để có buổi phỏng vấn thành công
Để buổi phỏng vấn đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần lưu ý 5 vấn đề cụ thể sau đây:
Đừng để ứng viên chờ đợi lâu
Việc chờ đợi phỏng vấn quá lâu có thể khiến ứng viên mệt mỏi, thậm chí khó chịu, bực dọc. Hơn nữa những ứng viên tiềm năng và chuyên nghiệp có thể không hài lòng về cách làm việc của doanh nghiệp và sẽ ra về. Để tránh gặp phải tình trạng này doanh nghiệp nên tới địa điểm phỏng vấn đúng với lịch hẹn.
Ngoài ra nên tránh việc hẹn nhiều người đến phỏng vấn cùng lúc. Nguyên nhân là bởi nội dung phỏng vấn mỗi người sẽ khác nhau nên bạn cần tính toán thời gian và sắp lịch hẹn với khoảng cách hợp lý. Cách làm này có thể giúp nhà tuyển dụng và doanh nghiệp phỏng vấn bình tĩnh hơn, có khoảng nghỉ ngơi và trao đổi chi tiết.
Đọc kỹ hồ sơ ứng viên và chuẩn bị câu hỏi
Không chỉ riêng ứng viên mà chính nhà tuyển dụng cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn. Để tránh đánh giá sai hoặc thiếu chuyên nghiệp khi phỏng vấn nhà tuyển dụng cần đọc kỹ hồ sơ ứng viên. Từ đó xem điểm nào còn nghi vấn, thắc mắc để đưa ra câu hỏi phù hợp cho ứng viên.
Để tránh bị nhầm lẫn hoặc quên mất bạn có thể ghi câu hỏi ra giấy. Buổi phỏng vấn sẽ có nhiều ứng viên và bạn cần phải lựa chọn câu hỏi phù hợp với mỗi tình huống, mỗi người.
Hỏi những câu tích cực, không nói quá nhiều
Nếu nhà tuyển dụng không khéo léo, buổi phỏng vấn tuyển dụng có thể trở thành một buổi học giáo huấn hoặc tranh luận thiếu thiện chí. Bạn nên bắt đầu bằng những câu hỏi nhưng cần chú ý lắng nghe những gì họ nói. Đặc biệt nên tránh đặt những câu hỏi quá nặng nề khiến ứng viên có cảm giác như đang bị công kích tinh thần.
Ngoài việc chăm chú lắng nghe ứng viên nói bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể như: gật đầu, nhắm mắt, thể hiện thái độ tập trung và tôn trọng ứng viên. Bạn chỉ nên ngắt lời nếu hiểu rõ những gì ứng viên đã trình bày. Ngoài ra cần tránh đặt câu hỏi áp đặt kiểu: đúng sai, có không, thật giả,… Bởi điều này có thể khiến buổi phỏng vấn thiếu cởi mở, thân thiện và 1 chiều.
Xem thêm: Cách viết mail hỏi kết quả phỏng vấn đảm bảo được trả lời
Bình tĩnh đưa ra quyết định
Không ít nhà tuyển dụng bị hấp dẫn bởi ứng viên có suy nghĩ hay tính cách giống mình. Do đó họ dễ đưa ra những quyết định cảm tính, chủ quan, thiếu công bằng với ứng viên khác. Doanh nghiệp cần nhân viên phù hợp với công việc chứ không phải một người hợp ý nhà tuyển dụng. Hơn nữa nếu chỉ tuyển vào những nhân viên tương đồng với nhau thì đội ngũ nhân sự của bạn không có sự khác biệt hay tính cạnh tranh, thậm chí không có khả năng sáng tạo.
Để tránh bị chi phối bởi cảm xúc bạn cần lắng nghe và chỉ đưa ra nhận định khi nghe rõ ý kiến trình bày, khả năng đối đáp của ứng viên trước các câu hỏi chuyên môn. Đặc biệt cần đánh giá và suy nghĩ kỹ trước khi quyết định. Hãy dành thời gian suy nghĩ về buổi phỏng vấn và hỏi thêm đồng nghiệp cùng phỏng vấn về mỗi ứng viên.
Đừng chối thẳng thừng, thiếu tế nhị
Ngay cả khi ứng viên không đáp ứng yêu cầu thì việc bạn từ chối thiếu tế nhị, thẳng thừng cũng khó mà chấp nhận. Ứng viên có thể nhận định sai về nhà tuyển dụng hay cả doanh nghiệp nếu như bạn không khéo léo ở khâu từ chối.
Bởi vậy trước khi đưa ra lời từ chối ứng viên, nhà tuyển dụng cần tôn trọng ứng viên bởi họ đã sắp xếp thời gian tới phỏng vấn. Ngoài ra cần giải thích rõ với họ vì sao không được chọn, sau cùng nên nói tạm biệt và hẹn gặp lại họ vào dịp khác. Nếu tâm trạng của bạn không ổn có thể nhờ đồng nghiệp nói giúp bạn.
>>> Xem thêm: Chia sẻ 3 mẫu thư mời phỏng vấn qua email chuẩn nhất
Với những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ phỏng vấn là gì cũng như các lưu ý để có buổi phỏng vấn hiệu quả. Ngoài ra doanh nghiệp muốn tuyển dụng nhân sự nhưng chưa tìm được người phù hợp có thể đăng tin tuyển dụng trên trang TopCV.vn để tiếp cận những ứng viên tiềm năng, giàu kinh nghiệm ở đủ mọi lĩnh vực, ngành nghề.