Những lý do nghỉ việc của nhân viên, nhà quản lý cần lưu ý

Trong thực tế, khi nhân viên xin nghỉ việc sẽ không bao giờ nói ra lý do thật sự mà sẽ đưa ra một loạt lý do mang tính ôn hòa, như: cảm thấy công việc không còn phù hợp, thay đổi định hướng công việc,… Là nhà tuyển dụng, bạn cần phải biết lý do thật sự để giữ chân nhân viên, tránh những rủi ro trong tương lai. Đọc ngay bài viết của Blog.TopCV về những lý do nghỉ việc của nhân viên để biết và lưu ý nhé.

Những lý do xin nghỉ việc của nhân viên, nhà tuyển dụng cần biết

Khi nhân viên nghỉ việc nhiều, doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nguồn nhân lực. Có rất nhiều vị trí thừa vì thiếu người, trong khi công việc ứ đọng và dồn lại hết cho nhân viên ở lại.

Thực hiện quá trình tuyển dụng không dễ dàng, nhất là các vị trí nhân sự cấp cao. Điều này vừa mất thời gian, tốn kém chi phí tuyển dụng. Vậy những lý do nghỉ việc của nhân viên thật sự là gì?

Mối quan hệ KHÔNG TỐT với cấp trên

Khi-khong-the-tim-tieng-noi-chung-voi-cap-tren-nhan-vien-thuong-tim-den-su-giai-thoat-do-la-nhay-viec
Khi không thể tìm tiếng nói chung với cấp trên, nhân viên thường tìm đến sự giải thoát, đó là nhảy việc

Đa phần các nhân viên đều mắc bệnh “sợ sếp”. Lý do chủ yếu là họ muốn “bình yên”. Dù vậy, một vài lần bị nhắc nhở hay chẳng may có hành động hơi khiếm nhã khiến họ trở thành “cái gai” trong mắt cấp trên.

Nếu mâu thuẫn của nhân viên với cấp trên trở nên khó kiểm soát có thể trực tiếp phá hỏng niềm đam mê, sự tự tin và cam kết lâu dài ở nhân viên. Khi không thể tìm tiếng nói chung với cấp trên, nhân viên thường tìm đến sự giải thoát, đó là “nhảy việc”. Theo nhiều nghiên cứu thống kê, mâu thuẫn với cấp trên là lý do xin nghỉ việc số 1 của nhân sự.

>>> Xem thêm: TOP 6 cách xin nghỉ việc khôn ngoan bạn cần phải biết

Không được tự quyết hay tìm thấy cơ hội thăng tiến

Mot-cong-viec-lap-di-lap-lai-khong-tao-ra-co-hoi-canh-tranh-se-khien-nhan-vien-co-thuc-luc-bi-kim-chan-tai-cho
Một công việc lặp đi lặp lại, không tạo ra cơ hội cạnh tranh sẽ khiến nhân viên có thực lực bị kìm chân tại chỗ

Mỗi cá nhân đều có “cái tôi”. Đặc biệt trong công việc, nếu nhân viên không được tự quyết, cấp trên nắm quyền quá nhiều sẽ khiến họ cảm thấy mình như “người thừa”. Một khi cảm thấy không được tôn trọng, nhân viên sẽ lựa chọn xin nghỉ việc.

Ngoài ra, một công việc lặp đi lặp lại, không tạo ra cơ hội cạnh tranh và thăng tiến sẽ khiến nhân viên có thực lực bị kìm chân tại chỗ. Điều này gây ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển của họ.

Văn hóa, môi trường công ty không phù hợp

Moi-truong-van-hoa-cong-ty-khong-phu-hop-khien-nhan-vien-cam-thay-bi-co-don-kho-hoa-nhap
Môi trường, văn hóa công ty không phù hợp khiến nhân viên cảm thấy bị cô đơn, khó hòa nhập

Một trong những lý do nghỉ việc của nhân viên đó là môi trường, văn hóa công ty không phù hợp. Có 2 yếu tố quan trọng quyết định một môi trường công ty chuyên nghiệp:

  • Yếu tố 1: Trang thiết bị đầy đủ, không gian làm việc tiện nghi
  • Yếu tố 2: Văn hóa doanh nghiệp (các sự kiện, hoạt động, cơ hội phát triển, mối quan hệ…)

Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp lại kìm hãm sự phát triển ấy. Điều này khiến nhân viên chán nản, nhanh chóng muốn rời bỏ công ty.

Mức lương, quyền lợi không thỏa đáng

45-nhan-vien-quyet-dinh-nghi-viec-lien-quan-den-muc-luong-ma-minh-nhan-duoc
45% nhân viên quyết định nghỉ việc liên quan đến mức lương mà mình nhận được

Bạn có năng lực và luôn phấn đấu trong công việc, sẵn sàng đi công tác, tăng ca nhưng dường như cấp trên không quan tâm điều ấy. Điều mà họ quan tâm chỉ là lợi nhuận bạn đem về cho công ty.

Theo một cuộc khảo sát của Glassdoor, 45% nhân viên quyết định nghỉ việc liên quan đến mức lương mà mình nhận được. Sự bất mãn, chán nản sẽ tích tụ và gia tăng khi bạn cảm thấy mình không được đến đáp xứng đáng.

Bên cạnh tiền lương, chính sách đãi ngộ cho nhân viên như nghỉ lễ, ốm đau, bảo hiểm rất quan trọng. Nếu công ty không có hoặc thiếu rõ ràng về chính sách đãi ngộ, nhân viên xin nghỉ việc chỉ là sớm hay muộn.

Thông tin tiêu cực về công ty

Nhan-vien-rat-nhay-cam-voi-nhung-thong-tin-tieu-cuc-ve-cong-ty
Nhân viên rất nhạy cảm với những thông tin tiêu cực về công ty

Nhân viên rất “nhạy cảm” với những thông tin tiêu cực về công ty. Các thông tin liên quan đến công ty như: làm ăn thua lỗ, cắt giảm nhân sự, chậm lương,… đều tạo cảm giác lo lắng, bất an cho người lao động. 

Vì thế, trước khi những tin đồn ấy trở thành hiện thực, nhân viên sẽ tìm cách tự cứu mình bằng cách “nhảy việc”.

>>> Có thể bạn quan tâm: 7 mẫu thư cảm ơn khi nghỉ việc gửi cho mọi đồng nghiệp trong công ty

Lãnh đạo TỒI

Những lý do xin nghỉ việc của nhân viên, nhà tuyển dụng cần biết
Những lý do xin nghỉ việc của nhân viên, nhà tuyển dụng cần biết

Một người lãnh đạo thiên vị, thích tạo áp lực, độc đoán, bóc lột sức lao động, liên tục chỉ trích, bắt nhân viên chịu hậu quả hay quá soi mói… Tất cả đều là nguyên nhân điển hình khiến nhân viên không còn muốn làm việc dưới trướng của cấp trên.

Những lý do nghỉ việc của nhân viên điển hình còn nằm ở việc cấp trên có những hành động thiếu tế nhị với nhân viên nữ. Một khi không còn tin tưởng vào tư cách và thái độ của lãnh đạo, nhân viên sẽ rời đi.

Áp lực công việc quá lớn

Nhieu-nha-quan-ly-khong-co-cach-phan-bo-nhiem-vu-cho-nhan-vien-hop-ly
Nhiều nhà quản lý không có cách phân bổ nhiệm vụ cho nhân viên hợp lý

Nhiều nhà quản lý không có cách phân bổ nhiệm vụ cho nhân viên hợp lý hoặc giao việc không đúng với chuyên môn dẫn tới việc nhân viên bị quá tải trong công việc. Áp lực công việc quá lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý của nhân viên hay các mối quan hệ riêng của họ.

Về lâu dài, các áp lực này thôi thúc nhân viên quyết định nghỉ việc. Họ cần một công việc phù hợp hơn với năng lực và hoàn cảnh của mình.

Hiệu ứng dây chuyền

Mot-nhan-vien-chu-chot-xin-nghi-viec-co-the-tao-ra-hieu-ung-day-chuyen-cho-nhung-nhan-vien-con-lai
Một nhân viên chủ chốt xin nghỉ việc có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền cho những nhân viên còn lại

Trong thực tế, một nhân viên chủ chốt xin nghỉ việc có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền cho những nhân viên còn lại, nhất là những người mới vào làm việc. Họ sẽ tự đặt ra câu hỏi: “Tại sao leader, người có thâm niên công việc lại không thể tiếp tục cống hiến?”.

Các cuộc trò chuyện, tâm sự giữa nhân viên nghỉ việc và các nhân sự khác chắc chắn diễn ra. Từ đó, làn sóng về sự lo ngại trong công việc có thể dấy lên. Thay vì đợi tới ngày tự nhận ra các bất cập, nhân sự còn lại sẽ nhìn vào “tấm gương” nhân viên nghỉ việc mà hành động, tức tìm kiếm một công việc mới.

Bất đồng với đồng nghiệp

Neu-xay-ra-mau-thuan-giua-cac-dong-nghiep-se-khien-ket-qua-cong-viec-giam
Nếu xảy ra mâu thuẫn giữa các đồng nghiệp sẽ khiến kết quả công việc giảm

Bất đồng với đồng nghiệp là một trong lý do xin nghỉ việc, xảy ra nhiều nhất ở nơi công sở. Đồng nghiệp là người mà nhân viên phải tương tác gần như cả ngày tại công ty.

Nếu xảy ra mâu thuẫn giữa các đồng nghiệp sẽ khiến kết quả công việc giảm. Khi đã có định kiến xấu về nhau, rất khó để làm việc chung.

Thiếu sự công nhận của nhà quản lý

Nhieu-nha-quan-ly-con-co-thoi-quen-bat-loi-nhan-vien
Nhiều nhà quản lý còn có thói quen bắt lỗi nhân viên

Bạn muốn gắn bó lâu dài với công ty những gì làm được đều không được công nhận, thậm chí bị phủ nhận hoàn toàn. Nhiều nhà quản lý còn có thói quen bắt lỗi nhân viên, chỉ đánh giá kết quả mà không quan tâm đến công sức nhân viên bỏ ra.

Không ai muốn cống hiến sức mình cho một doanh nghiệp như vậy. Họ sẽ tìm đến một môi trường mới để phát triển tốt hơn.

Cách xử lý khi nhân viên xin nghỉ việc

Khi đã hiểu rõ nguyên nhân thực sự của những lý do nghỉ việc của nhân việc, nhà tuyển dụng cần có hành động đàng hoàng, chuyên nghiệp để có thể giữ chân nhân viên. Hoặc ít nhất, điều này sẽ là bài học thúc đẩy công tác quản trị, tránh tình trạng nghỉ việc hàng loạt tái diễn.

Tìm hiểu lý do nghỉ việc

Khi đã ý thức được nguyên nhân tại sao nhân nhân viên nghỉ việc, nhà tuyển dụng có thể đưa ra phương án thương thảo, trao đổi để lắng nghe phản hồi chân thực nhất từ nhân viên về những điều họ chưa hài lòng. Hãy cho nhân viên biết được phản hồi của họ được công ty ghi nhận, có thể điều chỉnh.

Tuy nhiên, HR chỉ nên thương thảo với yêu cầu chính đáng, phù hợp định hướng của doanh nghiệp. Cân nhắc về việc thỏa hiệp các yêu cầu không chính đáng nếu không sẽ tạo tiền lệ xấu sau này.

Đề nghị mức đãi ngộ cạnh tranh

Bạn có thể giữ chân nhân viên bằng cách đưa ra đề xuất tăng lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn để thuyết phục nhân viên ở lại. Dù vậy, bạn cần lưu ý, khi nhân viên đã đưa ra lý do xin nghỉ việc thì mức đề xuất của bạn chỉ là giải pháp ngắn hạn.

Nếu có quá nhiều yếu tố có khả năng thay đổi, có lẽ việc đề nghị mức đãi ngộ cao hơn cũng sẽ không có ích gì.

Ứng xử một cách chuyên nghiệp

Thể hiện sự cáu giận, khó chịu hay tỏ ra có lỗi về việc nghỉ việc của nhân viên không phải là cách ứng xử chuyên nghiệp của một nhà tuyển dụng. Thay vào đó, hãy tỏ ra thân thiện trao đổi về các dự định tương lai, gửi lời cảm ơn và hy vọng nhân viên sẽ thành công  vị trí mới.

Những nhân viên khác luôn nhìn vào, đánh giá cách ứng xử của cấp trên. Vì vậy bạn cần giữ thái độ bình tĩnh và đúng mực trong mọi trường hợp.

Nha-tuyen-dung-co-the-dua-ra-phuong-an-trao-doi-de-lang-nghe-phan-hoi-chan-thuc-nhat-tu-nhan-vien-ve-nhung-dieu-ho-chua-hai-long
Nhà tuyển dụng có thể đưa ra phương án trao đổi để lắng nghe phản hồi chân thực nhất từ nhân viên về những điều họ chưa hài lòng

Các việc cần làm để thay thế nhân viên nghỉ việc

Khi đã đưa ra các phương án xử lý khi nhân viên xin nghỉ việc nhưng vẫn không mang lại kết quả gì, nhà tuyển dụng cần chấp nhận thực tế. Bên cạnh việc chấp thuận đơn xin nghỉ việc, HR cần lên kế hoạch các việc cần làm để thay thế người nghỉ việc.

Trao đổi, bàn giao công việc

Nhà tuyển dụng cần ngồi xuống, cùng nhân viên lên danh sách những công việc đã và đang đảm nhận. Từ đó, xác định được những việc nhân viên ấy đã hoàn thành và cần hoàn thành trước khi rời đi. Bạn cũng sẽ biết cách làm thế nào để kiểm soát khối lượng công việc trong khi chưa tìm được nhân sự thay thế.

Ý thức những tồn đọng tiêu cực ở hiện tại

Những phản hồi nguồn gốc thật sự từ những lý do nghỉ việc của nhân viên nghỉ việc đều có độ tin cậy nhất định. Nhà tuyển dụng cần nghiêm khắc ghi nhận để khắc phục trong tương lai gần nhất.

Đừng phản bác hay nghi ngờ những gì nhân viên nghỉ việc đã chia sẻ. Như vậy, những nguyên nhân sâu xa hơn sẽ chẳng được chia sẻ. Kết quả doanh nghiệp sẽ mãi ảo tưởng sự chuyên nghiệp ở tầm vĩ mô mà không nhận ra góc khuất tại chính doanh nghiệp của mình.

La-nha-tuyen-dung-ban-can-san-sang-tim-nguoi-moi-de-lap-day-nhung-khoang-trong
Là nhà tuyển dụng, bạn cần sẵn sàng tìm người mới để lấp đầy những khoảng trống

Lấy lại tinh thần cho nhân viên ở lại

Đồng nghiệp nghỉ việc nhiều chắc chắn tác động tiêu cực tới tâm lý các nhân viên ở lại. Để trấn an dư luận, nhà tuyển dụng cần gặp gỡ các nhân viên còn lại và đảm bảo với họ rằng mọi việc vẫn diễn ra bình thường.

Tiếp đến, vạch ra kế hoạch để thay thế nhân viên đã nghỉ trong thời gian sớm nhất. Làm như vậy sẽ ổn định được lòng nhân viên, tránh những đợt sóng nghỉ việc tiếp theo.

Lên kế hoạch tuyển dụng

Là nhà tuyển dụng, bạn cần sẵn sàng tìm người mới để lấp đầy những khoảng trống. Bạn có thể tìm nhân tài thay thế từ trong doanh nghiệp của mình trước để tiết kiệm thời gian, tiền bạc.

Đồng thời, HR cần tiến hành sàng lọc ứng viên trên các nền tảng tuyển dụng. Có thể sàng lọc lý do nghỉ việc của nhân viên để đưa vào phỏng vấn.

Ví dụ:

Lý do nghỉ việc do quản lý kém -> “Bạn có thích ứng nhanh khi nhiệm vụ công việc luôn được nâng cấp không?”

Ký do nghỉ việc do khối lượng việc nhiều mà không tuyển thêm người -> “Bạn có chấp nhận làm thêm giờ không?”

Việc nhân viên xin nghỉ việc là điều nhà tuyển dụng muốn tránh. Tuy nhiên, sự rời đi của họ đôi khi cũng mang lại các cơ hội mới. Khi nhân viên nghỉ việc, bạn sẽ có thể xây dựng một đội ngũ nhân viên mới xuất sắc, gắn kết hơn.

Blog.TopCV là nền tảng đăng tin tuyển dụng miễn phí, sử dụng ứng dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để giúp quá trình kết nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên diễn ra nhanh chóng và đạt kết quả tốt hơn. Với kho dữ liệu về hồ sơ ứng viên khổng lồ, nhà tuyển dụng có thể tận dụng để tìm kiếm được nhân sự phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình.

>>> Xem thêm: Tổng hợp 3 mẫu đơn xin nghỉ việc không lương ngắn gọn và chuẩn nhất

Tạm kết

Với nội dung Những lý do nghỉ việc của nhân viên, nhà tuyển dụng cần lưu ý, hy vọng doanh nghiệp của bạn có thể tìm ra cách giải quyết thấu đáo, tránh trình trạng nghỉ việc diễn ra ồ ạt. Đừng quên truy cập vào Blog.TopCV, nền tảng giải quyết được bài toán tuyển dụng trong tổ chức của bạn diễn ra toàn diện và đảm bảo hơn.