Thông thường trong phạm trù công việc, nếu người trưởng thành hay có xu hướng chọn “chung thủy” gắn bó với một công ty nào đó và tận tâm tận lực phát triển sự nghiệp riêng của bản thân thì người trẻ dường như lại có xu hướng ngược lại. Nói tất cả thì không đúng nhưng một bộ phận không nhỏ giới trẻ, chẳng biết vì lý do gì thường xuyên than thở về công việc, mau chán nản, hay kêu ca mệt mỏi và chẳng có chút năng lượng nào khi đặt chân tới văn phòng công sở. Trong khi đó, thế hệ trẻ vô cùng thông minh, có cơ hội tiếp cận với nhiều thành tựu tri thức, có nhiều công cụ để tiếp cận với thế giới hơn thế hệ trước, và dư sức để tạo cho mình cơ hội để phát triển bản thân, vươn tới một cột mốc thành đạt nhất định.
Không chịu đầu hàng trước nghịch lý này, mới đây, Tess Brigham – một chuyên gia tâm lý ở San Francisco, Hoa Kỳ, đã có những chia sẻ sâu sắc được đúc kết trong quá trình 10 năm ròng rã làm việc với người trẻ.
Vì đâu mà giới trẻ ngày nay xa cách với công việc – điều mà đáng ra họ phải xem trọng và phấn đấu sau hàng chục năm trời ngồi trên ghế nhà trường? Có một vài lý do rất phổ biến được cô Tess Brigham chỉ ra.
Điều đầu tiên, giới trẻ thường có kỳ vọng quá nhiều vào công việc dẫn đến tâm trí luôn ở trên mây, thiếu thực tế. Kỳ vọng là niềm tin mãnh liệt rằng chuyện gì đó sẽ xảy ra hoặc không xảy ra. Bởi kỳ vọng chứa phần tưởng tượng nhiều hơn phần thực tế, nó có thể khiến con người ta thất vọng khi không đạt được kết quả như mong muốn. Và kỳ vọng là niềm tin, không phải thực tế. Vì thế, một khi thực tế khác xa với kỳ vọng sẽ khiến người trẻ thất vọng dẫn đến tâm lý chán nản công việc thậm chí là ghét bỏ nó.
Thứ hai, người trẻ không chịu vạch ra kế hoạch cụ thể cho sự nghiệp. Trên thực tế, lập kế hoạch là trò chơi dự đoán và bạn sẽ vào vai nhà tiên tri của đời mình. Bạn đặt ra mục tiêu và cố gắng mường tượng các bước mình cần phải đi, nhưng sự thực đáng buồn là không có con đường nào chắc chắn dẫn bạn tới thành công. Cho dù bạn có trí tưởng tượng phong phú đến mấy thì kế hoạch vẫn chỉ là công cụ GPS đôi khi còn chỉ bạn đi xuyên qua lòng hồ để tới đích. Thế nhưng, phải công nhận rằng khi đi trong đêm tối thì việc có GPS vẫn tốt hơn nhiều tình huống bạn không có gì trong tay. Nó khiến bạn đỡ hoảng loạn và phần nào giúp bạn tưởng tượng ra những góc cua cần phải rẽ khi xung quanh chỉ toàn là bóng tối.
++ Tham khảo mẫu CV chuẩn, chuyên nghiệp 2019 tăng 80% hiệu quả tuyển dụng
Đã không chịu lập kế hoạch cho bản thân, người trẻ còn hấp tấp mong muốn được thăng tiến lên những vị trí cao hơn một cách nhanh chóng trong khi thời gian làm việc và hiệu quả cống hiến còn chưa đủ.
Thời đại thế giới phẳng, người trẻ chỉ cần ngồi ở nhà vẫn có thể biết mọi vấn đề xảy ra ngoài kia. Cậu bạn A thường xuyên đi mua sắm đồ hiệu. Cô bạn B đi du lịch như đi chợ. Anh C mới mua chiếc xế hộp đắt đỏ… Những hào nhoáng trên mạng xã hội khiến người trẻ tin vào những cuộc đời “ảo” để rồi ngồi tự trách bản thân mình kém cỏi. Ngày đi học mình không kém cỏi hơn A, mối quan hệ mình thậm chí còn nhiều hơn B hay mình làm việc chăm chỉ hơn C, tại sao mình lại không được như vậy? Đây cũng là một lý do khiến người trẻ chán nản và muốn bỏ cuộc với công việc.
Một vài trường hợp, những nhân viên trẻ thường không được sếp tin tưởng, luôn tìm cách kìm kẹp, kiểm soát, khiến người trẻ cảm thấy cuộc sống công sở quá ngột ngạt. Chưa kể chốn công sở đầy rẫy thị phi, những màn đấu đá, kèn cựa nhau không công khai nhưng lại giống như từng đợt sóng ngầm, bào mòn tinh thần làm việc của người trẻ. Mệt mỏi, thất vọng hoặc cho rằng nơi mình đang dành thời gian cống hiến hoàn toàn không có triển vọng để phát triển bản thân.
Vậy có những giải pháp nào giúp người trẻ tự chiến đấu với chính mình, tìm kiếm một lối đi tươi sáng hơn trong đoạn đời làm dân văn phòng chốn công sở, dù mới bắt đầu nhưng đã có nhiều bão táp, mịt mùng?
Trong cuộc sống, mọi vấn đề đều không bao giờ hoàn hảo, công việc cũng không phải ngoại lệ. Vì vậy, đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy chán nản, không hài lòng với công việc hiện tại. Tuy nhiên, cứ ngồi than thở, kêu ca hay suy nghĩ tiêu cực sẽ chẳng giúp ích được gì. Thay vào đó, người trẻ nên học theo cách của “người già” đi tìm những nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng tồi tệ này. Ví như sếp quá khắt khe, khiến mình bực tức “lây” sang cả công việc, hãy nhanh chóng đối thoại cùng sếp; hoặc chính sách công ty quá bất công, còn chờ gì nữa mà không email làm rõ vấn đề với ban quản lý;…
Thông thường, người trẻ thường khá vội vàng trong việc bộc lộ cảm xúc cá nhân; tuy nhiên, khi bị hỏi ngược lại “Vậy em rốt cuộc là đang muốn gì?” thì lại lớ ngớ không có câu trả lời. Lời khuyên đưa ra cho người trẻ là làm gì cũng đừng vội vàng, hấp tấp; tìm hiểu rõ bản thân và suy nghĩ chân thật của mình trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Cảm xúc không tự nó sinh ra. Luôn có những hạt nhân khởi đầu cho những vấn đề. Và cái hạt nhân đó lại có mối quan hệ tương quan với những mong muốn, khao khát của bản thân. Ví dụ như ghét đến công ty làm việc vì môi trường công sở quá ồn ào, điều này đã phản ánh lên rằng bạn yêu thích và mong muốn được làm việc ở một nơi yên tĩnh,…
++ Việc làm chất lượng cao tới từ các công ty uy tín hàng đầu Việt Nam
Bí quyết ở đây là chỉ cần người trẻ hiểu rõ bản thân mình muốn gì, người trẻ nào cũng có thể dễ dàng tìm kiếm được lối đi cho đoạn đường công sở còn chênh vênh, chập chững. Quay về ví dụ ở trên, nếu bạn biết bản thân mong muốn được làm việc trong không gian yên tĩnh, bạn có thể đối thoại với sếp hoặc ban lãnh đạo để tìm kiếm giải pháp. Chẳng hạn như xếp cho bạn một không gian làm việc khác yên tĩnh hơn hoặc đơn giản hơn là cho phép bạn làm việc ở nhà 3 ngày/tuần. Và trường hợp không có phương án tốt nhất, bạn cũng sẽ có thêm một tiêu chí lựa chọn, nếu chẳng may phải nhảy việc.
Suy nghĩ logic, tối đa hóa phương án tốt nhất cho bản thân mới là một người trẻ thông minh trong môi trường công sở. Tại sao lại phải chán nản ủ dột, tuyên bố ghét công việc mà không biết tại sao ghét, cũng chẳng rõ mình muốn gì. Thế thì sáo rỗng lắm.
Tiêu chuẩn là một mức độ hài lòng được mỗi người đặt ra dựa trên mong muốn của cá nhân. Tiêu chuẩn thường dựa vào số liệu, đặc điểm thực tế, tạo ra một khuôn mẫu để một người đưa ra quyết định phù hợp với quan niệm của mình.
Để cân bằng giữa kỳ vọng và tiêu chuẩn, bạn phải nâng tiêu chuẩn của mình, nhưng đừng kỳ vọng những tiêu chuẩn đó sẽ được đáp ứng 100%. Thứ duy nhất nằm trong tầm kiểm soát của bạn là những tiêu chuẩn bạn đặt ra cho mình và mọi người xung quanh.
Kỳ vọng và tiêu chuẩn là hai điều khác biệt luôn tồn tại trong suy nghĩ của mọi dân văn phòng công sở. Tuy nhiên nếu những người yêu thích công việc của mình luôn có sự kỳ vọng vừa tầm, cân bằng với tiêu chuẩn bản thân tự vạch ra và lúc nào cũng trong trạng thái hài lòng, ở trong câu chuyện này, người trẻ thường xuyên chán nản với công việc lại có kỳ vọng chênh lệch quá nhiều với tiêu chuẩn của bản thân.
Càng kỳ vọng nhiều thất vọng càng lớn. Vì vậy, người trẻ nên dung hòa giữa kỳ vọng và tiêu chuẩn bản thân mình đặt ra. Một cách cụ thể, bạn đừng kỳ vọng những thứ quá xa xôi trong công việc như thăng tiến nhanh, việc nhẹ lương thưởng cao, môi trường làm việc sang chảnh,… hãy hạ thấp nó xuống. Bên cạnh đó, người trẻ nên tìm cách nâng cao tiêu chuẩn của bản thân đồng thời cố gắng trau dồi kỹ năng, tác phong làm việc để xứng đáng với các tiêu chuẩn “hơi cao cao” vừa đặt ra.
Khi lựa chọn một công việc người trẻ thường coi trọng mục đích hơn tiền lương. Thế những, trước khi đưa ra quyết định thay đổi công việc và ứng tuyển vào các công việc khác, người trẻ nên dành thời gian ngẫm nghĩ xem đâu mới là điều mình trân trọng và đâu là hình ảnh muốn gây dựng.
Một khi bạn biết điều gì là quan trọng với mình, bạn sẽ tìm được công việc phù hợp với mình. Người thành công sẽ biết tập trung vào những điều mình có thể học hỏi từ công việc hiện tại. Kỹ năng và kinh nghiệm mà họ tiếp thu được sẽ giúp họ tìm ra những cơ hội lớn hơn. Vì thế, muốn sự nghiệp thăng tiến, bạn phải biết kiên nhẫn. Sẽ phải mất rất nhiều năm bạn mới có thể tự hào nói: “Tôi yêu công việc của mình”.
Có hai điều bạn không nên làm mỗi khi bực mình hay stress vì công việc là dồn nén cảm xúc vào mình và tìm sự an ủi trên mạng xã hội.
Thay vào đó, hãy thử nói chuyện với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người cố vấn, hoặc thậm chí là một nhà tư vấn tâm lý để được hỗ trợ. Để thành công, bạn cần phải tạo ra và ưu tiên các mối quan hệ lành mạnh. Chỉ khi được ở bên những người thực sự quan tâm và lắng nghe bạn, bạn mới có thể đối đầu với stress.
- Tham khảo thêm các mẫu CV để tăng 80% cơ hội trúng tuyển tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
- Tìm việc làm chất lượng lương cao tại: Việc làm chất lượng
- Tải App TopCV để trải nghiệm tìm kiếm và ứng tuyển công việc chỉ với một chạm:
– IOS: https://apple.co/2TSeTJA
– Android: http://bit.ly/2FnLblz