Người trẻ mới đi làm thường hay có tư tưởng ít gắn bó, thay đổi công việc liên tục; với lý do cửa miệng: “Việc nhàm chán…” Bạn có bao giờ tự hỏi “Việc chán hay là bạn nhàm chán không?” Không chịu thay đổi bản thân; thích trì hoãn; suy nghĩ tiêu cực và không có định hướng là cách khiến bản thân bạn không còn năng lượng để sáng tạo và tập trung nghiêm túc cho công việc.
Người trẻ luôn trong trạng thái cảm thấy công việc nhàm chán dù liên tục nhảy việc, muốn bỏ việc tự kinh doanh nhưng lại sợ thất bại
Tâm lý khủng hoảng lớn nhất của loài người là SỢ THẤT BẠI. Ở tuổi nào người ta cũng kiêng sợ thất bại dù có hàng trăm hàng nghìn bài viết; chương trình hô hào; kêu gọi mọi người đừng sợ; hãy coi thất bại là kinh nghiệm, là động lực.
Chính việc sợ thất bại khiến người ta trì hoãn, chần chừ và sống không có động lực. Có nhiều ý kiến xung quanh việc người trẻ nhảy việc liên tục; và lý do kinh điển luôn luôn được họ đưa ra là: công việc nhàm chán; không hợp với môi trường công ty.
Trải nghiệm những điều mới mẻ, thử thách bản thân trong công việc là điều tốt nhưng bạn thử nghĩ xem, bạn sẽ trải nghiệm hay thử thách được điều gì nếu bạn không có cho mình ‘vốn liếng’ kinh nghiệm hay chí ít là một kỹ năng đặc biệt. Thử hỏi bạn học được gì từ chuyện nhảy việc liên tục đến mức bố mẹ bạn cũng chóng mặt?
Tôi đã từng gặp không ít trường hợp các bạn trẻ vừa ra trường; mang theo tấm bằng đại học gặp nhà tuyển dụng với thái độ: em muốn một công việc với mức lương nghìn đô; môi trường làm việc thoải mái; chuyên nghiệp.
Trước tiên, bạn định nghĩa như thế nào về 2 chữ chuyên nghiệp? Thực tế hơn, bạn hãy chứng minh sự chuyên nghiệp của mình trước đi. Từ đó mà mới có hội chứng: Việc lương cao không kham nổi; việc lương thấp thì khinh thường của người trẻ hiện nay.
Không phải “công việc nhàm chán” đâu mà là vì “bạn nhàm chán” không chịu thay đổi bản thân, hay trì hoãn, suy nghĩ tiêu cực và không có định hướng đấy!
Bất kỳ ai học qua môn kinh tế học cơ bản đều đã từng nghe đến khái niệm “chi phí cơ hội” luôn đi liền với quan niệm “trên đời, không có bữa ăn nào là miễn phí”. “Chi phí cơ hội” được hiểu rằng tất cả hành động chúng ta làm đều phải trả một cái giá nào đó; dù là trực tiếp hay gián tiếp, lớn hay nhỏ. Cũng như khi được mời một bữa ăn – bất kể ngon hay dở – và không tốn xu nào; bạn cũng phải mất thời gian (đi ăn); và vì hành động “đi ăn” này mà lỡ mất cơ hội thực hiện những điều có lợi khác.
Lấy ví dụ trực quan, như tỷ phú Bill Gates; người được coi là nhân tài lỗi lạc, một mạnh thường quân nhân ái rộng rãi nhưng ít ai biết ông đã phải biến văn phòng thành giường ngủ; và đã trải qua cả nghìn đêm không ngon giấc nửa tỉnh nửa mê vật vã trong văn phòng. Còn trong đời thường bạn cũng thấy rồi đấy: Bác sĩ lương cao được mọi người trọng vọng, ngưỡng mộ là cả một quá trình sau gần 10 năm nhọc nhằn học, thi, thực tập, lại thi, lại học, chiến đấu gian khổ được nhận vào các bệnh viện chỉ để có một chân bác sĩ tập sự.
Nói tóm lại, để đạt được điều gì đó xuất sắc; chúng ta cũng phải trả một cái giá cũng ‘xuất sắc’ không kém; cái giá ấy chỉ có người trong cuộc là nhìn thấy.
Tôi cho rằng, trên đời không có công việc gì nhàm chán mà chính những người kêu than, ca thán mới chính là người nhàm chán. Bạn không chịu thay đổi bản thân; hay trì hoãn; suy nghĩ tiêu cực và không có định hướng mới chính là nguyên nhân dẫn đến cảm giác tệ hại; chán nản trong công việc
Dù làm thuê hay tự kinh doanh để thoát khỏi sự nhàm chán; người trẻ cần thức tỉnh, thay đổi tư duy sống tích cực và sống có mục tiêu.
a/ Xác định rõ ràng: KHÔNG CÓ CÔNG VIỆC NÀO NHÀM CHÁN! Mọi yếu tố quyết định chất lượng công việc đều đến từ thái độ của bạn.
b/ Chủ động trong việc thay đổi và phát triển bản thân. Nếu bạn còn thiếu kĩ năng nào hãy học hỏi, hoàn thiện. Việc quan trọng nữa là phải thường xuyên rèn luyện phát triển; đừng để mình trở thành ‘ếch ngồi đáy giếng’. Chuẩn bị cho mình một vài mục tiêu ở vài mốc tuổi quan trọng để tìm kiếm thêm động lực hành động.
c/ Xác định được công việc hiện tại bạn đang làm có phù hợp hay không thì cũng nên rõ ràng. Nếu thích công việc đó, hãy say mê, nhiệt huyết hết mình. Còn nếu không thích, hãy thay đổi công việc; còn nếu vẫn chọn làm hãy hoàn thành nó một cách trách nhiệm nhất. Người chuyên nghiệp dù làm công việc nào, thích hay không đều xử lý thật tốt.
————————
Tải App TOPCV Mobile để có trải nghiệm tuyển dụng dễ dàng ngay trên
IOS: https://apple.co/2TSeTJA
Android: http://bit.ly/2FnLblz
? Để tự thiết kế và sở hữu những mẫu CV đẹp chuẩn, đừng chần chừ hãy click vào:
https://www.topcv.vn/mau-cv
? Bạn đang tìm việc và muốn cập nhật những công việc HOT nhất, hãy truy cập ngay: https://www.topcv.vn/viec-lam
? Trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng về viết CV, phỏng vấn, làm việc…; đồng thời cập nhật những tin tức thú vị về đời sống công sở, xã hội, truy cập ngay: https://blog.topcv.vn/
? Liên hệ tài trợ các sự kiện: https://www.topcv.vn/tai-tro-su-kien