Nắm được thông tin ngành kỹ sư xây dựng thi khối nào và các trường đào tạo ngành kỹ sư xây dựng tốt nhất hiện nay sẽ giúp các thí sinh tập trung ôn luyện đúng trọng tâm để kỳ thi THPT đạt kết quả tốt nhất cũng như định hướng được tương lai trước mắt của mình. Cùng Blog.Topcv tìm hiểu thi khối nào và học trường nào tốt cho chuyên ngành kỹ sư xây dựng nhé!
Ngành kỹ sư xây dựng là gì?
Hiện nay, ngành xây dựng nắm vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước, giúp nâng cao năng lực xuất , phục vụ cho các ngành nghề khác, cũng như thúc đẩy sự phát triển cho các ngành kinh tế…
Tại một số trường đại học hiện nay kỹ sư xây dựng là chuyên ngành đào tạo ra các kỹ sư công trình xây dựng công trình có trách nhiệm giữ vai trò thiết kế, thi công giám sát, tính toán khối lượng, lên dự án và nghiên cứu những kỹ thuật xây dựng mới…
Ngành kỹ sư xây dựng thi khối nào?
Nếu tìm hiểu kỹ ngành kỹ sư xây dựng thi khối nào sẽ giúp cho các thí sinh ôn luyện đúng trọng tâm để đạt được kết quả tốt nhất. Hiện tại, các em có thể thi tuyển Đại học vào ngành kỹ sư xây dựng theo các tổ hợp môn sau đây:
- A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật Lý, Anh)
- D07 (Toán, Hóa học, Anh)
- D29 (Toán, Vật lý, Pháp)
- D01 (Toán, Văn, Anh)
- D07 (Toán, Hóa học, Anh)
- B00 (Toán, Hóa, Sinh học)
- C01 (Toán, Văn, Vật lý)
- C02 (Ngữ Văn, Toán, Hóa học)
- A16 (Toán học, Khoa học tự nhiên, Văn)
Những câu hỏi tuyển sinh ngành kỹ sư xây dựng thường gặp
Ngoài câu hỏi, ngành kỹ sư xây dựng thi khối nào? các sĩ tử trước kỳ thì còn vướng mắc với một số câu hỏi cần phải giải đáp. Đơn cử như:
Ngành kỹ sư xây dựng lấy bao nhiêu điểm?
Nhiều thí sinh thắc mắc ngành kỹ sư xây dựng lấy bao nhiêu điểm? liệu năng lực của mình có phù hợp không? Thực tế trong những năm qua điểm chuẩn của ngành kỹ sư xây dựng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điểm sàn mặt bằng thí sinh năm đó và điểm chuẩn sẽ được xét tuyển theo từng trường.
Ví dụ như trong năm 2021, ngành Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM xét tuyển ngành Kỹ thuật xây dựng với mức điểm trúng tuyển là 24 điểm. Trong khi đó, Đại học Giao thông vận tải TP.HCM xét tuyển ngành Kỹ thuật xây dựng với 2 tổ hợp môn ới mức điểm trúng tuyển khoảng 15 – 17.5 điểm.
Do vậy, điểm trúng tuyển vào ngành kỹ thuật xây dựng tùy thuộc vào từng năm và từng trường (giao động trong khoảng 16-24 điểm) nên phù hợp với nhiều đối tượng thí sinh.
>>> Tham khảo thêm:
- Kỹ sư giám sát công trình là gì? Tìm việc làm ngành xây dựng ở đâu?
- Kỹ sư xây dựng cầu đường làm công việc gì? Lương có cao không?
Các trường đào tạo ngành kỹ sư xây dựng tốt nhất Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo ngành kỹ sư xây dựng. Các thí sinh có thể lựa chọn trường đại học để phù hợp với sự yêu thích, năng lực bản thân; điều kiện kinh tế gia đình…Dưới đây là thông tin các trường đào tạo kỹ sư xây dựng chất lượng hàng đầu cả nước, thí sinh có thể tham khảo và cân nhắc:
- Khu vực miền Bắc: Đại học Xây dựng Hà Nội; Đại học Kiến trúc Hà Nội; Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội; Đại học Thủy lợi; Học viện Hậu cần, Đại học Hàng hải Việt Nam…
- Khu vực miền Trung: Đại học Vinh, Đại Học Xây dựng Miền Trung, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng…
- Khu vực miền Nam: Đại học Giao thông vận tải, Trường Đại học Mở Thành phố HCM, Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa TP HCM, Đại học Ngô Quyền…
Cơ hội việc làm kỹ sư xây dựng hiện nay
Một điều đáng quan tâm không chỉ của học sinh, thí sinh mà còn của các bậc phụ huynh khi con em mình định chọn ngành kỹ sư xây dựng để theo học là ra trường thì làm gì và lương có cao không. Thực tế hiện nay ngành kỹ sư xây dựng khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm, cụ thể như:
- Làm giảng viên đại học đào tạo ngành kỹ thuật xây dựng
- Kỹ sư giám sát chuyên về lĩnh vực giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng. Thông thường, vị trí kỹ sư giám sát, sẽ làm việc cho các tập đoàn, công ty tư vấn…
- Kỹ sư quản lý chất lượng chịu trách nhiệm quản lý chất lượng của công trình, cơ sở vật chất…
- Kỹ sư xây dựng nhưng làm việc tại văn phòng, có thể làm những người tư vấn thiết kế, thiết kế và quy hoạch, kiểm toán xây dựng, chuyên viên lập hồ sơ mời thầu, chuyên viên thẩm định hồ sơ đấu thầu…
- Đặc biệt, nếu có năng lực, trình độ và kinh nghiệm dày dặn, sau khi ra trường đến một khoảng thời gian nhất định, có thể mở công ty riêng chuyên về giám sát, thi công dự án.
Về mức lương trung bình của ngành kỹ sư xây dựng thì cũng giống với đa số các ngành nghề khác còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ học vấn, kỹ năng làm việc, năng lực sáng tạo,…Tuy nhiên, cũng có thể kể đến một số mức lương cơ bản như:
- Nếu là sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm mức lương trung bình khoảng 5-7 triệu đồng/tháng hoặc 10-15 triệu đồng/tháng trong trường hợp làm việc trong các nhà xưởng, nơi có điều kiện môi trường làm việc vất vả và áp lực.
- Nếu có trình độ ngoại ngữ và đã có kinh nghiệm trước đó, sẽ có cơ hội nộp CV cho các doanh nghiệp nước ngoài hay các tập đoàn lớn thì đó mức lương của các em có thể lên đến tối thiểu là 15-20 triệu đồng/tháng.
Hiện nay, không khó để bạn tiếp cận được với thông tin tuyển dụng vị trí kỹ sư xây dựng của các doanh nghiệp. Một trong những kênh hiệu quả không thể không nhắc đến TopCV.vn. Đây là trang web tuyển dụng hàng đầu Việt Nam với nhiều thông tin tuyển dụng đa dạng cùng nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình nộp hồ sơ xin việc của ứng viên.
Với những thông tin trên đây, hy vọng có thể giúp các thí sinh giải đáp được thắc mắc về một số câu hỏi như Ngành kỹ sư xây dựng thi khối nào? Nên học trường nào tại Việt Nam? Các thí sinh có thể tham khảo và cân nhắc về ngành nghề này cũng như lựa chọn được trường học phù hợp nhất với mình.