Từ trước đến nay, ngành luật sư luôn là một trong những công việc hấp dẫn, giữ vai trò quan trọng trong xã hội phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là ngành nghề đòi hỏi khắt khe trong chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất đạo đức. Vậy muốn làm luật sư thì phải học giỏi môn gì? Cùng Blog TopCV tìm hiểu về ngành luật sư trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về ngành luật sư
Luật sư là công việc phổ biến mà hẳn ai cũng biết nhưng không phải ai cũng hiểu rõ Luật sư làm gì? Luật sư lâu nay được ví như những cán cân công lý, họ đại diện cho sự công bằng trong xã hội. Họ có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp phép hành nghề. Ngành Luật có sự đa dạng trong phương thức hành nghề, họ thực hiện các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng. Nhà nước ta có quy định về những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp riêng cho ngành này và ban hành hệ thống pháp luật điều chỉnh đối với nghề Luật sư. Do vậy, nghề Luật sư mặc dù hành nghề tự do nhưng họ phải dựa trên những quy phạm pháp luật.
Với đặc thù công việc, ngành luật sư đặt ra những yêu cầu chặt chẽ và điều kiện để trở thành Luật sư. Ngoài đòi hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng ngành Luật, nghề luật sư còn buộc người hành nghề phải có tư cách đạo đức tốt. Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, luật pháp luôn giữ vai trò quan trọng duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do vậy, vai trò của luật sư chưa bao giờ thuyên giảm.
>>> Xem thêm: Top 5 kĩ năng cơ bản của ngành luật
Muốn làm luật sư thì phải học giỏi môn gì?
Muốn làm một luật sư điều cơ bản nhất là phải hoàn thành chương trình Đại học. Tất cả các môn học khi đã được đưa vào chương trình giáo dục thì chúng đều giữ những vai trò và ý nghĩa khác nhau, buộc sinh viên phải nắm rõ kiến thức các môn học để có thể đáp ứng yêu cầu hành nghề. Tuy nhiên sẽ có những môn chính đòi hỏi cần chuyên tâm nghiên cứu nhiều hơn vì chúng trực tiếp liên quan tới chuyên ngành. Cụ thể muốn làm luật sư phải học gì?
Logic học
Logic học là bộ môn khoa học nghiên cứu về tư duy. Bao gồm nghiên cứu các quy luật và hình thức vốn có của tư duy, từ đó đưa ra những nhận thức đúng đắn về thế giới khách quan. Công việc của luật sư buộc họ phải suy nghĩ và đưa ra những lập luận chặt chẽ vì vậy môn logic học là bộ môn quan trọng mà bất kỳ ngành luật nào cũng bắt buộc phải học.
Lý luận nhà nước và pháp luật
Lý luận nhà nước và pháp luật là môn quan trọng có quan hệ mật thiết với các bộ môn Khoa học xã hội như kinh tế, chính trị, triết học, sử học, xã hội học… Đây là bộ môn khoa học pháp lý cơ sở, vận dụng các quan điểm của khoa học để lý giải các vấn đề về nhà nước và pháp luật, giải thích các vấn đề có tính bản chất. Việc nắm rõ kiến thức môn Lý luận nhà nước và pháp luật sẽ là nền tảng quan trọng giúp sinh viên dễ dàng nghiên cứu các môn luật chuyên ngành khác.
Luật Hiến pháp
Muốn làm một luật sư nhất định phải giỏi môn Luật hiến pháp. Đây được xem là ngành luật cơ bản, giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống pháp luật. Chính vì vậy bộ môn này thường được đưa vào những năm đầu tiên trong chương trình đào tạo dành cho sinh viên ngành Luật. Luật hiến pháp là những nguyên tắc “xương sống” bất di bất dịch trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Luật Hành chính
Luật hành chính có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành luật khác và có ý nghĩa thực tiễn. Là một trong những môn học cơ bản và cốt lõi, có ý nghĩa điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quản lý hành chính nhà nước. Do đó, sinh viên muốn học tốt các môn luật khác thì cần nắm rõ luật môn luật hành chính.
Luật dân sự
Muốn làm luật sư cần học giỏi môn gì? Câu trả lời là Luật dân sự. Luật dân sự có đối tượng điều chỉnh rất rộng, tổng hợp những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ thân nhân… Việc nắm rõ các quy định của luật dân sự sẽ giúp sinh viên ngành Luật có thêm những cơ sở và rất cần thiết phục vụ công việc sau này.
Cơ hội việc làm Luật sư
Hiện này cơ hội việc làm của nhóm ngành Luật vô cùng đa dạng. Sinh viên theo học ngành Luật có thể trở thành luật sư hay thẩm phán. Đặc biệt là sự phát triển kinh tế xã hội đã mở ra nhiều ngành nghề mới để đáp ứng cuộc sống. Vì vậy, sinh viên ngành Luật có thể làm nhiều công việc khác như kiểm sát viên, công chứng viên, chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý tại các văn phòng luật, giảng viên ngành Luật… Tùy vào đam mê mà ứng viên cũng có thể lựa chọn những ngành Luật phù hợp với mong muốn và năng lực của bản thân.
Tuy nhiên, đây là ngành đòi hỏi rất cao về chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức. Vì vậy, với những bạn đam mê trở thành Luật sư nói riêng hoặc tham gia vào những công việc khác thuộc ngành Luật phải nghiêm túc bồi dưỡng bản thân ngay từ bây giờ.
Hy vọng bài viết giúp những bạn trẻ đã và đang quan tâm đến nghề luật sư có thể hiểu hơn về công việc này và nắm rõ muốn làm luật sư thì phải học giỏi môn gì? Để tìm kiếm việc làm mơ ước cùng những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, các bạn có thể tham khảo thông tin tuyển dụng Luật sư và các việc làm ngành Luật tại các kênh tuyển dụng uy tín như TopCV.
Nguồn ảnh: Sưu tầm