Thuật ngữ module được sử dụng trong đa dạng lĩnh vực, từ lập trình, giáo dục, tin học cho đến thiết kế trang web, v.vv… Tuy nhiên, ở mỗi lĩnh vực, module lại được giải thích theo một cách khác nhau. Vậy module là gì? Hãy cùng BlogTopCV tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Module là gì?
Module được hiểu là một thành phần riêng lẻ, có khả năng hoạt động độc lập hoặc cùng làm việc với các thành phần khác để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Trong một hệ thống lớn, mỗi module sẽ thực hiện một chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhằm tạo ra sự sắp xếp, quản lý và tương tác, giúp hoàn thiện một tổng thể.
Ví dụ: Một tổ chức, doanh nghiệp sẽ được cấu thành bởi nhiều phòng/ban khác nhau như: Phòng nhân sự, phòng kế toán, phòng marketing, phòng kỹ thuật, v.vv.. Mỗi phòng sẽ tương ứng với một module của doanh nghiệp, có nhiệm vụ và chức năng khác nhau nhưng tương tác qua lại, giúp tối ưu quy trình làm việc và mang lại hiệu quả. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự hoạt động có hiệu quả của các phòng/ban.
Vai trò của module
Vai trò của module là không cố định. Tùy vào từng lĩnh vực cụ thể mà vai trò của module được thể hiện khác nhau. Dưới đây là một số vai trò cơ bản của module:
- Tổ chức và quản lý: Trong một hệ thống, mỗi module sẽ có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Nhờ vậy mà bạn có thể tối ưu việc tổ chức và quản lý, từ đó dễ dàng theo dõi và đưa ra định hướng phát triển cho từng phần riêng lẻ.
- Tùy chỉnh và mở rộng: Các module cho phép bạn mở rộng chức năng của một hệ thống hoặc chương trình bằng cách thêm, thay thế module mới mà không làm ảnh hưởng đến các thành phần khác.
- Phân tách và tích hợp chức năng: Module cho phép bạn phân chia chương trình thành các phần nhỏ hơn và tách biệt chức năng của chúng mà vẫn duy trì được tính có tổ chức. Ngoài ra, module cũng có thể là các thành phần của một hệ thống lớn hơn, được sử dụng với vai trò tích hợp chức năng cụ thể vào một sản phẩm hoàn chỉnh.
- Tạo sự linh hoạt: Khi sử dụng module, bạn được phép thay đổi và cập nhật các thành phần một cách độc lập, từ đó cải thiện hiệu suất và bảo trì dễ dàng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Tái sử dụng: Bằng cách thiết kế module, bạn có thể tái sử dụng trong nhiều dự án khác nhau, ví dụ như tái sử dụng mã nguồn trong thiết kế website. Vai trò này của Module giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức nhưng vẫn duy trì được tính nhất quán của hệ thống.
- Phân cấp trong hệ thống: Khi xây dựng các hệ thống phức tạp, vai trò phân cấp của module sẽ cho phép bạn sắp xếp hệ thống thành nhiều cấp độ khác nhau để quản lý và theo dõi một cách dễ dàng.
- Kiểm tra và gỡ lỗi: Việc phân chia một tổ chức hoặc chương trình thành các module sẽ giúp bạn thuận lợi thực hiện thao tác kiểm tra và gỡ lỗi khi xảy ra bất kỳ vấn đề nào. Đặc biệt, bạn có thể kiểm tra từng module độc lập nhằm đảm bảo tính ổn định và chính xác mà không cần lo lắng về việc làm ảnh hưởng đến những thành phần khác.
Thuật ngữ module trong một số lĩnh vực phổ biến
Sau đây TopCV sẽ giải thích ý nghĩa của module trong một số lĩnh vực phổ biến hiện nay.
Module trong lập trình là gì?
Module trong hoạt động lập trình là một phần của chương trình, được phát triển và duy trì độc lập. Module sẽ chứa các khối mã, biến hoặc hàm có chức năng cụ thể.
Mục tiêu của việc sử dụng module trong lập trình là nhằm tổ chức mã lệnh và tạo sự tách biệt giữa các phần của chương trình, qua đó làm tăng tính tổ chức, quản lý và phát triển. Điều này rất hữu ích khi người lập trình thực hiện các dự án lớn và phức tạp.
Ngoài ra, sử dụng module trong hoạt động lập trình còn giúp bạn tiết kiệm thời gian. Lợi ích này thể hiện ở việc nhân viên lập trình được phép tái sử dụng mã lệnh bằng cách tận dụng lại các module cho nhiều dự án khác nhau.
Trong trường hợp cần kiểm tra và xử lý sự cố, bạn sẽ thực hiện rất dễ dàng. Khi cần sửa đổi hoặc nâng cấp chức năng, người lập trình chỉ cần tập trung vào module tương ứng mà không cần can thiệp vào các thành phần khác.
Còn đối với nhân viên lập trình ở vị trí cao như leader, phó/trưởng phòng, việc sử dụng module sẽ mang lại sự thuận lợi trong việc quản lý nhóm. Nhờ sự phân chia công việc độc lập, các thành viên trong nhóm sẽ tập trung vào từng phần việc cụ thể, từ đó hoàn thành tốt nhất công việc được giao.
>>> Apply ngay việc làm lập trình viên với mức thu nhập hấp dẫn!
Module trong giáo dục là gì?
Trong lĩnh vực giáo dục, khái niệm module được sử dụng rất phổ biến với ý nghĩa dùng để chỉ các đơn vị học tập nhỏ, có chứa nội dung cụ thể nhằm giúp người học tiếp cận kiến thức một cách có hệ thống.
Một module trong giáo dục có thể bao gồm tập hợp các bài giảng, hoạt động thực hành, tài liệu, bài đánh giá và những tài nguyên khác. Tất cả những nội dung này có liên quan đến một chủ đề hoặc nội dung cụ thể của chương trình học.
Trong hoạt động giáo dục, việc sử dụng module không chỉ mang lại lợi ích cho người dạy mà còn cả học sinh, sinh viên. Về cơ bản, sử dụng module trong giáo dục nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
- Tổ chức hoạt động giảng dạy có hiệu quả: Sử dụng module thông qua việc thiết kế bài học thành các phần nhỏ sẽ giúp người dạy tổ chức hoạt động giảng dạy một cách hiệu quả. Đồng thời cách này cũng hỗ trợ các thầy cô giáo quản lý tài liệu giảng dạy dễ dàng hơn.
- Nâng cao hiệu quả học tập: Các module trong giáo dục thường được thiết kế với mục tiêu học tập cụ thể, giúp người học tiếp cận kiến thức hiệu quả hơn. Khi học theo từng module, người học sẽ tập trung vào từng phần của chương trình cho nên dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, hoạt động học tập theo mô hình module cũng thúc đẩy sự tương tác và sáng tạo của người học.
- Thúc đẩy việc tự học và tự quản lý: Các chương trình học thiết kế theo module là nơi giúp học sinh, sinh viên có thể tự quản lý việc học tập của bản thân. Theo đó, người học được chủ động lựa chọn thời gian học, cách thức tiếp cận kiến thức, từ đó có thể hoàn thành chương trình học nhanh hơn.
- Dễ dàng tích hợp nội dung: Khi sử dụng module, người dạy có thể dễ dàng tích hợp nội dung từ nhiều lĩnh vực để giúp người học hiểu sâu, rộng kiến thức cũng như có thêm sự so sánh, liên hệ giữa các khái niệm.
- Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy: Người dạy có thể sử dụng module cho nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, từ bài giảng truyền thống đến hoạt động thực hành, thảo luận nhóm và dự án nghiên cứu. Nhờ đó giáo viên có thể đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao sự hứng thú cho người học.
Có thể thấy, việc sử dụng module trong giáo dục đang trở thành xu hướng, phù hợp với định hướng lấy học sinh làm trung tâm trong hoạt động giáo dục hiện nay. Với những giáo viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục hoặc sinh viên vừa ra trường đang tìm việc làm giáo viên, hiểu về module và biết cách triển khai module trong hoạt động dạy học là một lợi thế. Điều này không chỉ giúp người dạy phát huy tối đa năng lực bản thân mà còn tạo ra cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp giáo dục.
>>> Xem thêm: Sư phạm Tiểu học thi khối nào? Nên học trường nào chất lượng?
Module quản trị hệ thống là gì?
Module quản trị hệ thống là một phần của hệ thống thông tin hoặc phần mềm, có nhiệm vụ quản lý và duy trì hoạt động của toàn hệ thống. Khái niệm này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị mạng, nơi mà việc quản lý, bảo mật và xử lý các vấn đề kỹ thuật đóng một vai trò rất quan trọng.
Trong quản trị hệ thống, module được sử dụng để đạt được các mục tiêu sau đây:
- Quản lý người dùng và quyền truy cập: Các module sẽ bao gồm việc tạo và quản lý tài khoản người dùng, phân quyền truy cập, bảo mật hệ thống để tối ưu hóa quy trình quản trị hệ thống thông tin. Mục tiêu này phù hợp với xu thế công nghệ khi mà việc quản lý dữ liệu người dùng đóng vai trò rất quan trọng trong các tổ chức.
- Bảo trì và khắc phục sự cố: Khi sử dụng module, việc kiểm tra và giải quyết các sự cố, sao lưu dữ liệu cũng như phục hồi hệ thống được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng hơn. Nhờ đó, hệ thống luôn duy trì được tính ổn định và vận hành đúng theo quy trình.
- Giám sát hiệu suất hệ thống: Quản trị hệ thống cũng là một hoạt động giám sát và kiểm soát. Bởi vậy mục tiêu của module quản trị hệ thống cũng sẽ bao gồm hoạt động theo dõi hiệu suất hệ thống, kịp thời phát hiện các sự cố và tiến hành xử lý để đảm bảo hệ thống hoạt động một cách trơn tru nhất.
- Bảo mật và quản lý rủi ro: Module trong quản trị hệ thống sẽ bao gồm các biện pháp bảo mật để đảm bảo an toàn cho hệ thống, trong đó có việc thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu và đối phó với rủi ro rò rỉ thông tin.
Ngoài ra, khi nói đến module quản trị hệ thống bạn cũng có thể hiểu theo khía cạnh là một phần của chương trình học liên quan đến ngành quản trị hệ thống. Đây là một ngành học nghiên cứu về mối quan hệ giữa quá trình hoạt động của doanh nghiệp và các hệ thống thông tin. Với khía cạnh này, các module thường nhằm mục đích cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết giúp người học có thể quản lý và kiểm soát hệ thống thông tin để đảm bảo tổ chức vận hành có hiệu quả.
Hiện nay nhu cầu tuyển dụng những ứng viên có năng lực chuyên môn về quản trị hệ thống là rất lớn. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kết hợp cùng cuộc đua công nghệ diễn ra mạnh mẽ khiến vị trí công việc chuyên viên quản trị hệ thống có sức nóng và được tuyển dụng nhiều. Nếu bạn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị hệ thống và đang tìm kiếm công việc thì hãy applyviệc làm chuyên viên quản trị hệ thốngngay trên TopCV để tiến đến gần hơn với công việc mơ ước.
>>> Xem thêm: Học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì? Mức thu nhập?
Module MM SAP là gì?
Trước khi hiểu về module MM SAP, chúng ta cần hiểu MM SAP là gì.
MM là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Materials management (quản lý hàng hóa – vật liệu). Đây là thành phần chủ chốt về quản lý hàng hóa trong hệ thống phần mềm SAP ERP (Enterprise Resource Planning) – phần mềm hoạch định doanh nghiệp được phát triển bởi công ty SAP của Đức.
Module MM SAP là một module quản lý hoạt động mua hàng, quản lý kho và logistics trong doanh nghiệp. Module này sẽ hỗ trợ người dùng trong việc tối ưu hóa quy trình quản lý vật liệu và giảm thiểu rủi ro, đồng thời cung cấp các dữ liệu tham khảo cần thiết để họ đưa ra những quyết định quan trọng về quản lý hàng hóa.
Module MM SAP có các tính năng nổi bật như sau:
- Quản lý vật liệu: MM SAP cho phép người dùng tạo và quản lý dữ liệu liên quan đến vật liệu như thông tin kỹ thuật, nhà sản xuất, giá cả, v.vv.. Qua đó giúp họ theo dõi, đánh giá sự tiêu hao của vật liệu theo nhu cầu sản xuất.
- Quản lý quá trình mua hàng: MM cho phép bạn quản lý quy trình mua hàng, bắt đầu từ việc tạo yêu cầu mua hàng, xử lý đơn đặt hàng, kiểm tra, đặt hàng đến công đoạn cuối cùng là thanh toán. Từ đó giúp người dùng giảm thiểu các sai sót trong quá trình mua hàng.
- Quản lý tồn kho thông minh: Bằng cách theo dõi các cập nhật về số lượng tồn kho, xuất nhập tồn và kiểm kê tồn kho, MM SAP sẽ giúp người dùng có thêm dữ liệu để đưa ra các quyết định xử lý tồn kho phù hợp.
- Quản lý cung ứng: Module MM SAP sẽ giúp bạn theo dõi và quản lý các thông tin về nhà cung cấp, hợp đồng và sự tương tác với các đối tác cung ứng, từ đó đảm bảo giao hàng đúng thời gian đã thỏa thuận.
- Quản lý giá cả: Thông qua việc theo dõi và quản lý thông tin về giá cả vật liệu và hàng hóa, module MM SAP sẽ giúp người dùng có đầy đủ dữ liệu để hoàn tất các báo cáo về mặt chi phí mà không tốn quá nhiều thời gian tra soát.
- Báo cáo và phân tích: Module MM SAP có cung cấp công cụ báo cáo và phân tích dữ liệu, giúp người dùng có thể theo dõi và đánh giá hiệu suất của hoạt động mua hàng và quản lý kho. Người dùng vì thế dễ dàng tạo báo cáo tùy chỉnh và phân tích để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn cho từng giai đoạn phát triển.
- Dễ dàng tích hợp với các module khác: Module MM SAP có khả năng tích hợp với các module khác trong cùng hệ thống SAP ERP như: sản xuất, tài chính, quản lý chất lượng, v.vv.. Qua đó giúp người dùng có cái nhìn toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp, để đưa ra những điều chỉnh phù hợp với định hướng và mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
- Quản lý dự án: Module MM SAP có tính năng quản lý nguyên vật liệu trong một dự án cụ thể. Vì thế người dùng có thể theo dõi và quản lý độc lập từng dự án một cách minh bạch nhất.
Trong hoạt động kinh doanh, sử dụng module MM SAP là cách để bạn theo dõi các hoạt động liên quan đến quản lý hàng hóa, từ đó tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao hiệu suất. Hiểu về module MM SAP là điều cần thiết đối với những người đang làm việc trong lĩnh vực bán hàng, logistics. Đây không chỉ là giải pháp để bạn hoàn thiện công việc một cách có hiệu quả mà còn là “vũ khí” để bạn tạo ấn tượng với sếp, qua đó xây dựng một lộ trình thăng tiến công việc rõ ràng.
Còn với những bạn có định hướng tìm việc ngành logistics, sự am hiểu về module MM SAP là một lợi thế giúp bạn “ghi điểm” với nhà tuyển dụng khi đưa ra câu trả lời thu hút cho câu hỏi phỏng vấn liên quan đến chuyên môn và kinh nghiệm quản lý, xử lý công việc.
>>> Đừng bỏ qua: Review tất tần tật các vị trí và mức lương ngành Logistics 2023
Python module là gì?
Python module hiểu đơn giản là một đoạn mã trong ngôn ngữ lập trình bậc cao python. Đây là những file có phần mở rộng là “.py”. Các file này sẽ chứa mã python. Việc sắp xếp và đặt tên cho module python sẽ tùy vào cách thiết kế của mỗi lập trình viên.
Ví dụ “topcv.py” được coi là một module trong python. Tên của module này sẽ là topcv.
Trong python, mỗi module là một tập hợp các hàm, biến và lớp được tổ chức lại thành một tệp đơn để tạo ra sự sắp xếp và quản lý mã nguồn có tính tổ chức. Cho nên các lập trình viên khi muốn chia chương trình lớn thành những file nhỏ hơn để thuận lợi trong quản lý và theo dõi thì họ sẽ dùng python module. Ngoài ra, việc sử dụng python module còn mang lại thêm nhiều lợi ích khác:
- Cho phép tái sử dụng: Trong python, module có thể được sử dụng lại cho các chương trình khác nhau nên tăng tính tái sử dụng code.
- Dễ dàng phân loại: Khi sử dụng module, bạn sẽ dễ dàng phân loại vì các kiểu thuộc tính tương tự nhau có thể được đặt trong cùng một module. Lợi ích này đồng thời giúp người lập trình thực hiện thao tác tìm kiếm một cách đơn giản hơn.
- Dễ dàng phát triển và bảo trì chương trình: Việc chia nhỏ đoạn mã có trong chương trình thành các module sẽ giúp bạn thuận tiện khi phát triển và bảo trì nếu không may xảy ra lỗi.
Như vậy, module trong python thực sự đóng một vai trò quan trọng giúp người lập trình sắp xếp, quản lý và tái sử dụng mã nguồn dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc sử dụng module cũng là một cách làm hiệu quả để lập trình viên nâng cao khả năng tư duy và mở rộng, từ đó phát triển năng lực bản thân.
>>> Xem ngay: Việc làm IT xịn dành cho Developer chất với thu nhập cực hấp dẫn
Module trong tin học là gì?
Tin học là lĩnh vực mà thuật ngữ module được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, tùy theo từng ngữ cảnh sử dụng mà ý nghĩa của module trong tin học sẽ được giải thích khác nhau. Sau đây TopCV sẽ cung cấp một số khái niệm liên quan đến module trong lĩnh vực tin học để bạn có thể tham khảo:
- Module trong thiết kế hệ thống: Trong thiết kế hệ thống thuộc lĩnh vực tin học, module được hiểu là một thành phần độc lập có chức năng và nhiệm vụ, góp phần tạo nên một hệ thống lớn hơn. Module có thể bao gồm phần mềm, phần cứng hoặc cả hai. Chúng cũng có thể là các thành phần có chức năng xử lý dữ liệu, quản lý tài nguyên hay khía cạnh khác của hệ thống.
- Module trong mạng máy tính: Trong mạng máy tính, module là một thành phần của hệ thống mạng có nhiệm vụ giao thức truyền thông, quản lý tài nguyên mạng, bảo mật hoặc quản lý kết nối. Mỗi module sẽ thực hiện chức năng độc lập nhưng liên kết với nhau để tạo thành một hệ thống mạng máy tính hoàn chỉnh.
- Module trong học tập môn Tin học: Trong giáo dục và giảng dạy bộ môn Tin học, module được dùng để chỉ một phần nhỏ của chương trình học hoặc nội dung bài học có tính độc lập. Các module được thiết kế riêng biệt, có chứa nội dung, phương pháp giảng dạy và hệ thống công cụ đánh giá, qua đó giúp học sinh tiếp cận kiến thức có hệ thống.
Như vậy, trong lĩnh vực tin học thuật ngữ module có thể tham chiếu đến nhiều khái niệm khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh mà bạn sử dụng.
>>> Đọc thêm: Top 5 các chuyên ngành công nghệ thông tin được săn đón nhiều nhất
Module slider là gì?
Module slider được hiểu là một phần tử hoặc thành phần giao diện, cho phép người dùng xem các nội dung hoặc hình ảnh khác nhau trên một trang web.
Thông thường module slider được sử dụng để hiển thị nhiều hình ảnh hoặc thông tin liên quan ở cùng một vị trí trên trang web. Người dùng có thể chuyển đổi qua lại bằng cách sử dụng các thanh điều hướng khác nhau.
Xét về mặt tính năng, module slider sẽ đảm bảo được các yếu tố sau:
- Trượt tự động: Module slider có thể tự động chuyển đổi giữa các mục nội dung hoặc hình ảnh trên trang web sau một khoảng thời gian cố định.
- Điều khiển trượt: Trên module slider, các nút hoặc thanh công cụ có thể được sử dụng để thay đổi nội dung hiển thị.
- Thiết lập tốc độ trượt: Tính năng này cho phép người dùng điều chỉnh tốc độ trượt hoặc dừng trượt tự động để theo dõi kỹ hơn các thông tin mà họ mong muốn khi có nhu cầu.
- Hiệu ứng trượt: Module slider thường đi kèm với các hiệu ứng chuyển động như fade, slide, zoom và nhiều hiệu ứng khác, từ đó giúp việc chuyển đổi nội dung hoặc hình ảnh trở nên hấp dẫn hơn đối với người dùng.
- Tích hợp thông tin: Module slider có thể hiển thị văn bản, tiêu đề, mô tả hoặc các yếu tố khác cùng với hình ảnh để cung cấp thông tin bổ sung cho người dùng. Qua đó giúp họ gia tăng trải nghiệm trên trang web.
- Phản hồi các tương tác: Một số module slider có tính năng cung cấp phản hồi hoặc hiển thị thời gian để người dùng biết về trạng thái hiện tại và đưa ra các quyết định khác trên trang web.
Tất cả những tính năng này cho thấy việc sử dụng module slider mang lại nhiều lợi ích trong việc tạo ra sự quan tâm và tương tác của người dùng trên trang web. Đặc biệt, module slider còn cung cấp khả năng hiển thị nhiều nội dung quan trọng trong không gian hạn chế nên mang đến những trải nghiệm hấp dẫn hơn cho người dùng.
Các công ty công nghệ, chuyên xây dựng và phát triển website đánh giá rất cao những nhân sự hiểu và triển khai được module slider. Họ sẵn sàng chiêu mộ những ứng viên có kỹ năng chuyên môn này. Bởi vậy, nếu bạn đang ứng tuyển vị trí thiết kế website thì nên tìm hiểu và trau dồi các kiến thức về module slider, vì điều này sẽ mang lại nhiều giá trị, là “điểm cộng” khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng.
Cisco EAP-FAST module là gì?
Cisco EAP-FAST module là một phương thức xác thực và bảo mật trong mạng không dây (Wifi), được phát triển bởi Cisco Systems. Phương thức này được thiết kế để cung cấp một lớp bảo mật mạnh mẽ nhằm mục đích xác thực người dùng khi họ kết nối vào mạng wifi. Từ đó nhằm bảo vệ người dùng trước các cuộc tấn công mạng như giả mạo xác thực, giả mạo lừa đảo.
Một Cisco EAP-FAST module sẽ có các tính năng nổi bật như sau:
- Bảo mật: Tính năng này của EAP-FAST được cung cấp bằng cách tạo ra một tunnel (đường hầm) bảo mật giữa thiết bị kết nối và máy chủ xác thực. Các dữ liệu xác thực sẽ được mã hóa và truyền qua kênh bảo mật này.
- Giữ bí mật cho mật khẩu: Với EAP-FAST, dùng không cần phải chia sẻ mật khẩu thật của họ với điểm truy cập. Thay vào đó, một mật khẩu tự động sẽ được tạo ra và sử dụng cho việc xác thực người dùng.
- Tích hợp với Active Directory: EAP-FAST module có thể tích hợp với cơ sở dữ liệu người dùng như Active Directory – thư mục được Microsoft phát triển cho các mạng sử dụng Windows domain, nhờ đó tạo ra sự thuận tiện trong việc quản lý xác thực.
- Hỗ trợ nhiều phương thức xác thực khác nhau: Module EAP-FAST có khả năng tích hợp với nhiều phương thức xác thực khác nhau như mã hóa mật khẩu (PEAP), mã hóa trung gian (EAP-GTC). Từ đó tạo ra sự đa dạng trong việc xác thực người dùng khi họ kết nối mạng.
Thông thường, nếu người dùng đang sử dụng một sản phẩm của Cisco thì Cisco EAP-FAST module sẽ được cài đặt tự động trên máy tính của họ để đảm bảo an toàn. Còn trong trường hợp người dùng chưa sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của Cisco hoặc chưa từng kết nối với mạng miền, thì module này có thể là một phần mềm độc hại đang ăn cắp tài nguyên của bạn. Lúc này, bạn sẽ cần phải loại bỏ Cisco EAP-FAST module bằng thao tác gỡ bỏ cài đặt như đối với một chương trình thông thường trên máy tính, để đảm bảo an toàn cho dữ liệu.
Module trong lĩnh vực thiết kế website
Module trong lĩnh vực thiết kế website chính là các thành phần được chia theo những chức năng khác nhau với mục đích tạo ra một trang web hoàn chỉnh về mặt cấu trúc và hoạt động có hiệu quả.
Các module trong thiết kế website sẽ được thực hiện bởi người lập trình hoặc người thiết kế web. Hiện nay, khi thiết kế website, người thiết kế sẽ sử dụng các module cơ bản sau đây:
- Module Tìm kiếm: Là module bao gồm các tính năng tìm kiếm nhanh và tìm kiếm nâng cao. Thông qua module này, người dùng có thể tìm kiếm thông tin trên website rất nhanh chóng bằng cách nhập từ khóa vào ô tìm kiếm trên trang web.
- Module Logo: Là module cho phép bạn chủ động thay đổi các thiết kế logo khi có nhu cầu, từ đó giúp tăng độ nhận diện thương hiệu một cách nhanh chóng nhất.
- Module Menu: Là module cho phép nhà quản trị website được quyền sắp xếp các chuyên mục để điều hướng khách hàng đến đúng nội dung hoặc sản phẩm mà họ có nhu cầu. Bên cạnh các chuyên mục lớn, module này còn có thêm những chuyên mục nhỏ giúp khách hàng mở rộng thông tin.
- Module Map: Là module có chức năng giúp người dùng tìm kiếm được vị trí cửa hàng hoặc doanh nghiệp thông qua bản đồ chỉ dẫn trên website. Tính năng này mang lại trải nghiệm tin cậy và chuyên nghiệp cho khách hàng.
- Module Bài viết: Là module giúp nhà quản trị website có thể đăng tải các bài viết liên quan đến lĩnh vực đang kinh doanh. Theo đó, các bài viết sẽ được phân chia theo những chủ đề cụ thể để mang lại sự thuận tiện khi tìm kiếm cho người dùng.
- Module Quảng cáo: Là module cho phép nhà quản trị website đăng các thông tin quảng cáo, chương trình khuyến mãi, v.vv.. để thu hút khách hàng và gia tăng chuyển đổi. Đây là module quan trọng được sử dụng nhiều khi thiết kế các website bán hàng.
- Module Đánh giá: Module này được sử dụng khi thiết kế những trang web bán sản phẩm/dịch vụ giúp bạn thu thập nhanh các phản hồi và nhận xét từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm. Nhờ đó gia tăng sự tin cậy và uy tín cho những sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp trên thị trường.
- Module Đối tác: Là module cho phép hiển thị thông tin về các đối tác nổi bật của doanh nghiệp, qua đó tạo niềm tin và tăng sự uy tín cho thương hiệu.
- Module Liên hệ: Loại module này thường chứa biểu mẫu liên hệ hoặc các thông tin liên hệ khác như số điện thoại, email, địa chỉ, v.vv.. để người dùng có thể gửi tin nhắn/gọi điện thoại hoặc trực tiếp đến trụ sở doanh nghiệp khi cần giải đáp các vấn đề liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
Ngoài các loại module kể trên, tùy vào lĩnh vực hoạt động, một số website sẽ tích hợp thêm những module khác như: module slideshow, module giỏ hàng, module quản lý sản phẩm, v,vv.. Nếu doanh nghiệp của bạn mong muốn thiết web nhiều loại module phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì nên tham khảo tư vấn từ các đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp.
>>> Cập nhật ngay vị trí việc làm UI/UX Designer lương hấp dẫn
Xu hướng phát triển module trong tương lai
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, xu hướng phát triển module trong tương lai được dự đoán sẽ tập trung vào các khối ngành công nghệ, phần mềm và thiết kế website. Bằng việc chú trọng vào nâng cao trải nghiệm người dùng, các module mới sẽ được sử dụng đa dạng hơn và có tích hợp với những công nghệ mới để tối ưu hiệu suất và tăng hiệu quả.
Theo thông tin được đăng tải trên báo Lao động, dữ liệu báo cáo từ GlobalData cho thấy, các xu hướng công nghệ hàng đầu được đầu tư vào năm 2023 sẽ xoay quanh AI, điện toán đám mây, an ninh mạng, metaverse, tiền điện tử, người máy, IoT và điện toán lượng tử. Điều này minh chứng rằng, những module liên quan đến các lĩnh vực này cũng sẽ được khai thác một cách triệt để. Trong đó có thể kể đến như:
- Module tái sử dụng và khả năng kéo thả (Drag-and-Drop): Đây là loại module giúp người thiết kế website tạo ra các trang web nhanh chóng bằng cách chọn và sắp xếp các module theo mong muốn hoặc tái sử dụng những module đã có.
- Module tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI): Là các module có thể tích hợp trí tuệ nhân tạo để tăng trải nghiệm và cung cấp giải pháp thông minh cho người dùng dựa trên dữ liệu và hành vi của chính họ.
- Module chia sẻ và kết nối mạng xã hội: Là các module tạo ra sự liên kết với mạng xã hội, từ đó cho phép người dùng chia sẻ nội dung và tương tác trực tiếp ngay từ trang web hoặc ứng dụng.
- Module tích hợp với Internet of Things (IoT): Với sự phát triển của IoT, các module có thể được phát triển để kết nối và tương tác với những thiết bị cảm biến trong môi trường thực tế.
Trên đây là tất cả thông tin về module là gì và module có ý nghĩa như thế nào trong các lĩnh vực cụ thể. Nhìn chung, xu hướng phát triển module trong tương lai sẽ tập trung vào việc cải thiện và tăng trải nghiệm người dùng. Dù trong bất cứ lĩnh vực nào, việc tích hợp các công nghệ mới vào việc thực hiện module cũng sẽ luôn được tổ chức, doanh nghiệp chú trọng. Đơn cử như lĩnh vực tuyển dụng, các module giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên chất lượng hay ứng viên kết nối nhanh với nhà tuyển dụng cũng được thực hiện theo một quy trình cụ thể để mang lại hiệu quả cao nhất. TopCV – nền tảng công nghệ tuyển dụng có ứng dụng công nghệ AI vào việc kết nối ứng viên với nhà tuyển dụng và ngược lại, là một minh chứng điển hình.
Không chỉ cập nhật liên tục hơn 40 nghìn tin tuyển dụng việc làmđược kiểm định kỹ càng mà TopCV còn hỗ trợ ứng viên tạo CV online miễn phíđể quá trình ứng tuyển trở nên chuyên nghiệp. Từ đó giúp họ tìm kiếm được công việc phù hợp với năng lực bản thân và nhận được một mức thu nhập tương xứng.