Sẽ tới một lúc nào đấy, bạn thấy “ngán tận cổ” công việc mình đang làm; hoặc môi trường bạn làm việc xuất hiện quá nhiều mâu thuẫn; thu nhập bấp bênh; thậm chí bạn không chịu nổi công việc nữa… Đây là thời điểm, bạn sẽ có nhiều động cơ nhảy việc. Tuy nhiên, để tránh cảm thấy áp lực; hoặc tình trạng chật vật không biết làm thế nào để thành công, hãy tránh xa 3 sai lầm không đáng có này khi nhảy việc.
Bi quan và tiêu cực
Không phải ai cũng luôn lạc quan, nhưng nếu bạn đang thấy mình bi quan về tương lai của bản thân; thì đã đến lúc bạn cần lưu ý vài điểm sau. Những ý nghĩ bi quan, suy nghĩ tiêu cực có thể ảnh hưởng không tốt tới hành động của bạn. Với suy nghĩ thiếu lạc quan kiểu như “Sẽ chẳng ai nhận mình đâu…”, bạn sẽ chẳng buồn tính đến chuyện đi tìm một công việc mới.
Có hai dấu hiệu cho thấy suy nghĩ của bạn đang làm ảnh hưởng tới sự tiến bộ của bản thân. Thứ nhất, bạn cảm thấy nản chí, chán chường, thậm chí tuyệt vọng. Thứ hai, bạn không thực hiện hành động để hướng tới mục tiêu.
Một lời khuyên cho bạn trong hoàn cảnh này là dừng lại và lưu ý những gì mình đang suy nghĩ. Hãy viết ra giấy những suy nghĩ của bạn và đọc lại xem; những suy nghĩ đó đang ảnh hưởng ra sao tới cảm giác và hành động của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ bớt bị ám ảnh bởi lối suy nghĩ không có lợi.
Tiếp theo, bạn nên cố gắng tìm ra một phương diện giúp bạn cảm thấy có thêm sức mạnh và động lực. Chẳng hạn gia đình cũng sẽ là một động lực rất lớn. Bạn có thể thay đổi suy nghĩ của mình từ chỗ; “mình không có đủ kinh nghiệm cho công việc này” sang “mình có thể học cách để làm công việc này”. Hãy chọn một cách nghĩ tốt hơn mà bạn thực sự tin tưởng; rồi tìm ra những bằng chứng cho thấy cách nghĩ mới này là thực tế.
Chưa thực sự xác định được bản thân muốn gì
Đây là sai lầm nhiều người mắc phải, thường xảy ra ở thời điểm bắt đầu của quá trình thay đổi. Sai lầm này thường diễn ra theo các bước sau: Trong đầu bạn xuất hiện một ý tưởng nghề nghiệp hấp dẫn. Ban đầu, bạn cảm thấy tràn đầy lạc quan và hy vọng về tương lai của mình. Bạn hạnh phúc hình dung ra tất cả mọi khía cạnh thú vị của nghề.
Sau đó, sự hoài nghi xuất hiện. Bạn bắt đầu tự hỏi nghề này có hợp với mình. Bạn lắng nghe những lời phàn từ người trong cuộc. Bạn lại thấy bạn không đủ khả năng để thực hiện công việc này. Và cuối cùng, bạn thở dài gạch bỏ công việc đó ra khỏi suy nghĩ. Tuần sau, bạn lại bắt đầu một quy trình tương tự với một công việc khác.
Lời khuyên để thoát khỏi tình trạng này là bạn hãy bắt đầu nói chuyện với mọi người và thử nghiệm những ý tưởng của bạn trong thế giới thực. Hãy cho bản thân một cơ hội để làm sáng tỏ nhiều nhất có thể về việc cuộc sống hàng ngày của bạn sẽ như thế nào trong công việc mới mà bạn đang xem xét.
Khi thực hiện giải pháp này, bạn sẽ hiểu chính xác hơn về việc liệu mình có đi đúng hướng hay không. Thêm vào đó, bằng cách kết nối với mọi người trong lĩnh vực mà bạn đang quan tâm, bạn sẽ thiết lập cho mình được một hệ thống các mối quan hệ cho công việc mới.
Lẫn lộn các mục tiêu
Bạn sẽ làm gì khi bạn muốn từ bỏ công việc hiện tại và chuyển sang công việc mới? Hầu hết mọi người khi rơi vào tình huống này đều cảm thấy bối rối. Họ biết là mình muốn thực hiện một thay đổi lớn hơn trong nghề nghiệp; nhưng cũng hiểu rằng mình không thể ngay lập tức nhảy sang một lĩnh vực mới. Suy cho cùng, việc chuyển nghề hoặc nhảy việc cũng sẽ mất một khoảng thời gian để thích nghi. Có thể bạn sẽ phải đi học trở lại, làm việc ở vị trí thấp để lấy kinh nghiệm, hoặc nếm trải những thách thức lớn hơn.
Nhảy việc đồng nghĩa với việc bạn nên tiến tới từ bỏ công việc hiện tại; và tìm kiếm cho mình những cơ hội mới. Trước hết, nếu bạn đã mất công việc cũ; hãy xử lý mục tiêu ngắn hạn là tìm một công việc mới phù hợp với bạn. Sau đó, giải quyết mục tiêu dài hạn để bạn có thể thành công hơn trong công việc.
Tóm lại, nhảy việc hay không là lựa chọn của mỗi người. Và khi đưa ra quyết định, bạn phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Tránh để bản thân mắc phải sai lầm là cách tốt nhất giúp bạn dễ dàng nhập cuộc và tìm kiếm cho mình những cơ hội mới tốt đẹp hơn.