Lương ngành cơ điện tử hiện nay là bao nhiêu? Có cao không?

Trong thời đại công nghiệp 4.0, cách thức con người làm việc và kết nối có nhiều thay đổi. Đa số các doanh nghiệp đều sử dụng các thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất công việc. Chính những điều này là “chất xúc tác” thúc đẩy ngành cơ điện tử trở thành một trong những ngành HOT. Vậy lương ngành cơ điện tử hiện nay là bao nhiêu? Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này ra sao? Cùng BlogTopCV tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về ngành cơ điện tử 

Ngành cơ điện tử là gì? Phù hợp với những ai? 

Ngành cơ điện tử hay kỹ thuật cơ điện tử là một ngành học thuộc khối kỹ thuật, kết hợp chuyên môn của 3 lĩnh vực kỹ thuật cơ khí – kỹ thuật điện tử – công nghệ máy tính. Mục đích của ngành học này là đào tạo nguồn kỹ sư có trình độ chuyên môn cao cấp chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển hệ thống tự động hóa, chế tạo robot và các máy móc công nghệ cao. 

Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, các trường còn đào tạo thêm cho sinh viên ngành cơ điện tử về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm,… để tăng cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Đồng thời, kết nối sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp để lấy thêm kinh nghiệm, chuẩn bị hành trang phát triển công việc trong tương lai.

Nganh-co-dien-tu-la-gi-Ai-phu-hop-lam-trong-nganh-co-dien-tu
Ngành cơ điện tử là gì? Ai phù hợp làm trong ngành cơ điện tử

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành cơ điện tử

Theo Báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tương lai của ngành cơ điện tử được dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Song hành cùng khoa học kỹ thuật, ngành cơ điện tử cũng được xem là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta. 

Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực ngành này ngày càng tăng cao do các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, phòng nghiên cứu,…. cần lượng lớn kỹ sư cơ điện tử để xây dựng và tham gia vận hành máy móc. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành cơ điện tử sẽ có cơ hội làm việc tại các vị trí sau:

  • Kỹ sư thiết kế.
  • Chuyên viên tư vấn công nghệ. 
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển.
  • Quản lý sản xuất.

Cơ hội thăng tiến của ngành này cũng lớn. Theo đó, sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, kỹ sư cơ điện tử có thể thăng tiến trở thành kỹ sư trưởng, trưởng bộ phận, giám đốc kỹ thuật,….

>>> Xem thêm: Ngành cơ điện tử ra trường làm gì, có dễ xin việc lương cao không?

Lương ngành cơ điện tử theo kinh nghiệm làm việc

Mức lương ngành cơ điện tử khá cao so với thị trường, dao động từ 20-30 triệu đồng/tháng đối với cấp kỹ thuật viên. Tuy nhiên, tùy vào kinh nghiệm làm việc và quy mô doanh nghiệp mà mức lương ngành cơ điện tử có sự chệnh lệch. Cụ thể:

  • Với sinh viên mới ra trường ít kinh nghiệm, làm việc tại doanh nghiệp vừa và nhỏ, lương trung bình khoảng 6-7 triệu đồng/tháng. 
  • Sinh mới ra trường, làm việc tại những doanh nghiệp quy mô lớn, thu nhập có thể lên đến 12 triệu đồng/tháng. 
  • Với người có kinh nghiệm từ 1-3 năm, lương trung bình từ 15-18 triệu đồng/tháng. 
  • Với vị trí leader hoặc quản lý, tổng thu nhập dao động từ 20-30 triệu đồng/tháng, chưa bao gồm phụ cấp. 

Như vậy, càng làm việc lâu năm, thăng tiến lên các cấp độ cao như chuyên viên cao cấp, kỹ sư trưởng, quản lý,… mức thu nhập càng tăng cao hơn. 

Muc-luong-chi-tiet-cac-vi-tri-nganh-co-dien-tu
Mức lương chi tiết các vị trí ngành cơ điện tử

>>> Xem thêm: Ngành điện tử công nghiệp là gì? Ra trường làm gì?

Chi tiết mức lương các vị trí ngành cơ điện tử 

Dưới đây là chi tiết lương ngành cơ điện tử theo từng vị trí của ngành, bạn đọc có thể tham khảo:

Lương kỹ sư điện công nghiệp 

Kỹ sư điện công nghiệp là người trực tiếp thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo ổn định cho toàn hệ thống. Ngoài ra, họ còn tiếp nhận và xử lý nhanh các sự cố nhưng vẫn đảm bảo hệ thống điện ổn định, không gây cháy nổ và an toàn cho người dùng. 

Giữ vai trò quan trọng đối với vận hành hệ thống điện nên lương kỹ sư điện công nghiệp khá ổn. Tùy vào tay nghề và thời gian làm việc trong ngành, lương của kỹ sư điện công nghiệp khác nhau. 

  • Sinh viên mới ra trường, mức lương trung bình từ 4-6 triệu đồng/tháng. 
  • Người có kinh nghiệp 1-2 năm, lương dao động từ 7-12 triệu đồng/tháng. 
  • Người có tay nghề cao, thông thạo ngoại ngữ, mức thu nhập có thể cao hơn, lên đến 15-20 triệu đồng/tháng. 
Luong-ky-su-dien-cong-nghiep-kha-cao
Lương kỹ sư điện công nghiệp khá cao

Lương kỹ sư điện viễn thông

Kỹ sư điện viễn thông là một trong những vị trí thuộc ngành cơ điện tử và được nhiều doanh nghiệp lớn “săn đón”. Họ chịu trách nhiệm quản lý, thiết kế lắp đặt và vận hành hệ thông mạng viễn thông. Ngoài ra, kỹ sư viễn thông còn tham gia test phần mềm và viết chương trình cho máy tính, điện thoại di động,…. Đây là một công việc đòi hỏi nhân sự phải có tư duy tốt, đam mê nghiên cứu và biết áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn. 

Tùy vào kinh nghiệm làm việc mà mức lương ngành cơ điện tử cho vị trí kỹ sư điện viễn thông khác nhau. Cụ thể: 

  • Với sinh viên mới ra trường, lương dao động từ 7-8 triệu đồng/tháng. 
  • Những người làm việc từ 2 năm trở lên, mức thu nhập trung bình khoảng 12-15 triệu đồng/tháng. 
  • Với nhân sự làm việc tại công ty, doanh nghiệp nước ngoài, mức lương có thể đạt ngưỡng 40-50 triệu đồng/tháng. 

Lương kỹ thuật viên điện tử 

Kỹ thuật viên điện tử là người trực tiếp giám sát các thiết bị điện tử, đồng thời vẽ sơ đồ, lên danh sách các linh kiện cần thiết để tiến hành thử nghiệm và lắp đặt. Để làm việc tại vị trí này, kỹ thuật viên phải sử dụng thành thạo máy tính, thiết bị điện tử và đọc hiểu sơ đồ đi dây điện. Đặc biệt, kỹ thuật viên điện tử cần có đầu óc linh hoạt để phân tích, nhìn nhận vấn đề, đưa ra phương pháp giải quyết tối ưu và nhanh nhất. 

Quy-mo-khoi-luong-cong-viec-anh-huong-den-luong-ky-thuat-vien-dien-tu
Quy mô, khối lượng công việc ảnh hưởng đến lương kỹ thuật viên điện tử

Tùy vào khối lượng công việc và quy mô doanh nghiệp mà mức lương kỹ thuật viên điện tử được trả khác nhau. Mức lương trung bình dao động từ 11-18 triệu đồng/tháng. Thông thường, kỹ thuật viên điện tử làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, quy mô lớn, thu nhập sẽ cao hơn khi làm việc ở các công ty nhỏ và vừa. 

Lương kỹ sư điện tự động hóa 

Ngành công nghiệp hiện đại hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ kéo theo cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành tự động hóa ngày càng lớn. Trong đó, kỹ sư tự động hóa có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất trong tương lai. 

Làm việc ở vị trí này, nhân sự sẽ tiến hành theo dõi hệ thống, phát hiện những sai sót, trục trặc để đưa ra biện pháp khắc phục nhanh nhất để không ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, kỹ sư tự động hóa còn có trách nhiệm bảo trì, bảo hành máy móc đảm bảo vận hành trơn tru, hạn chế tối đa trục trặc. Thông thường, họ sẽ làm việc ở các dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại như lắp ráp ô tô, vận hành máy tại khu công nghiệp, nhà máy,…. 

Ngành nghề này yêu cầu kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng liên quan cao nên mức lương khá hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Hơn nữa, lượng ứng viên đáp ứng được mong muốn của doanh nghiệp vẫn còn khan hiếm nên mức lương càng hấp dẫn để thu hút nhân sự. Thu nhập của kỹ sư tự động hóa khác nhau tùy vào kinh nghiệm làm việc của mỗi người. Cụ thể: 

  • Sinh viên mới ra trường, chưa có/ít kinh nghiệm, lương trung bình từ 4-9 triệu đồng/tháng. 
  • Với kỹ sư có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên, mức thu nhập dao động từ 9-15 triệu đồng/tháng. 

Lương kỹ sư thiết kế hệ thống điện

Kỹ sư thiết kế hệ thống điện là người làm trong ngành điện, nắm chắc các nguyên tắc kỹ thuật, vật lý và khoa học vật liệu để áp dụng vào nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống từ nhỏ đến lớn như báo động, an ninh, ánh sáng,… Đây được đánh giá là một công việc khá nguy hiểm, chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến an toàn của chính kỹ sư và những người xung quanh. Thế nhưng với mức thu nhập hấp dẫn, vị trí kỹ sư thiết kế hệ thống điện vẫn thu hút nhiều bạn trẻ và ưu tiên những người xuất sắc. 

Ky-su-nganh-co-dien-tu-co-nhieu-co-hoi-viec-lam-trong-tuong-lai
Kỹ sư ngành cơ điện tử có nhiều cơ hôi việc làm trong tương lai

Với sinh viên mới ra trường, mức lương dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng, tùy vào bằng cấp và kết quả thực tập. Làm việc lâu năm, mức lương sẽ tăng dần đến khoảng 20-30 triệu đồng/tháng. 

>>> Xem thêm: Có nên học ngành Điện tử Viễn thông? Tương lai có tốt không?

Các yếu tố ảnh hưởng đến lương ngành cơ điện tử 

Mặc dù lương kỹ sư cơ điện tử khá hấp dẫn và cao hơn so với nhiều ngành khác nhưng không phải ai cũng có cơ hội đạt ngưỡng đó. Bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương của kỹ sư ngành cơ điện tử như: 

  • Kiến thức và năng lực chuyên môn: Đây là một trong những yếu tố quyết định khả năng làm và hoàn thành công việc của kỹ sư ngành cơ điện tử. Thông quá đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá và đưa ra ra mức lương khởi điểm phù hợp.
  • Kinh nghiệm, kỹ năng: Ngoài nắm chắc lý thuyết, nhà tuyển dụng còn quan tâm đến khả năng áp dụng các kiến thức vào thực tế.

Tạm kết 

Đi cùng với sự phát triển công nghệ, cơ điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng và có nhiều tiềm năng phát triển trong những năm tới. Cụ thể, hàng loạt ngành nghề cơ điện tử nằm trong top ngành nhu cầu cao tới rất cao với mức thu nhập hấp dẫn. Hi vọng với những chia sẻ trên của BlogTopCV sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lương ngành cơ điện tử. Đặc biệt những bạn đang có ý định theo học ngành này đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp để theo đuổi đam mê. 

Nếu đang tìm kiếm công việc kỹ sư ngành cơ điện tử, hãy truy cập ngay TopCV để không bỏ lỡ bất kỳ việc làm hấp dẫn nào. Với hơn 80% tin tuyển dụng việc làm kỹ sư cơ điện tử lương cao và các ngành nghề/lĩnh vực khác đều được xác thực trước khi hiển thị trên website nên ứng viên không lo bị lừa đảo. 

Hơn nữa, tìm kiếm việc làm trên TopCV rất nhanh gọn, ứng viên chỉ cần gõ từ khóa về vị trí, kỹ năng của mình vào ô tìm kiếm. Nền tảng sẽ trả kết quả là các vị trí việc làm phù hợp với ứng viên nhất.