Chỉ trong tháng 1 năm 2023, Microsoft, Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, IBM, v.vv.. đã sa thải gần 44.000 nhân viên. Theo số liệu thống kê từ website layoffs.fyi, số lượng nhân sự ngành công nghệ toàn cầu bị sa thải tính đến tháng 1 năm 2023 lên đến con số 83.000 người. Liệu làn sóng sa thải nhân viên công nghệ có ảnh hưởng đến Việt Nam?
Một vài con số về làn sóng sa thải nhân viên công nghệ trên thế giới
Làn sóng sa thải nhân viên công nghệ “ập đến” đầy bất ngờ và đã gây ra cú sốc nặng với không ít người. Nhiều chuyên gia cho rằng đây có thể là động thái nhằm thích ứng với nền kinh tế vĩ mô đầy thách thức sau đại dịch COVID 19.
Đây cũng có thể là hệ quả của việc tuyển dụng ồ ạt trong đại dịch. Nền kinh tế sau đại dịch có nhiều khó khăn cũng là một lý do thúc đẩy các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự.
Bên cạnh đó, sự phát triển “bùng nổ” của trí tuệ nhân tạo (AI) cũng được cho là lý do của làn sóng sa thải nhân viên công nghệ trên thế giới. Theo kết quả một cuộc khảo sát được thực hiện bởi hãng Capterra, 98% giám đốc nhân sự của các công ty nói rằng họ sử dụng thuật toán hoặc phần mềm để thay thế cho một bộ phận nhân sự bị cắt giảm.
Theo thống kê từ layoffs.fyi, chỉ trong đầu năm 2023, có 482 công ty công nghệ đã “tham gia” vào làn sóng sa thải nhân viên với tổng số gần 130.000 nhân viên đã bị sa thải.
Zoom, công ty mẹ của ứng dụng hội đàm video Zoom, đã thông báo sa thải 1.300 nhân sự để thích ứng với nền kinh tế nhiều biến động. Yahoo cũng đã thông báo cắt giảm ngay lập tức 1.000 nhân sự và dự kiến sẽ cắt giảm 20% nhân sự trong thời gian tới.
>> Xem thêm: Gợi ý top 7 các việc lương cao nhất trong ngành IT bạn nên biết
Ngày 9/1, Meta, công ty mẹ của Facebook, cũng đã thông báo sẽ cắt giảm khoảng 11.000 nhân viên (tương đương 13% tổng số nhân sự). Trước đó, vào tháng 10 năm 2022, Microsoft cũng đã sa thải khoảng 1.000 nhân viên.
Cũng bị cuốn vào làn sóng sa thải nhân viên, Twitter đã công bố kế hoạch sa thải đến 50% tổng số nhân viên. Trong khi đó, Amazon cũng có kế hoạch cắt giảm 10.000 nhân viên.
Làn sóng sa thải nhân sự cũng đã lan dần đến Đông Nam Á, trong đó có nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Goto Group (công ty sáp nhập từ Tokopedia và Gojek) đã cắt giảm 12% lực lượng lao động (tương đương với khoảng 1.300 nhân sự).
Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi làn sóng sa thải nhân viên công nghệ?
Những “ông lớn” trong ngành công nghệ như: Alphabet (công ty mẹ của Google), Meta (công ty mẹ của Facebook), Zoom, Amazon, Microsoft, Twitter, Shopee, Zenius, iPrice, v.vv.. đều bị cuốn vào làn sóng sa thải.
Vậy liệu làn sóng sa thải nhân viên công nghệ có ảnh hưởng đến Việt Nam?
Việt Nam ít nhiều chịu tác động từ làn sóng sa thải nhân viên công nghệ trên thế giới. Tuy vậy, xét trên tình hình chung thì thị trường nhân sự trong lĩnh vực công nghệ ở nước ta vẫn đang diễn ra rất sôi nổi.
Nhiều người bất ngờ bị mất việc
Việc tuyển dụng quá “ồ ạt” trong đại dịch COVID 19 đã dẫn đến hậu quả là hàng loạt công ty bắt buộc phải sa thải nhân viên để kịp thích ứng với nền kinh tế sau đại dịch.
Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp trong nước, chủ yếu là các doanh nghiệp outsourcing, bị ảnh hưởng đáng kể, dẫn đến phải cắt giảm nhân sự để tái cơ cấu. Nhiều nhân sự bất ngờ bị mất việc. Kéo theo đó là sự cạnh tranh khi tìm kiếm công việc mới.
Ngành IT Việt Nam vẫn đang khát lao động chất lượng cao
Tuy rằng ngành IT Việt Nam cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng từ làn sóng sa thải nhân viên trên thế giới, nhưng nếu bạn có năng lực, bạn vẫn sẽ có được một công việc ưng ý.
Trên thực tế, đầu năm 2023, các công ty công nghệ ở Việt Nam không hề cho thấy dấu hiệu sẽ sa thải nhân sự hàng loạt. Ngược lại, thị trường nhân sự công nghệ tại nước ta vẫn đang diễn ra rất sôi động.
Hiện nay, tất cả các ngành đều ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân viên IT, đặc biệt là nhân viên IT chất lượng cao vẫn đang “nở rộ”.
>>> Tham khảo bài viết: Bạn bị sa thải? Trả lời phỏng vấn như thế nào cho khéo?
Thị trường tuyển dụng nhân sự công nghệ có tính cạnh tranh cao
Trước xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đặc biệt là sự “bùng nổ” của trí tuệ nhân tạo, các doanh nghiệp trong tất cả các ngành đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự IT.
Bên cạnh đó, nền kinh tế sau đại dịch nhiều thách thức và biến động dẫn đến việc các doanh nghiệp đều ưu tiên tuyển dụng nhân sự chất lượng cao. Vì vậy, để tìm kiếm được những cơ hội việc làm tốt, nhân sự trong ngành IT cần phải nâng cao trình độ của bản thân, liên tục trau dồi và cập nhật kiến thức thức, kỹ năng chuyên môn.
Đồng thời, nhân sự ngành IT cũng cần phải bồi dưỡng các kỹ năng mềm như: Ngoại ngữ, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng học hỏi và thích nghi, v.vv.. để sẵn sàng đối phó với làn sóng sa thải (nếu có) trong tương lai.
>>> Tham khảo bài viết: Top 8 cách xin nghỉ việc khôn ngoan bạn cần biết để không mất lòng Sếp
Như vậy, thị trường nhân sự IT Việt Nam vẫn đứng trước làn sóng sa thải nhân viên công nghệ trên thế giới. Khi mà Meta, Twitter, Google và rất nhiều tập đoàn công nghệ lớn đang vướng phải “bão” sa thải nhân viên thì ngược lại thị trường lao động và việc làm IT ở nước ta vẫn rất sôi nổi. Tuy nhiên, nhân sự ngành IT cần phải nỗ lực trau dồi và nâng cao trình độ bản thân nếu như không muốn nhanh chóng bị đào thải bởi sự cạnh tranh khắc nghiệt trong ngành.