Trả lời một cách thẳng thừng cho câu hỏi trên: Bạn không thể. Bạn thật sự không cần thiết hoặc nhờ bất kỳ ai thú nhận thông tin rằng bạn bị sa thải từ công việc trước đó. Không có quy định nào yêu cầu bạn phải nêu lý do tại sao rời bỏ chức vụ cũ. Vì nó thường được tự hiểu là bạn thôi việc cũ để có những triển vọng tốt hơn.
Tuy vậy, một số công ty khi đi tuyển việc sẽ có một cột hỏi “lý do rời bỏ công việc cũ”. Khi bạn phải đối mặt với câu hỏi trực tiếp này, hãy nói sự thật.
Kịch bản số 1: Cắt giảm biên chế
Bạn bị sa thải vì công ty cắt giảm biên chế. Viết ra sự thật – cắt giảm biên chế nghĩa là nhân viên sẽ bị mất việc làm. Và điều đó không có nghĩa là bạn không xứng đáng với công việc. Hãy tỏ ra bình thản khi nói ra điều ấy. Nhớ là đừng nên để sự cay đắng và mỉa mai trong giọng nói. Hãy kết thúc một cách thành thực và thể hiện sự tự tin rằng kỹ năng và kinh nghiệm có giá trị cho công việc sắp tới.
Kịch bản số 2: Không tìm thấy mục tiêu chung
Bạn bị sa thải vì những mâu thuẫn nội bộ. Có xích mích với đồng nghiệp hay cấp trên. Không tìm thấy mục tiêu chung là cách trả lời thích hợp. Câu trả lời cần khách quan, lãnh đạm, không có bất kỳ sự gay gắt nào.
Sếp/ đồng nghiệp và bạn không đồng tình trong một số vấn đề. Bạn tôn trọng điều đó và quyết định ra đi để phát triển. Nhẹ nhàng giải thích rằng kinh nghiệm này dạy cho bạn cách xử sự với người khác. Đừng cố làm rõ hay kể lể về chi tiết vấn đề. Chỉ nên nhấn mạnh rằng nếu trong tương lai lại gặp phải trường hợp tương tự thì bạn sẽ giải quyết theo cách khác.
Kịch bản số 3: Không đạt được kỳ vọng làm việc.
Nếu bạn bị sa thải vì lý do cẩu thả, hiệu quả kém, hay bất phục tùng…. Đây là một trường hợp nhạy cảm. Vì phần lớn nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu thông tin phản hồi từ người chủ cũ. Vì vậy bạn cần phải kể đúng sự thật. Và sử dụng chính cơ hội này để kể “câu chuyện về phía bạn”. Để làm cho nó càng tích cực càng tốt.
Chấp nhận những khuyết điểm nhưng hãy nêu ra hoàn cảnh của bạn. ( Ví dụ như nhiệm vụ khó hoặc nhiều “hạn chót” trong khi phụ trách những công việc khác nhau; hay rào cản giao tiếp; hoặc bị báo cáo sai sự thật bởi người giám sát,….) Tránh các chi tiết nhạy cảm, chỉ nói những ý quan trọng và khi kết thúc.
Nhớ nhấn mạnh rằng bạn đã học được rất nhiều từ bài học mà bạn đã phải trả một chi phí đắt đó, và nó cũng khiến bạn trở thành một nhân viên tốt hơn. Hãy thẳng thắn và khách quan. Không bao giờ chê trách hay đổ lỗi cho bất kỳ ai. Hãy thể hiện triển vọng tích cực và khả năng xoay chuyển khi đối mặt với những nghịch cảnh.
Không show 100% sự thật nhưng cũng không nên nói dối
Bị sa thải là điều tổn thương, và thậm chí còn tổn thương hơn khi phải viết hay nói về nó. Mặc dù vậy, mặc kệ rằng nó có bao nhiêu cám dỗ, bạn nên tránh việc nói dối. 9/10 nhà tuyển dụng sẽ hỏi sếp cũ của bạn như một hình thức của việc tham khảo ý kiến. Bạn không nên bị phát hiện là đã nói dối, vì nó sẽ phá hủy mọi nền tảng trong việc làm mới của bạn. Thay vào đó, hãy can đảm và đối mặt với tình huống một cách thằng thắn. Ngay khi bạn tập trung vào tương lai, thể hiện rằng bạn đã học được bài học từ kinh nghiệm trong quá khứ, người tuyển dụng sẽ coi những kinh nghiệm trong quá khứ của bạn như là một sức mạnh hơn là yếu điểm. Khi được hỏi về vấn đề tương tự trong buổi phỏng vấn, hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bản thân- vì ngôn ngữ cơ thể gây ấn tượng và tác dụng nhanh hơn so với những lời mà bạn nói.
Thi Anh (dịch)