Bí kíp sinh tồn nơi công sở: Làm sao để từ chối sếp sai vặt?

làm sao để từ chối sếp sai vặt
làm sao để từ chối sếp sai vặt Blog TopCV

Sai vặt nơi công sở không hề hiếm thấy ở các công ty, không ít người đi làm gặp phải tình huống bị sai vặt từ cấp trên và sai vặt từ đồng nghiệp. Bị sai vặt quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và hiệu quả công việc. Do đó, bạn cần biết cách nói “không” trước những lời sai vặt. Vậy làm sao để từ chối sếp sai vặt? Cùng BlogTopCV tìm ra câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

Thế nào là sai vặt nơi công sở?

Thông thường, chúng ta hiểu sai vặt nơi công sở có nghĩa là cấp trên hoặc đồng nghiệp “nhờ” bạn làm một điều gì đó nằm ngoài công việc. Chẳng hạn, bạn làm việc trong bộ phận Kế toán nhưng cấp trên lại “nhờ” bạn trông nom con nhỏ, bạn đang làm việc nhưng Sếp lại nhờ bạn đi mua cafe hộ cũng là sai vặt.

sai vặt nơi công sở
Sai vặt nơi công sở là một hiện tượng khá phổ biến

Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp, sự “nhờ vả” đó không phải là sai vặt. Ví dụ, bạn cần scan tài liệu và sếp “nhờ” bạn scan thêm một phần tài liệu. Hoặc khi bạn mua đồ và đồng nghiệp “nhờ” bạn mua thêm một phần thì đó cũng không phải là sai vặt.

Sai vặt nơi công sở mang lại những sự khó chịu nhất định, tuy vậy bạn cần bình tĩnh và nhìn nhận đúng tính chất của những sự “nhờ vả” đến từ sếp và đồng nghiệp để không làm mất hòa khí giữa đôi bên.

Xem thêm: Môi trường làm việc là gì? Tiêu chí đánh giá môi trường làm việc lý tưởng

Tại sao phải từ chối khi bị sai vặt?

Nếu không quá bận rộn, bạn hoàn toàn có thể giúp đỡ sếp hoặc đồng nghiệp trong công ty. Điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với sếp và đồng nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc và chỉ nên đồng ý giúp đỡ những việc nằm trong khả năng của bản thân.

Nếu bạn đang bận rộn nhưng sếp hoặc đồng nghiệp lại “sai vặt” những công việc không thuộc chức trách của bản thân hoặc mất quá nhiều thời gian để thực hiện thì bạn nên thẳng thắn từ chối.

Bạn nên tạo ra giới hạn cho mọi sự “nhờ vả” để sếp và đồng nghiệp hiểu rằng bạn không có nghĩa vụ phải làm tất cả mọi việc. Bạn sẵn sàng giúp đỡ họ, tuy nhiên mọi thứ nên có điểm dừng.

Trong nhiều trường hợp, bạn cần thẳng thắn đưa ra lời từ chối để tránh cho những việc sai vặt ảnh hưởng đến tâm trạng và năng suất làm việc của bản thân. Tuy vậy, bạn cần từ chối một cách khéo léo để không khiến mối quan hệ giữa đôi bên có dấu hiệu “rạn nứt”.

bận rộn với công việc
Hãy từ chối khi bạn đang quá bận rộn với công việc

Làm sao để từ chối Sếp sai vặt một cách khéo léo?

Việc từ chối Sếp có thể sẽ là một “thử thách” và nếu bạn không khéo léo sẽ để lại những “hậu quả” khó lường. Bạn cần thể hiện sự tôn trọng và tinh thần hợp tác, nhưng cũng cần giữ vững giới hạn của bản thân mình. Vậy làm thế nào để từ chối sếp sai vặt một cách khéo léo?

Không vội nói lời từ chối

Một số bạn cho rằng mình chỉ cần làm tốt công việc của bản thân và khá “nhạy cảm” với những lời “nhờ vả” nơi công sở. Tuy nhiên, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc là điều cần thiết trong môi trường làm việc.

Bên cạnh đó, giúp đỡ sếp và đồng nghiệp cũng tạo thiện cảm với họ và bạn có thể sẽ nhận lại những sự giúp đỡ khi cần thiết. Do đó, đừng vội vàng nói lời từ chối khi sếp hoặc đồng nghiệp “nhờ vả”.

giúp đỡ đồng nghiệp
Đôi khi bạn nên dành thời gian để giúp đỡ sếp và đồng nghiệp

Đặt ra giới hạn riêng của bản thân

Nếu bạn đang bận rộn với công việc, cần tập trung hoặc bạn cảm thấy tần suất bị sai vặt ngày càng nhiều, hãy thẳng thắn từ chối và nói ra suy nghĩ của bản thân.

Để tránh tình trạng bị sai vặt thường xuyên, bạn cần đặt ra giới hạn riêng của bản thân. Điều này có nghĩa là bạn phải hiểu rõ khi nào có thể giúp đỡ và khi nào cần từ chối.

đặt ra giới hạn cho bản thân
Bạn cần kiên trì với giới hạn của bản thân để nhận được sự tôn trọng từ đồng nghiệp

Nếu đồng nghiệp hoặc sếp sai vặt quá nhiều lần, bạn có thể nói rằng mình cần tập trung hoàn thành công việc hoặc nói rõ bạn đang phải thực hiện một công việc được cấp trên giao phó.

Hãy cố gắng sử dụng ngôn ngữ lịch sự và cách nói chuyện khéo léo. Sau một vài lần, đồng nghiệp hoặc sếp sẽ hiểu rằng bạn có những giới hạn nhất định và không muốn bị sai vặt quá nhiều.

Không cả nể

Tâm lý “cả nể” xuất hiện ở rất nhiều nhân viên, đặc biệt là các nhân viên mới. Sự “cả nể” ở nơi công sở có thể khiến tần suất bạn bị sai vặt ngày càng nhiều.

“Cả nể” ở đây có nghĩa là bạn sợ làm phật lòng sếp hoặc đồng nghiệp, bạn quá dễ dãi và nhận làm tất cả những công việc được người khác “nhờ vả”, hoặc là bạn quá ngại ngùng, sợ hãi, không dám đấu tranh, không dám từ chối thẳng thừng mặc dù biết mình là người thiệt thòi.

Tuy nhiên, cả nể không phải là một thói quen tốt. Cả nể có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái, thiếu tự tin, áp lực chồng chất. Đặc biệt là bạn sẽ không nhận được sự tôn trọng từ những người khác. Nếu bạn cả nể, bạn sẽ trở thành đối tượng bị sai vặt thường xuyên.

Do đó, hãy học cách nói “không” để tránh bị sai vặt và cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc. Đừng để sự sợ hãi và ngại ngùng trở thành chướng ngại ngăn cản bạn nói ra lời từ chối.

Bạn cũng không cần cảm thấy bản thân ích kỷ khi không giúp đỡ người khác. Hãy nhìn nhận đúng tính chất của sự “nhờ vả” đó và tuân thủ những giới hạn của bản thân.

cả nể
Cả nể sẽ khiến bạn phải chịu nhiều thiệt thòi

Đừng cảm thấy có lỗi

Bạn có rất nhiều công việc và không ai có thể thay thế bạn hoàn thành những công việc đó. Không chỉ dừng lại ở mức độ hoàn thành, bạn cần phải hoàn thành tốt những công việc của mình để chứng tỏ năng lực của bản thân.

Do đó, tâm lý cảm thấy có lỗi khi từ chối giúp đỡ một ai đó là không cần thiết. Từ chối không có nghĩa là bạn cảm thấy khó chịu hoặc không quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp. Đơn giản là bạn cần tập trung để hoàn thành tốt công việc của mình.

làm việc
Hãy ưu tiên hoàn thành công việc của bản thân

Mặt khác, bạn cũng cần từ chối một cách khéo léo. Hãy cố gắng để sếp hoặc đồng nghiệp hiểu những gì bạn truyền đạt và không phá vỡ mối quan hệ giữa hai bên.

Đưa ra lý do chính đáng

Khi bạn muốn từ chối một lời “nhờ vả”, hãy suy nghĩ cẩn thận về một vài khía cạnh như: Tiến độ công việc hiện tại của bản thân, thời gian hoặc tài nguyên cần bỏ ra nếu bạn chấp nhận sự “nhờ vả” đó, v.vv..

Sau đó, hãy đưa ra lý do sao cho hợp lý. Bạn có thể nói về tình trạng công việc của bản thân, nói rằng bạn đang “chạy đua” với deadline, bạn cần ưu tiên một công việc khác, v.vv..

Dù lý do của bạn là gì, hãy trình bày một cách khéo léo và luôn giữ sự tôn trọng với sếp, đồng nghiệp nhé!

tôn trọng đồng nghiệp
Luôn tôn trọng sếp và đồng nghiệp trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Đưa ra giải pháp thay thế

Để từ chối sai vặt một cách khéo léo và gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên, bạn nên đưa ra một giải pháp thay thế.

Điều đầu tiên bạn có thể nghĩ đến đó là tìm kiếm một người khác thay mình thực hiện công việc đó. Tuy nhiên, cần cân nhắc cẩn thận về khả năng và quỹ thời gian của người mà bạn gợi ý, tránh làm phiền hoặc làm ảnh hưởng đến công việc của người đó.

Bạn cũng có thể gợi ý về một thời gian khác nếu lý do từ chối có liên quan đến thời gian. Nếu bạn đang bận rộn tại thời điểm đó, hãy ngỏ ý rằng bạn có thể giúp đỡ sau khi hoàn thành công việc hiện tại.

gợi ý giải pháp
Gợi ý giải pháp thay thế có thể giúp bạn tránh bị sếp ghim

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể đề xuất một phương án khác để hoàn thành công việc mà sếp hoặc đồng nghiệp “nhờ vả”. Hoặc bạn cũng có thể chia sẻ tài liệu, thông tin hữu ích giúp hoàn thành công việc đó.

>> Xem thêm: Xây dựng mối quan hệ là gì? 5 cách xây dựng quan hệ trong công việc

Từ chối khi sếp hoặc đồng nghiệp sai vặt sẽ giúp bạn tập trung hoàn thành tốt công việc của bản thân. Tuy nhiên, trong môi trường công sở, việc nói “không” khi sếp và đồng nghiệp sai vặt không phải lúc nào cũng dễ dàng. Làm sao để từ chối sếp sai vặt và làm thế nào để từ chối một cách tế nhị và vẫn giữ được hòa khí đôi bên cũng cần rất nhiều sự khéo léo trong đó.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của BlogTopCV sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý xử lý những tình huống sai vặt từ cấp trên và đồng nghiệp. Đón đọc những bài thú vị tiếp theo của BlogTopCV tại danh mục chuyện công sở bạn nhé!