Ứng viên ngày nay khác hẳn ngày xưa, đã biết cách dùng hàng trăm nghìn chiêu trò để “che mắt” nhà tuyển dụng, thậm chí có bạn còn tạo “vỏ bọc hoàn hảo” đến khi vào làm thực tế mới …than ôi! Mỗi đợt tuyển dụng diễn ra, không có mẫu CV gửi về thì buồn mà có nhiều bản CV ứng tuyển cũng không vui vẻ chút nào bởi khi đó bạn phải “căng não” ra để lựa chọn ứng viên tiềm năng. Vậy làm sao để không “đánh trượt” nhân tài của công ty.
Những bí kíp dưới đây, các anh chị làm nghề nhân sự lâu năm chia sẻ lại, TopCV có bổ sung thêm một số phương pháp. Tham khảo nhé!
1. Viết Job Description (JD) thật chi tiết
Job Description sẽ xác định được phạm vi kiến thức, kỹ năng, tố chất cần thiết của ứng viên, tuyển được người hay không, đúng người hay không cũng từ JD này. Nó tựa như “kim chỉ nam” cho mọi quyết định tuyển dụng vậy. Vậy nên hãy xây dựng tiêu chí tuyển dụng rõ ràng, có checklists hoàn chỉnh và cân nhắc những thành viên của hội đồng phỏng vấn để đánh giá ứng viên dựa trên những yếu tố cụ thể đó.
Sau khi có bản JD chuẩn chỉnh rồi, hãy làm sao để tạo ấn tượng và thu hút nhiều ứng viên bằng tin tuyển dụng. Đừng nghĩ tin tuyển dụng là vài dòng thông báo trên facebook hay website là xong, viết tin tuyển dụng cũng cần có nghệ thuật.
Xem ngay: Bí quyết viết tin tuyển dụng tăng 300% hồ sơ ứng tuyển
2. Hãy để các quản lý bộ phận tham gia vào quá trình tuyển dụng
Chỉ những ai trực tiếp làm việc hay điều hành mới có những trang bị tốt và hiểu được điều mà công ty cần ở ứng viên. Từ đó dễ dàng đánh giá ứng viên nào sẽ thực sự tiềm năng và phù hợp với vị trí đang được tuyển dụng.
3. Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn phù hợp
Bộ câu hỏi phỏng vấn đóng vai trò cực quan trọng. Bạn muốn biết ứng viên có kỹ năng mềm tốt không, hãy đưa ra bộ câu hỏi xung quanh kỹ năng mềm, đồng thời liên hệ một cách khéo léo tới công việc chuyên môn.
Còn nếu muốn biết ứng viên có thật sự muốn đồng thành cùng công ty hay không, có gắn bó lâu dài hay không, cách làm việc như thế nào, hãy đưa thêm các câu hỏi liên quan tới công ty, kỹ năng kiến thức từng làm việc trong quá khứ.
Tham khảo:
- Bộ 50 câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp
- Top 12 câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh hay
- Bộ câu hỏi và cách đánh giá ứng viên trong vòng phỏng vấn cuối cùng
4. Tập trung vào thành tựu, kinh nghiệm mà ứng viên đã đạt được
Khi phỏng vấn các ứng viên, hãy tập trung vào những thành tựu mà họ đã được được hơn là kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng, nhất là khi đang phỏng vấn cho vị trí Senior, cấp quản lý, trưởng nhóm…
Đừng quên hỏi ứng viên đóng vai trò gì trong quá trình đạt được những thành tựu đó, và rằng họ đã phát triển như thế nào sau mỗi thành tựu đạt được.
Cũng đừng bỏ qua cách ứng viên vượt qua khó khăn trong quá khứ, ví dụ những lúc gặp khó khăn trong công việc ứng viên đó đã ứng xử như thế nào. Chỉ như thế, bạn mới có cái nhìn bao quát hơn về ứng viên.
5. Những người nói năng lưu loát nhất chưa hẳn là ứng viên tiềm năng nhất
Các ứng cử viên với khả năng giao tiếp linh hoạt sẽ có lợi thế hơn hẳn các ứng viên khác, tuy nhiên không hẳn họ là người phù hợp với công việc. Nếu công ty bạn cần tuyển những người “thực chiến” thì nên bỏ qua ứng viên “Nói giỏi hơn làm”. Trong đội nhóm nhiều người nói quá cũng không tốt huống hồ ở quy mô công ty.
6. Ứng viên thiếu sót – Đừng phản ứng thái quá
Trước khi thành công ai mà chẳng phạm sai lầm, chỉ là ít hay nhiều thôi. Vậy nên thay vì phản ứng dữ dội không cần thiết với những lỗi lầm mà ứng viên từng phạm phải, hãy nhìn nó một cách bao dung hơn. Hãy tìm hiểu nguyên nhân cũng như ứng viên đó đã làm gì để khắc phục lỗi lầm và bài học mà ứng viên đã học được sau khi trải qua lỗi lầm đó.
Bí quyết tuyển dụng hiệu quả cuối năm
Cuối năm, nhiều chỉ tiêu cần phải đạt được trong khi đó tâm lý người đi làm không muốn nhảy việc, ở lại chờ thưởng Tết. Bài toán tuyển dụng lần nữa rơi vào bế tắc, làm thế nào để người làm nhân sự vượt qua được một mùa tuyển dụng ảm đạm như vậy?
Xem thêm: Dành cho nhà tuyển dụng