Môi trường đang dần trở thành một lĩnh vực được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Tuy nhiên nhiều bạn chưa hình dung được công việc của một kỹ sư môi trường là gì, phải làm những công việc ra sao. Hãy cùng Blog TopCV tìm hiểu kỹ càng về nghề kỹ sư môi trường trong bài viết dưới đây nhé!
Kỹ sư môi trường là gì?
Kỹ sư môi trường là người giải quyết các vấn đề, tác nhân gây ô nhiễm môi trường bằng việc nghiên cứu, phát triển các công nghệ, hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải, các chất ô nhiễm. Kỹ sư môi trường có thể làm việc tại phòng nghiên cứu, bộ phận kỹ thuật của các công ty chuyên về môi trường, các nhà máy sản xuất hoặc công tác tại các viện nghiên cứu, viện kỹ thuật chuyên về môi trường.
>>> Tham khảo: Những việc làm ngành môi trường HOT nhất
Công việc cụ thể của kỹ sư môi trường là gì?
Lĩnh vực môi trường là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn với rất nhiều mảng khác nhau như nước thải, chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, ô nhiễm dầu khí,… Trong mỗi lĩnh vực, công việc của kỹ sư môi trường chủ yếu xoay quanh việc nghiên cứu, thiết kế thi công và vận hành hệ thống xử lý chất thải
Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế hệ thống xử lý chất thải
Trước khi bắt đầu mỗi công trình xử lý chất thải luôn cần đến kỹ sư nghiên cứu và thiết kế, nhằm đảm bảo hệ thống được xây dựng đúng quy chuẩn lỹ thuật và đạt hiệu quả cao. Công việc chính của kỹ sư nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý chất thải bao gồm:
- Khảo sát các thông tin liên quan đến dự án (mặt bằng, địa hình, nhu cầu xử lý chất thải….), nghiên cứu và phân tích dữ liệu dự án
- Xây dựng phương án kỹ thuật, công nghệ, tư vấn về thiết bị, hệ thống đường ống,… phù hợp với dự án và nhu cầu của khách hàng
- Xây dựng hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công chi tiết cho hệ thống xử lý nước cấp, nước thải dựa trên phương án đã được duyệt
- Thực hiện báo giá, dự toán và bóc tách khối lượng vật tư cho công trình hệ thống
Kỹ sư môi trường phụ trách thi công
Kỹ sư môi trường phụ trách thi công là người tham gia trực tiếp vào quá trình thi công hệ thống xử lý chất thải. Công việc chính của kỹ sư môi trường phụ trách thi công bao gồm:
- Dựa trên hồ sơ thiết kế và bản vẽ thi công chi tiết, phối hợp với kỹ sư thiết kế thực hiện dự toán và bóc tách khối lượng vật tư cho công trình
- Xây dựng phương án thi công, biện pháp thi công chi tiết, chuẩn bị vật tư thi công, tìm kiếm nhà thầu phụ cho từng giai đoạn của công trình
- Chỉ đạo, quản lý, giám sát quá trình thi công xây dựng và lắp đặt các hệ thống xử lý
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng, tiến độ thi công, theo dõi và quản lý tiến độ dự án theo hợp đồng
- Xử lý kịp thời các vướng mắc, sự cố xảy ra tại công trình.
- Tham gia vận hành thử nghiệm, đào tạo chuyển giao công nghệ và bảo trì bảo dưỡng hệ thống
- Lập hồ sơ nghiệm thu công trình với khách hàng, chủ đầu tư và hoàn thiện hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Báo cáo và giải trình công việc mình phụ trách theo định kỳ cho Chỉ huy trưởng của dự án
Kỹ sư vận hành hệ thống xử lý chất thải
Một hệ thống xử lý chất thải sau khi thiết kế và thi công được nghiệm thu hoàn chỉnh sẽ bước vào giai đoạn vận hành chính thức. Lúc này, kỹ sư vận hành sẽ là người trực tiếp thực hiện công tác vận hành và bảo trì hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo chất lượng sản phẩn đầu ra đạt tiêu chuẩn quy định. Công việc của kỹ sư vận hành hệ thống xử lý chất thải bao gồm:
- Kiểm tra thông số đầu vào đủ số lần theo quy định, kiểm tra sự an toàn của máy móc và các trang thiết bị cần thiết trước khi vận hành
- Pha chế hóa chất cho hệ thống; thống kê, ghi chép lại lượng hóa chất và cập nhật lên hệ thống quản lý
- Lấy mẫu và phân tích các mẫu chất thải định kỳ
- Hiệu chỉnh hệ thống kịp thời, giúp tối ưu hóa hiệu quả xử lý của từng công đoạn, đảm bảo các thông số của quá trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn
- Xử lý, khắc phục các sự cố trong quá trình vận hành hệ thống, đảm bảo sự hoạt động trôi chảy không bị gián đoạn của máy móc và chất lượng chất thải
- Theo dõi và đề xuất các vật tư, phụ tùng thay thế cho hệ thống xử lý chất thải.
- Giám sát hệ thống vận hành và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình hoạt động tới bộ phận kỹ thuật, giám sát môi trường để kịp thời khắc phục.
Những yêu cầu công việc đối với vị trí kỹ sư môi trường
Để có thể trở thành một kỹ sư môi trường cần tốt nghiệp các ngành như Kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật Sinh học, Kỹ thuật Hóa học,… và nắm chắc các kiến thức chuyên môn về nước thải, phân tích, giám định hóa – sinh, thiết kế hệ thống xử lý nước thải,… Tùy theo định hướng mà bạn có thể chọn học chuyên sâu vào những nội dung có liên quan nhằm phục vụ cho công việc tương lai. Ngoài những kiến thức chuyên môn, kỹ năng trong công việc như làm việc nhóm, quản lý dự án và khả năng ngoại ngữ sẽ giúp kỹ sư môi trường hoàn thành tốt công việc.
>>> Tham khảo: Những việc làm ngành môi trường HOT nhất 2021
Công việc của kỹ sư môi trường có vất vả không?
Bất cứ một ngành nghề nào cũng có những vất vả riêng, song đối với kỹ sư môi trường, họ thường xuyên phải trực tiếp ra hiện trường, nghiên cứu, khảo sát, trực tiếp thi công; bên cạnh đó là môi trường làm việc tiếp xúc nhiều chất độc hại, hóa chất nguy hiểm,… Những người làm trong lĩnh vực môi trường thường có thêm các khoản phụ cấp cho công việc, do đó mức đãi ngộ cho vị trí kỹ sư môi trường khá cao, dao động từ 15 cho tới 20 triệu đồng/tháng. Mức lương tuyển kỹ sư môi trường mới tốt nghiệp cũng khá cao, ít nhất từ 8-10 triệu đồng/tháng.
>>> Tham khảo: Kỹ sư nông nghiệp là gì? Có nên lựa chọn theo đuổi ngành này
Công việc kỹ sư môi trường tuyển dụng ở đâu?
Các thông tin về việc làm kỹ sư môi trường bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang tin tuyển dụng uy tín, hoặc các hội nhóm liên quan đến lĩnh vực môi trường. Để cập nhật nhanh nhất các thông tin tuyển dụng kỹ sư môi trường tại TPHCM, tuyển dụng kỹ sư môi trường tại Hà Nội cũng như 63 tỉnh thành trên cả nước, bạn nên tìm đến những chuyên trang tuyển dụng chuyên nghiệp như TopCV.
Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu kỹ sư môi trường là gì, bạn đã có thêm kiến thức về công việc trong lĩnh vực môi trường. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm HOT thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm