Nhiều người nghĩ rằng kỹ năng quản lý chỉ cần thiết với những người làm lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu bạn có kỹ năng này thì mọi công việc sẽ trở nên suôn sẻ và thuận tiện hơn rất nhiều dù bạn đang làm việc ở bất kỳ vị trí nào. Ở bài viết này, Blog.TopCV sẽ chia sẻ đến bạn những kỹ năng quản lý quan trọng nhất.
Kỹ năng quản lý là gì?
Trước hết ta hiểu về khái niệm “kỹ năng”. Kỹ năng là khả năng một người có thể vận dụng những kiến thức của bản thân để làm việc gì đó thường xuyên, đạt đến mức thuần thục. Việc vận dụng kỹ năng sẽ giúp ta đạt được kết quả công việc như ý muốn. Kỹ năng không chỉ áp dụng với những hành vi hữu hình như kỹ năng liên quan đến công việc kỹ thuật, lắp ráp, vẽ,… Kỹ năng cũng có thể là về những gì vô hình như cảm xúc, thời gian, giao tiếp,… Nếu chia kỹ năng thành các nhóm kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kỹ năng sinh tồn thì kỹ năng lãnh đạo chính là một kỹ năng mềm.
Kỹ năng về quản lý là việc bạn vận dụng những hiểu biết của bạn thân để sắp xếp, tổ chức, kiểm soát mọi thứ xung quanh. Kỹ năng này giúp bạn vận dụng kiến thức, kinh nghiệm hiện có để giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả nhất. Đây là khái niệm rộng, có thể hiểu theo nhiều cách. Tuy nhiên dù là cách tiếp cận nào thì vai trò của kỹ năng này vẫn rất quan trọng với bất kì ai.
Vai trò của kỹ năng quản lý trong công việc
Có thể kể đến các vai trò của kỹ năng quản lý trong công việc như sau:
- Giúp tạo ra sự thống nhất, rõ ràng trong công việc
- Nhìn ra được định hướng, thấy được mình phải làm gì, thứ tự ưu tiên các công việc như thế nào
- Tổ chức điều phối các nguồn lực, giảm thiểu được sự bất ổn để hướng tới mục tiêu cuối cùng
- Tạo động lực cho bản thân và mọi người xung quanh làm việc hiệu quả hơn
- Tự tạo dựng được môi trường làm việc ổn định, bền vững, hiệu quả
Những kỹ năng quản lý quan trọng nhất
Kỹ năng quản lý công việc
Nếu bạn là người luôn stress và ngập chìm trong công việc, chắc chắn bạn nên tự gỡ rối bằng cách quản lý lại mọi thứ. Kỹ năng quản lý công việc sẽ giúp bạn làm chủ được thời gian. Không những hoàn thành công việc với năng suất cao hơn, hiệu quả hơn mà còn có thêm thời gian để nghỉ ngơi thay vì suốt ngày bù đầu trong hàng “núi” deadline. Vậy bạn cần làm gì để rèn luyện kỹ năng này?
- Lên kế hoạch cụ thể cho từng công việc theo ngày: Trước khi bắt đầu ngày mới hoặc từ tối ngày hôm trước bạn hãy dành ra khoảng 10 phút để lên kế hoạch công việc. Việc này giúp bạn biết mình cần làm những gì và không bị “quên” bất cứ gì. Hãy xếp các đầu mục công việc theo thời gian, theo mức độ ưu tiên tuỳ mục đích. Đại loại việc này như cách bạn viết một to-do-list. Hãy đánh dấu việc nào đã làm xong để theo dõi tiến độ.
- Phân chia công việc cho mọi người: đừng nghĩ “gánh team” sẽ giúp bạn trở thành người hùng. Việc ôm đồm quá nhiều có thể khiến bạn mệt mỏi, quá sức. Hãy luôn có một nhóm hỗ trợ và nên chia sẻ công việc phù hợp với năng lực của mỗi người là rất quan trọng.
- Hãy cho bản thân có thời gian nghỉ ngơi: Nhiều người luôn đắm chìm vào công việc bỏ qua thời gian để đạt được mục tiêu đã đề ra. Đó không phải phương án tồi những hoàn toàn phản khoa học. Quản lý công việc thông minh là biết khi nào nên nghỉ ngơi và biết quan tâm đến sức khoẻ bản thân.
>>> Xem thêm: Kỹ năng quản lý nhóm – nếu thiếu thì khó thành công!
Kỹ năng quản lý tài chính
Quản lý tài chính là thứ khiến nhiều người “đau đầu” nhất. Làm thế nào để chi tiêu hay tiết kiệm hiệu quả? Bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau nhé.
- Đừng quá áp lực trước việc kiếm tiền
- Nên chi tiêu trong khả năng của mình. Hãy tìm những gì mình cần chứ không phải những gì mình muốn
- Thiết lập ngân sách chi tiêu cho bạn thân. Ví dụ như chia làm các mức ngân sách cao – trung bình – thấp. Như vậy sẽ giúp bạn quyết định được mức chi tiêu của mình chứ không phải thắc mắc “nhìn thì ít mà sao tốn nhiều thế”!?
- Tiết kiệm thông minh. Đừng nghĩ càng tích trữ nhiều càng tốt. Hãy đặt ra kế hoạch mình sẽ tiết kiệm bao lâu thì đạt được mức mình mong muốn.
Kỹ năng quản lý cảm xúc
Bên cạnh khả năng về trí tuệ (IQ), trí thông minh về cảm xúc (EQ) cũng rất quan trọng. Việc bạn có kỹ năng quản lý cảm xúc của mình sẽ giúp việc ra quyết định và giao tiếp với mọi người hiệu quả hơn. Nếu bạn làm chủ được cảm xúc của mình đồng nghĩa với việc bạn sẽ có khả năng giao tiếp, lãnh đạo và kiểm soát căng thẳng tốt hơn. Vì thế, để cải thiện kỹ năng này, bạn nên:
- Quan tâm đến cảm xúc của bản thân
- Nắm được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong việc biểu lộ cảm xúc
- Tập kiểm soát chính mình (giữ bình tĩnh, tìm cách giải toả stress, nghĩ kĩ trước khi quyết định…)
- Biết lắng nghe, đồng cảm với mọi người xung quanh
- Tập trung cho điều bạn thực sự đam mê và luôn giữ thái độ tích cực
Kỹ năng quản lý thời gian
Quản lý thời gian hiệu quả có thể làm nên rất nhiều điều khác biệt. Để bắt đầu học cách quản lý thời gian hãy thử làm theo các bước sau đây.
- Sử dụng lịch để bàn để xem ngày và take note
- Ghi chép lại những việc phải làm để sắp xếp một lịch trình rõ ràng và hợp lý nhất. Nên đặt nhắc nhở trên đồng hồ hoặc điện thoại để chắc chắn bạn hoàn thành công việc đúng hạn
- Lên thời gian biểu có cả khoảng thời gian nghỉ ngơi “sạc’ lại năng lượng thay vì chỉ “làm, làm nữa, làm mãi”
- Lên cả thời gian cho những việc đột xuất. Nghĩa là có thêm thời gian cho các công việc trong lịch trình có thể linh hoạt thay đổi khi cần. Tránh để “nước đến chân mới nhảy”
>>> Tin liên quan: Kỹ năng quản lý thời gian là gì? Những phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất
Để rèn luyện được kỹ năng quản lý không phải dễ dàng. Điều này yêu cầu cá nhân mỗi người phải thực sự nghiêm túc, có ý thức hoàn thiện bản thân. Sau biến những mong muốn đó thành hành động. Như vậy mới có thể đạt được mục đích mong muốn. Trên đây chỉ là những kỹ năng quản lý điển hình nhất chứ chưa phải tất cả. Bạn cần phải linh hoạt, chủ động trong việc tìm kiếm và sàng lọc thông tin hơn nữa để có thể có kỹ năng quản lý tốt. Để hỗ trợ điều đó, hãy thường xuyên theo dõi các bài viết hữu ích trên Blog TopCV bạn nhé.
Nguồn ảnh: Sưu tầm