Tìm đúng người, đúng việc luôn là bài toán “đau đầu” với những nhà tuyển dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tạo lập và nâng cao kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng để “gạn đục khơi trong”, tìm đúng nhân tài cho tổ chức. những nhà tuyển dụng đặc biệt là các HR “tay mơ” không thể bỏ lỡ.
Kỹ năng đặt mục tiêu khi phỏng vấn tuyển dụng
Khi làm bất cứ việc gì bạn cũng nên đặt ra mục tiêu. Bạn cần tìm bao nhiêu người, các ứng viên cần thỏa mãn những tiêu chí nào, họ phải có kỹ năng, kiến thức chuyên môn gì, thái độ làm việc của họ phải ra sao. Bạn kỳ vọng ứng viên của mình sẽ đạt được những gì khi làm việc tại vị trí tuyển dụng. Điều này không chỉ là bí quyết lọc CV ứng viên nhanh và hiệu quả nhất cho nhà tuyển dụng mà còn giúp đặt nền móng cho kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng mà bất cứ ai đang tìm việc làm nhân sự cũng cần biết. Việc hiểu rõ mình đang tìm kiếm điều gì sẽ giúp bạn đưa ra những câu hỏi thích hợp cũng như biết mình phải quan sát và cảm nhận điều gì để tìm ứng viên phù hợp. Ví dụ bạn cần chọn một nhân viên sales không yêu cầu quá cao về chuyên môn mà cần có tinh thần học hỏi để đào tạo. Vậy bạn sẽ đặt bộ câu hỏi thiên về tính cách, thái độ thay vì tập trung vào các câu hỏi chuyên môn.
Kỹ năng đặt các câu hỏi phỏng vấn hay nhất
Hỏi-đáp là hoạt động chủ yếu của một buổi phỏng vấn. Đặt câu hỏi là kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng ứng viên cơ bản của một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp. Sau khi đã hiểu rõ mình đang tìm người như thế nào, các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc đặt ra các câu hỏi cho ứng viên. Nhìn chung, các nhóm câu hỏi phỏng vấn chính bao gồm:
Nhóm câu hỏi chung
Đây là những câu hỏi mang tính “thủ tục” để nhà tuyển dụng nắm rõ những thông tin cơ bản của ứng viên. Nhóm câu hỏi chung bao gồm một số câu hỏi như:
- Anh/chị hãy giới thiệu bản thân
- Điểm mạnh/điểm yếu của anh chị là gì?
- Tại sao anh/chị ứng tuyển vào công ty chúng tôi?
- Anh chị có thêm câu hỏi gì không?
Nhóm câu hỏi chuyên môn
Thông thường nhóm câu hỏi về chuyên môn chuyên môn sẽ do trưởng bộ phận hoặc nhân sự có chuyên môn của từng phòng ban đứng ra trực tiếp phỏng vấn. Những câu hỏi chuyên môn do HR đưa ra chỉ mang tính cơ bản có tính chất “lọc” ứng viên.
Nhóm câu hỏi tình huống
Đây là nhóm câu hỏi giúp bạn thấy rõ nhất về kỹ năng và thái độ làm việc của ứng viên. Để đặt được những câu hỏi tình huống hay, khiến ứng viên bộc lộ những điểm nhà tuyển dụng mong muốn, bạn có thể đặt theo các hướng sau:
- Đặt tình huống khó xử trong công việc: khi ứng viên mắc lỗi, chậm deadline…
- Đặt tình huống khó xử trong ứng xử: trong quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên
- Đặt tình huống về hành vi trong quá khứ của ứng viên: Cách đặt câu hỏi này giúp bạn thấy được kinh nghiệm của ứng viên.
Tham khảo: Bộ câu hỏi và cách đánh giá ứng viên trong vòng phỏng vấn cuối cùng
Lắng nghe và Ghi chép – Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng không thể thiếu
Các câu hỏi phỏng vấn hay nhất sẽ trở nên vô nghĩa nếu nhà tuyển dụng thiếu đi kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe những câu trả lời và cả câu hỏi của ứng viên giúp bạn “đọc vị” được họ và đây là kỹ năng phỏng vấn và đánh giá ứng viên quan trọng nhất. Để lắng nghe hiệu quả, các nhà tuyển dụng cần tập trung để nắm được trọng tâm câu trả lời của ứng viên và đừng quên ghi chép lại. Thông thường nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn nhiều ứng viên cho một vị trí, vì thế hãy ghi chép để không nhầm lẫn giữa các ứng viên.
Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng “đắc lực” nhất – Kỹ năng quan sát
Ứng viên không chỉ bộc lộ mình thông qua các câu trả lời, tính cách, thái độ, tác phong của họ còn thể hiện trong những hành động, cử chỉ của họ. Ví dụ một ứng viên có thể nói năng trôi chảy nhưng giọng nói run hoặc tay họ xoắn gấu áo thì bạn có thể thấy họ thực sự chưa tự tin như những gì họ nói. Quan sát chính là nghệ thuật phỏng vấn tuyển dụng thể hiện bạn có phải là một nhà tuyển dụng tinh tế, biết cách nhìn nhận và đánh giá một người hay không. Thông thường kết quả từ sự quan sát sẽ phản ánh trung thực nhất về ứng viên nên nó là kỹ năng phỏng vấn cho nhà tuyển dụng khá “đắc lực”.
Cách tạo phong thái chuyên nghiệp cho nhà tuyển dụng
Nhà tuyển dụng chính là bộ mặt của công ty trong mắt ứng viên. Nhà tuyển dụng có chuyên nghiệp mới tạo cho ứng viên ấn tượng về công ty uy tín.
- Trang phục: Không chỉ ứng viên đi phỏng vấn mới cần chuẩn bị trang phục, nhà tuyển dụng cũng cần ăn mặc phù hợp để tạo phong thái chuyên nghiệp. Hãy ăn mặc lịch sự, nhã nhặn nhưng không nhất thiết phải là sơ mi trắng quần âu đen. Nếu ăn vận quá nghiêm túc, bạn sẽ có vẻ ngoài giống ứng viên, vì thế bạn có thể mặc những thiết kế cách điệu và phóng khoáng hơn nhưng luôn đảm bảo tính lịch sự.
- Xưng hô: bạn-chúng tôi hoặc anh chị/chúng tôi hoặc em-anh/chị với những ứng viên trẻ tuổi. Nếu ứng viên lớn tuổi, bạn nên xưng hô “anh chị – chúng tôi”, hạn chế xưng “em” với ứng viên để tránh ngại ngùng cho đôi bên.
- Nói chậm rãi, đầy đủ ý nhưng không dài dòng: Tâm lý của những HR mới vào nghề cũng lo lắng và “run” không kém ứng viên trong những buổi phỏng vấn đầu. Hãy kiểm soát sự lo lắng của bạn, nói rõ ràng, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề chính để tạo tác phong chuyên nghiệp.
Một số lưu ý cho nhà tuyển dụng mới vào nghề
- Đọc lại CV ứng viên trước buổi phỏng vấn: dù bạn đã đọc CV trước đó thì việc đọc lại vẫn là cần thiết vì “biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng”
- Chuẩn bị sẵn câu hỏi phù hợp với ứng viên
- Tôn trọng ứng viên: Nhiều nhà tuyển dụng kém chuyên cho rằng họ là người thuê nên ở vị trí cao hơn ứng viên. Bạn cần hiểu rõ chúng ta đang trong mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi nên hãy tôn trọng ứng viên như tôn trọng đồng nghiệp của mình.
- Quản lý thời gian: Thời gian phỏng vấn cũng là thời gian làm việc của bạn, hãy sắp xếp hợp lý để tránh mất thời gian đôi bên
>> HR mới vào nghề không thể bỏ lỡ: Không có kinh nghiệm nhân sự, viết CV ra sao?
Muốn tìm việc làm ngành nhân sự, bên cạnh việc chuẩn bị mẫu CV nhân viên nhân sự chuyên nghiệp, bạn còn cần trau dồi và nâng cao kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng để hoàn thành nghiệp vụ. Chúc bạn sớm tìm được những ứng viên ưng ý!