
Cùng với sức mạnh của truyền thông, Influencer càng giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng và trở thành một mục tiêu khai thác trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Vậy bạn đã hiểu influencer là gì và nó khác gì so với KOL? Tất cả sẽ được Blog TopCV giải đáp trong bài viết dưới đây.
Influencer là gì?
Influencer là những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn đến cộng động. Họ có thể là những nghệ sĩ, những nhân vật nổi tiếng trên instagram, youtuber hay là vlogger.
Hiện nay, influencer thường hoạt động nhiều trên các nền tảng mạng xã hội và có lượng follow lớn. Vì vậy, mỗi lời nói hay hành động của họ đều ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và quyết định mua hàng của công chúng. Tận dụng điều này, các thương hiệu và doanh nghiệp đều ưu tiện lựa chọn hình thức influencer marketing để tiếp cận khách hàng và tăng độ tin tưởng của người dùng.

Phân loại Influencer
Theo Follow
Có thể phân loại influencer dựa vào lượng theo dõi. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn thì tỷ lệ người dùng mạng xã hội khác nhau, vì vậy việc phân loại này có thể sẽ có những thay đổi tương ứng. Chúng ta có thể tạm chia các loại influencer theo lượng theo dõi thành 6 cấp độ như sau: Nano Influencer với số lượng người theo dõi từ 1000 – 5000 người, Micro Influencer có 5000 – 25.000 người theo dõi, Small Influencer có 25.000 – 100.000 người theo dõi, Medium Influencer có 100.000 – 500.000 người theo dõi, Macro Influencer thu hút từ 500.000 – 1.000.000 người theo dõi và cao nhất là Mega Influencer với hơn 1.000.000 người theo dõi.
Để đánh giá Influencer dựa trên lượt theo dõi chưa hẳn đó là những người tạo được sức ảnh hưởng lớn. Việc tạo ảnh hưởng phụ thuộc vào mức độ ủng hộ và khả năng thu hút tương tác của công chúng khi influencer đăng tải những nội dung mới. Do vậy, để đánh giá influencer có thực sự phù hợp với chiến lược marketing, ngoài lượt theo dõi bạn còn đánh giá về nhân khẩu học. Trên cơ sở đó xem xét những lượng fans đó có phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu mà thương hiệu đang hướng đến.

Theo nội dung hoạt động
Mỗi influencer có thể được phân loại dựa trên những lĩnh vực nhất định. Họ có thể là Influencer chuyên làm các nội dung về làm đẹp, có người làm về ẩm thực hoặc cũng có người làm thời trang… Tuy nhiên dù làm trong lĩnh vực nào, Influencer cũng không nên chỉ chú ý đến việc tạo các clip thú vị. Bởi thực tế, những nội dung này có thể chỉ tạo được sự thu hút nhất thời, chỉ có những nội dung có chiều sâu thì mới được nhiều người tin tưởng và duy trì được lượng theo dõi ổn định.
Theo độ nổi tiếng
Phân loại influencer theo độ nổi tiếng cũng là một cách được nhiều người lựa chọn. Họ có thể là nghệ sĩ nổi tiếng, ngôi sao truyền hình hay chỉ là một người hoạt động xã hội. Độ nổi tiếng của influencer không chỉ dựa vào lượt theo dõi mà nó còn phải được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác. Chẳng hạn như số lượng tương tác, chất lượng tương tác, cảm xúc tương tác. Nghĩa là sự tương tác đó phải liên quan trực tiếp đến những nội dung mà influencer chia sẻ, họ hào hứng và tán thành với nội dung đó, mức độ tương tác thường xuyên và trung thành…
Phân biệt KOL và Influence
Kênh hoạt động
Trong thời buổi bùng nổ của mạng xã hội Influencer và KOL đều có thể sử dụng mạng xã hội để tương tác. Tuy nhiên, nếu như Influencer được biết đến nhờ việc tạo ra những ảnh hưởng trên mạng xã hội, phần lớn thời gian của họ là sáng tạo các nội dung trên mạng xã hội để thu hút công chúng. Còn KOL lại được biết đến nhờ kỹ năng chuyên môn và mức độ ảnh hưởng trong một lĩnh vực nhất định. KOL dành nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu các lĩnh vực chuyên môn. Họ có thể tham gia mạng xã hội hoặc không nhưng vẫn được nhiều người biết đến. Thậm chí chúng ta dễ dàng bắt gặp KOL trên các các tivi, báo đài hay bất kỳ các phương tiện truyền thông truyền thống khác. Một KOL nếu hoạt động tích cực trên mạng xã hội thì có thể trở thành một KOL Influencer nhưng một Influencer không dễ để trở thành một KOL.
Độ phủ sóng
Influencer là gì? Họ chắc chắn là những người có độ phủ sóng cao. Độ phủ sóng của KOL có thể bị hạn chế trong một khu vực cụ thể, có thể là một thành phố hoặc một quốc gia… nhưng Influencer lại được nhiều người biết đến hơn. Do hoạt động trên mạng xã hội nên Influencer có thể dễ dàng tiếp cận nhiều fans từ nhiều quốc gia, chỉ cần những clip hoặc nội dung mà họ đăng tải thú vị thì có thể dễ dàng thu hút được nhiều người theo dõi.
Khả năng tương tác
Influencer thường là những người trực tiếp tương tác với khách hàng thông qua các tài khoản của họ trên mạng xã hội. Bất kỳ những vấn đề liên quan đều được họ trực tiếp giải đáp, do vậy luôn tạo được sự tin tưởng và gần gũi. Ngược lại, KOL thường chỉ giỏi trong việc nêu ý kiến chuyên môn, còn các vấn đề liên quan đến tương tác họ thường có sự hỗ trợ hoặc ủy quyền cho trợ lý. Vì vậy, với những chiến dịch quảng cáo, việc lựa chọn các KOLs có lượt theo dõi cao chưa hẳn sẽ thu về được lượng tương tác tốt.

Để đánh giá influencer cho các chiến lược marketing không phải là điều dễ dàng. Việc lựa chọn một influencer hay KOL quyết định rất lớn đến mức độ thành công của chiến dịch. Vì vậy, hy vọng những tiêu chí mà chúng tôi nêu trên sẽ giúp các marketer có thể phần nào đưa ra những đánh giá và phân loại Influencer một cách chính xác.
Nếu bạn hứng thú với công việc thách thức nhưng cũng không kém phần thú vị này, hãy tham khảo việc làm ngành marketing tại TopCV hoặc cũng có thể trở thành những Influencer hay KOL nếu bạn thật sự cảm thấy tự tin và sẵn sàng để trở thành những người “có sức ảnh hưởng”.
Nguồn ảnh: Sưu tầm