Hybrid working là gì vẫn đang là vấn đề gây nhiều tò mò cho nhiều người lao động. Sau những năm giãn cách về dịch bệnh cộng với sự phát triển của công nghệ thông tin thời đại mới thì xu hướng làm việc tại nhà kết hợp với lên văn phòng một số ngày nhất định đang trở thành xu hướng. Mô hình này có gì đặc biệt và làm sao để thực hiệu quả, hãy cùng Blog.TopCV tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mô hình hybrid working là gì?
Thời đại 4.0 mở ra rất nhiều cơ hội việc làm lý tưởng cho người lao động. Trong số đó, Hybrid working là một trong số những mô hình làm việc đang trở thành xu hướng trên toàn thế giới.
Hybrid working là mô hình kết hợp giữa làm việc văn phòng và làm việc từ xa. Cách làm việc này cho phép nhân viên linh hoạt lựa chọn thời gian, tối ưu hóa lợi ích của cả doanh nghiệp lẫn bản thân.
Theo khảo sát của rất nhiều người lao động hiện nay trên thế giới, nhân viên cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và được tin tưởng hơn khi làm việc Hybrid. Điều này giúp cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nâng cao hiệu suất, đẩy nhanh tiến độ và kết quả công việc.
Kể từ thời điểm dịch bệnh Covid bùng phát tại Việt Nam, xu hướng làm việc đã có rất nhiều thay đổi. Hầu hết người lao động phải làm việc tại nhà cho đến khi có thể tiếp tục đến văn phòng.
Khi được sử dụng, hybrid working cho thấy nhiều ưu điểm hơn, nâng cao được hiệu suất làm việc, cắt giảm chi phí thuê văn phòng, nâng cấp cơ sở vật chất cho doanh nghiệp. Vì thế mà mô hình làm việc hybrid này ngày càng được nhân rộng một cách chuyên nghiệp hơn.
Những hình thức hybrid working phổ biến nhất hiện nay
Thế giới hiện nay có rất nhiều những mô hình hybrid working khác nhau. Mỗi doanh nghiệp theo đặc thù công việc của mình sẽ tổ chức những mô hình làm việc hybrid riêng để phù hợp nhất với nhân viên.
- Hybrid at-will: Ở đây, nhân viên sẽ là người tự quyết thời gian làm việc, thời điểm nào đến văn phòng, lúc nào làm việc từ xa.
- Hybrid split-week: Với mô hình này thì công ty sẽ xác định cụ thể thời gian và nơi làm việc để phù hợp với từng cá nhân, từng công việc, từng nhóm. Có thể sẽ có 2-3 ngày làm việc cố định tại văn phòng và những ngày còn lại thì nhân viên có thể quyết định.
- Hybrid manager-scheduling: Ở đây, lý lịch làm việc với thời gian, nơi làm việc sẽ được phân bổ theo quản lý trực tiếp.
- Hybrid mix: Mô hình kết linh hoạt 3 phương án kể trên thường dùng trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
>>> Xem thêm: 4 lợi ích khi work from home mà không phải dân công sở nào cũng biết
Vì sao giới trẻ này ngày yêu thích mô hình làm việc hybrid working?
Không phải ngẫu nhiên mà một phương án làm việc tạm thời lúc dịch bệnh như hybrid working lại trở thành xu thế mới trên toàn thế giới. Mô hình này mang đến nhiều lợi ích khiến cả nhân sự lẫn doanh nghiệp đều phải xem xét. Dưới đây hãy cùng tìm hiểu xem hybrid working là gì nhé.
Linh hoạt thời gian, không gian tạo ra hiệu quả làm việc cao hơn
Hybrid working là hình thức làm việc đôi bên cùng có lợi cho cả người lao động lẫn doanh nghiệp. Khi làm việc theo mô hình này, người lao động có thể tự chọn nơi làm việc tùy thích và chỉ lên văn phòng khi cần.
Điều này giúp họ linh hoạt lựa chọn khung giờ mà mình làm việc hiệu quả nhất, giảm áp lực về mặt tinh thần và giúp họ cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhìn chung, hiệu quả của phương thức làm việc thử nghiệm này hiệu quả vượt cả ngoài mong đợi.
Đối với người trẻ Gen Z thì hybrid là mô hình làm việc hiệu quả hơn cả. Thế hệ này có thời gian làm việc hiệu quả khác nhau, có người làm việc tốt hơn vào buổi sáng, có người lại đạt hiệu suất cao hơn vào buổi tối. Việc để cho người lao động tự chọn giờ làm giúp cải thiện năng suất làm việc, giúp họ đạt được hiệu quả công việc cao hơn.
Giảm cô lập xã hội nhưng tăng cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Có một giai đoạn mô hình work from home khiến nhiều người gặp khó vì sự tách biệt với đời sống xã hội. Vừa đúng, hybrid working giải quyết được vấn đề này. Có đến 83% nhân viên cảm thấy hạnh phúc với mô hình làm việc kết hợp này.
Họ cảm thấy được tin tưởng, gắn bó với công việc nhưng không còn cô đơn trong quá trình làm việc. Mô hình hybrid cho phép nhân viên kiểm soát lịch trình làm việc, chủ động sắp xếp thời gian để thực hiện những hoạt động khác giúp thư giãn tinh thần hoặc chăm sóc gia đình.
Tiết kiệm chi phí đi lại và thuê văn phòng, mặt bằng
Hybrid working giúp nhân viên ít đi lại, tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cho vấn đề này. Không chỉ thế, nếu kết hợp tốt, mô hình này còn có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí thuê mặt bằng, văn phòng. Các khoản phí cho thiết bị, trang trí, văn phòng phẩm cũng được tối giản trong thời buổi bão giá này.
Theo một số khảo sát, mô hình làm việc hybrid có thể tiết kiệm đến 30% chi phí thuê văn phòng cho doanh nghiệp. Kinh phí này có thể dùng để đầu tư vào máy móc, thiết bị, nâng cấp chất lượng dịch vụ và đào tạo nhân viên.
Doanh nghiệp tuyển dụng được nhân tài đa quốc gia
Không chỉ tiết kiệm chi phí và mang đến nhiều cơ hội làm việc tự do cho người lao động, hình thức làm việc hybrid còn giúp doanh nghiệp có thể tuyển dụng được nhân tài từ khắp mọi nơi trên thế giới. Họ không còn phải đối mặt với nỗi lo về vấn đề giới hạn nhận sự có chuyên môn phù hợp.
Điều này là một ưu thế lớn cho doanh nghiệp, họ sẽ có một đội ngũ nhân sự chất lượng nhất, đảm bảo hiệu suất làm việc tối đa và có nhiều điều kiện để lên những chiến lược kinh doanh phù hợp trên quy mô toàn thế giới.
Ngoài ra, với xu hướng tuyển dụng theo mô hình hybrid working ngày càng phổ biến, người lao động cũng có thêm nhiều công việc lý tưởng, nguồn thu nhập cao mà không bị giới hạn bởi vị trí địa lý. Một môi trường mở năng động, hứa hẹn nhiều cơ hội giao lưu, kết nối và học hỏi luôn là ước mơ của rất nhiều người trẻ hiện nay.
Hạn chế cần biết của mô hình làm việc hybrid working
Dù có nhiều lợi ích nhưng hybrid working cũng không hề hoàn hảo. Khi áp dụng mô hình này tại nơi làm việc, bạn phải đối diện với những vấn đề sau đây.
Không phải mọi ngành nghề, công việc đều làm hybrid work
Có rất nhiều lĩnh vực, công việc mà chắc chắn hybrid không hề thích hợp. Dưới đây là những ngành nghề khó có thể dùng hybrid working:
- Chủ doanh nghiệp
- Quản lý sản phẩm
- Quản lý dự án hay chương trình truyền hình
- Công nghệ thông tin và bảo mật
- Nhân viên phát triển kinh doanh
Bên cạnh đó, với những ngành cần tiếp xúc trực tiếp và làm việc sát sao như dưới đây thì không dễ dàng áp dụng hybrid work:
- Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp
- Dịch vụ bảo hiểm, du lịch
- Chuyên viên hỗ trợ khách hàng
- Thiết kế, giáo dục, nghệ thuật
- Ngành truyền thông
>>> Xem thêm: 10 bí quyết work from home hiệu quả mùa dịch
Cần những chiến lược ngắn hạn và dài hạn khác nhau
Thách thức hàng đầu của những nhà quản lý doanh nghiệp muốn tổ chức mô hình hybrid working. Họ phải lập kế hoạch về vai trò, nhiệm vụ phù hợp cho từng nhân viên khi làm tại nhà. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải kết hợp tổ chức làm việc từ xa theo cấp độ nhóm.
Ở đây, công ty có thể yêu cầu báo cáo chi tiết về công việc làm theo từng phòng ban. Bên cạnh đó, cũng cần thống nhất ngày lên văn phòng để tiến hành bàn bạc, họp hành, trao đổi, phân công nhiệm vụ thường xuyên để thúc đẩy những kế hoạch chung. Nhìn chung, muốn đưa mô hình hybrid working thì phải có kế hoạch cho từng phòng ban, từng nhân sự cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Làm việc nghiêm túc hơn về cơ chế bảo mật
Nếu muốn hoạt động hybrid working diễn ra hiệu quả thì cần có công cụ hỗ trợ làm việc từ xa và báo cáo tiến độ. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải đầu tư về mặt công nghệ và phần mềm. Nếu ứng dụng hoạt động không hiệu quả thì có thể ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và hiệu suất công việc của nhân viên.
Thiết lập nhiều công cụ hỗ trợ quản lý năng xuất và báo cáo
Nếu hỏi thách thức hàng đầu của hybrid working là gì thì nhiều lãnh đạo công nghệ thông tin sẽ cho rằng đó chính là tính năng bảo mật. Thời đại 4.0 tạo điều kiện cho xu hướng làm việc linh hoạt và tự do hơn.
Tuy nhiên, các nhà quản lý luôn có nhiều lo ngại về vấn đề mạng wifi công cộng có thể gây rò rỉ tài liệu mật của doanh nghiệp. Vì thế, trước khi bắt đầu mô hình làm việc hybrid working cần nghiêm túc xem xét về vấn đề bảo mật dữ liệu một cách toàn diện.
Tạo ra phương tiện giao tiếp giữa quản lý và nhân viên
Việc thống nhất công cụ giao tiếp khi hybrid working là gì luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Khi không làm việc trực tiếp, toàn bộ nhân sự sẽ phải liên lạc, làm việc, giao lưu với nhau qua hệ thống online. Vấn đề của nhà quản lý ở đây là phải đảm bảo toàn bộ nhân sự đều làm việc hiệu quả và nhận được thông báo sớm nhất.
Để tạo ra tính kết nối giữa các nhân viên, cấp quản lý cần phải lắng nghe và tạo ra nhiều hoạt động giao tiếp online định kỳ. Lúc này, tất cả các thành viên đều phải có mặt thông qua ứng dụng để tương tác với nhau. Hybrid working là mô hình làm việc đang trở thành xu thế trong xã hội hiện nay. Đây không chỉ là mô hình cực kỳ lý tưởng cho những lao động gen Z trẻ trung và năng động. Hy vọng những kiến thức trên đây đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi hybrid working là gì. Nếu muốn biết nhiều hơn về thị trường lao động, xu hướng mới trong việc phát triển sự nghiệp hay tìm một việc làm chất lượng thì đừng quên truy cập TOPCV mỗi ngày để không bỏ lỡ diễn biến hấp dẫn nhất.