“Hệ số lương” là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các ngành nghề, đặc biệt là đối với những người đang công tác trong cơ quan nhà nước. Hệ số lương có liên quan trực tiếp đến mức lương thực tế của nhân viên. Vậy hệ số lương là gì? Điều gì ảnh hưởng đến mức lương của nhân viên? Cùng Blog TopCV tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhé!
Hệ số lương là gì?
“Hệ số lương” được biểu hiện cụ thể bằng những con số, biểu hiện cho sự chênh lệch về mức tiền lương giữa các cấp bậc hay vị trí công việc. Hệ số lương có sự khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ, bằng cấp, thâm niên làm việc, v.vv..
Ban đầu, chỉ các cơ quan, đơn vị nhà nước áp dụng hệ số lương để tính toán mức lương thực nhận của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, ngày nay nhiều doanh nghiệp tư nhân cũng áp dụng thang hệ số lương cùng các mức trợ cấp, đãi ngộ khác dành cho nhân viên.
Hệ số lương là một phần quan trọng của thang lương và bảng lương, là cơ sở để tính toán lương và các chế độ phụ cấp khác như: Bảo hiểm xã hội, lương tăng ca, chế độ nghỉ phép, v.vv..
Mỗi nhóm ngành và cấp bậc trong các đơn vị nhà nước sẽ có một khung hệ số lương riêng và được công khai minh bạch. Điều này nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc trả lương cho nhân viên
Đối với các doanh nghiệp tư nhân, hệ số lương của nhân viên được quy định dựa trên trình độ chuyên môn, bằng cấp, cấp bậc chức vụ và đóng góp của họ trong doanh nghiệp. Bộ phận kế toán sẽ sử dụng hệ số lương này để tính lương và các chế độ phụ cấp dành cho nhân viên.
>>> Tham khảo bài viết: Có người đi làm 1 năm lương đã cao bằng 10 năm bạn làm việc: Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ
Hệ số lương cơ bản dành cho công chức, viên chức và giảng viên đại học
Hệ số lương cơ bản là gì?
Mức lương cơ bản, hay còn gọi là lương cơ sở, là mức lương tối thiểu mà một nhân viên có thể nhận được khi làm việc cho một tổ chức. Theo quy định chung, lương cơ bản không bao gồm phụ cấp, khen thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác.
Không có quy định cụ thể về mức lương cơ bản đối với nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. Mức lương cơ bản được quyết định dựa trên thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp và có thể được điều chỉnh theo thời gian.
Lương cơ bản sẽ là cơ sở để tính toán mức lương trọng bảng, các khoản phụ cấp và các chế độ đãi ngộ khác như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, v.vv..
Hiện nay, hệ số lương cơ bản vẫn áp dụng khung 12 bậc được quy định trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Theo đó, hệ số lương được dành cho cán bộ nhân viên sẽ tăng dần từ bậc 1 đến bậc 12.
Cũng theo quy định, mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh và áp dụng từ ngày 1/7/2023. Theo sự thay đổi này, mức lương của từng cấp cũng sẽ có sự thay đổi.
Hiện nay, có 3 bảng hệ số lương chính đang được áp dụng, bao gồm: Bảng hệ số dành cho công chức, viên chức và giảng viên đang công tại các trường đại học.
Quy định hệ số lương dành cho công chức
Theo Luật cán bộ, công chức sửa đổi năm 2019 quy định: Công chức là cán bộ, nhân viên được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế.
Đối với công chức, hệ số lương có sự khác nhau theo 6 nhóm ngạch phân loại công chức, bao gồm:
- Công chức loại A3.
- Công chức loại A2.
- Công chức loại A1.
- Công chức loại A0.
- Công chức loại B.
- Công chức loại C.
Hệ số lương thấp nhất áp dụng cho Công chức loại C bậc 1 là 1,65 (tương đương với 2.970.000 đồng, bắt đầu áp dụng từ ngày 01/7/2023). Trong khi đó, Công chức loại A3.1 bậc 6 được hưởng mức hệ số lương cao nhất lên tới 8,00 (tương đương với 14.400.000 đồng, bắt đầu áp dụng từ ngày 01/7/2023).
Quy định hệ số lương dành cho viên chức
Cũng theo quy định của Luật cán bộ công chức năm 2019, viên chức được xác định là những cán bộ nhân viên được tuyển dụng vào các vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Lương của viên chức cũng áp dụng bảng hệ số lương, trong đó hệ số lương của viên chức có sự khác nhau theo 6 nhóm ngạch chính, bao gồm:
- Viên chức loại A3.
- Viên chức loại A2.
- Viên chức loại A1.
- Viên chức loại A0.
- Viên chức loại B.
- Viên chức loại C.
Viên chức loại A3.1 bậc 6 hưởng hệ số lương cao nhất và đạt mức 8,00 (tương ứng với 14,400,000 và bắt đầu áp dụng từ ngày 01/7/2023). Trong khi đó, hệ số lương thấp nhất là của viên chức loại C1, chỉ đạt mức 1,65 (tương ứng với 2,970,000 và bắt đầu áp dụng từ ngày 01/7/2023).
Quy định hệ số lương dành cho giảng viên đại học
Theo Luật Giáo dục Đại học được sửa đổi và bổ sung năm 2018, các chức danh bao gồm: Giảng viên, giảng viên chính, trợ giảng, giáo sư, phó giáo sư đều được gọi chung là “giảng viên”.
Giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học công lập được phân loại thành 4 hạng, bao gồm:
- Giảng viên cao cấp hạng I.
- Giảng viên chính hạng II.
- Giảng viên hạng III.
- Trợ giảng hạng III.
Giảng viên cao cấp được coi là cấp bậc cao nhất. Hệ thống này được quy định bởi Luật Giáo dục Đại học được sửa đổi và bổ sung vào năm 2018. Theo đó, giảng viên cao cấp bậc 6 được hưởng hệ số lương cao nhất, đạt mức 8,00 (tương đương với 14,400,000 và bắt đầu áp dụng từ ngày 01/7/2023).
Trong khi đó, giảng viên bậc 1 và trợ giảng bậc 1 được hưởng hệ số lương thấp nhất, chỉ đạt mức 2,34 (tương đương với 4,212,000 và bắt đầu áp dụng từ ngày 01/7/2023).
>>> Tham khảo bài viết: Bậc lương giảng viên đại học: Những điều có thể bạn chưa biết
Cập nhật cách tính lương theo hệ số lương mới nhất
Theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ban hành ngày 14/5/2013, một quy định chung về thanh lương và bảng lương sẽ được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của nhà nước và ngoài nhà nước.
Theo đó, thống nhất cách tính mức lương hiện hưởng theo hệ số lương như sau:
Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó, mức lương cơ sở có thể được điều chỉnh dựa trên tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Hệ số lương hiện hưởng có sự phân biệt dựa trên nhóm cấp bậc. Thông thường, mỗi năm có 1 lần điều chỉnh mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/ tháng và được áp dụng đến hết ngày 30/6/2023. Dự kiến, lần điều chỉnh mức lương cơ sở tiếp theo là ngày 1/07/2023 với mức lương cơ sở mới sẽ là 1.800.000 đồng/ tháng.
Người lao động còn có thể được nhận thêm các khoản phụ cấp khác, bao gồm:
- Phụ cấp chức vụ
- Phụ cấp thâm niên
- Phụ cấp khu vực (nếu đang công tác tại vùng sâu, vùng xa hoặc vùng có điều kiện khó khăn).
- Phụ cấp đặc biệt (nếu đang công tác tại khu vực hải đảo, biên giới).
Ngoài ra còn có nhiều loại phụ cấp khác tùy thuộc vào từng trường hợp và áp dụng với các đối tượng khác nhau.
>>> Tính lương Gross sang Net và ngược lại với công cụ tính lương Gross sang Net của TopCV
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của nhân viên
Có rất nhiều yếu tố tác động đến mức lương của nhân viên. Việc hiểu rõ những yếu tố này là điều cần thiết để cả chủ doanh nghiệp và người lao động có thể đạt được thỏa thuận thống nhất về mức lương.
Vậy đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của nhân viên?
Biến động của thị trường lao động
Nếu nhu cầu việc làm trên thị trường lao động cao hơn so với số lượng ứng viên đủ điều kiện, nhà tuyển dụng sẽ phải trả mức lương cao hơn nếu muốn thu hút và giữ chân nhân tài.
Ngược lại, nếu số lượng người tìm việc làm nhiều hơn số việc làm có sẵn, nhà tuyển dụng có thể đưa ra mức lương thấp hơn do thiếu sự cạnh tranh cho các vị trí tuyển dụng.
Đặc thù công việc
Một yếu tố khác có tầm quan trọng không kém và ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động là tính chất đặc thù của công việc. Những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức và nỗ lực thể chất hơn thường sẽ được trả lương cao hơn. Các công việc yêu cầu giáo dục hoặc đào tạo nhiều hơn cũng thường có mức lương cao hơn.
Ngoài ra, các công việc có rủi ro hoặc liên đới nhiều trách nhiệm hơn, chẳng hạn như các vị trí thực thi pháp luật, quản lý, v.vv.. cũng có thể được trả mức lương cao hơn.
Một yếu tố khác cũng cần được đề cập đến đó là ngành hoặc lĩnh vực công việc. Người lao động trong các ngành công nghệ hoặc tài chính thường được trả lương cao hơn do yêu cầu cao về kỹ năng chuyên môn và trình độ học vấn. Ngược lại, người lao động trong ngành bán lẻ hoặc dịch vụ sẽ nhận được mức lương thấp hơn do yêu cầu thấp hơn về kỹ năng và trình độ học vấn.
Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của nhân viên cũng có thể ảnh hưởng đến tiền lương họ nhận được. Nhân viên với trình độ học vấn cao sẽ nhận được mức lương cao. Tuy nhiên, đây không phải là một quy tắc tuyệt đối và tác động của trình độ học vấn đến tiền lương có thể khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau.
Trong một số ngành nghề, trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng đặc thù lại là những yếu tố chính tác động đến mức lương của người lao động.
Kinh nghiệm làm việc
Những người có kinh nghiệm làm việc lâu hơn sẽ nhận được mức lương cao hơn so với những người mới vào ngành. Điều này là do kinh nghiệm làm việc phong phú chứng minh được chuyên môn và thái độ làm việc của nhân viên.
Người sử dụng lao động thường xem xét kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn cùng với một số yếu tố khác để xác định mức lương trả cho nhân viên.
Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
Nguồn lực tài chính cũng là một yếu tố tác động đến mức lương mà doanh nghiệp có thể trả cho nhân viên. Doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định sẽ có nhiều khả năng chi trả mức lương và lợi ích tốt hơn cho nhân viên. Ngược lại, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính có thể sẽ không chi trả mức lương tương xứng cho nhân viên.
>>> Tham khảo bài viết: Hướng dẫn xây dựng quy chế lương thưởng, phụ cấp đối với mỗi doanh nghiệp
Vậy là Blog TopCV đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về hệ số lương là gì, hệ số lương cơ bản là gì, cách tính lương theo hệ số lương và những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đã có được góc nhìn khái quát về tiền lương nhân viên. Tìm đọc thêm nhiều bài viết khác liên quan đến tiền lương và các chế độ phúc lợi khác dành cho nhân viên tại Blog TopCV nhé!